Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 21/06/2023

12 cách cai tật mút tay dứt điểm cho bé cực kỳ hiệu quả

12 cách cai tật mút tay dứt điểm cho bé cực kỳ hiệu quả
Bé cưng ở nhà hay ở nhà hay mút tay. Tuy nhiên việc mút tay nhiều sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe bé.

Chính vì vậy, MarryBaby sẽ đem đến 12 cách cai mút tay cho bé sơ sinh vô cùng hiệu quả. Nhưng trước khi tìm hiểu cách cai mút tay cho bé, mẹ cũng cần biết vì sao trẻ hay mút tay.

1. Vì sao trẻ mút tay? Trẻ mút tay có ý nghĩa gì?

Trẻ thích mút tay là vì đó là cách thể hiện mình đang đói bụng. Do đó, thói quen ngậm mút tay là cách trẻ đòi bú sữa mẹ. Bé còn cảm thấy dễ chịu và ăn toàn hơn khi mút tay.

Ngoài ra, bé sơ sinh mút ngón tay còn do tính tò mò. Ngón tay ở rất gần bé nên cũng muốn thử cảm giác mút chúng như thế nào. Dần dà, bé cảm thấy dễ chịu với việc mút tay nên rồi trở thành thói quen khi nào không hay.

Vậy nếu bé chỉ mút tay mà không chịu bú bình thì cha mẹ phải làm sao. Mời cha mẹ tham khảo: Bé không chịu bú bình phải làm sao? 3 tuyệt chiêu dành cho mẹ!

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh mút tay là do đâu? Cha mẹ cần làm gì?

2. Trẻ sơ sinh mút tay có ảnh hưởng gì không?

Trẻ mút tay có ảnh hưởng gì không, có tốt không?
Trẻ sơ sinh mút tay có ảnh hưởng gì không, có tốt không?

Mút tay là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu trẻ đang mọc răng mà vẫn chưa bỏ được cai được mút tay thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này.

Một số ảnh hưởng không tốt từ việc thói quen mút tay như:

  • Biến dạng ngón tay: Mút tay nhiều với thời gian dài, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường.
  • Ảnh hưởng đến răng: Bé mút tay trong thời kỳ mọc răng có thể khiến răng mọc lệch, ảnh hưởng đến hàm, lưỡi, phát âm,…
  • Tổn thương ở vùng da: Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như da ngón tay bị nứt đi nứt lại; thậm chí lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ.
  • Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm: Nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ thì bé mút phải có thể mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, tiêu chảy, kiết, lị,…

Vì những lý do trên, mẹ nên có cách cai mút tay cho bé sớm nhất có thể. Vậy trẻ mút tay phải làm sao?

3. Cách cai mút tay dứt điểm cho bé

3.1 Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”

Mẹo tốt nhất giúp bé hết mút tay chính là để bé tự nhận thức được mút tay là không tốt. Khi thấy bé mút tay thường xuyên mà mẹ không khuyên được, để trị mút tay cho trẻ, hãy để bé tiếp tục cho đến khi bé tìm được lý do để từ bỏ.

Ví dụ như mút tay bị bạn bè trêu chọc. Nếu bé đã nhận thức mút tay là thói quen không tốt thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng hơn.

3.2 Cách dùng phẩn thưởng để cai mút tay cho bé

dùng phần thưởng
Cách cai mút tay cho trẻ bằng phần thưởng

Phần thưởng cũng là một cách hữu ích để cai mút tay cho bé. Mẹ có thể thưởng cho bé phần thưởng mà bé thích như gấu bông, lục lạc,…

Ngày nào bé không mút tay, mẹ hãy đánh dấu vào lịch. Đến cuối tháng, dựa trên số ngày mà bé đã đạt được; mẹ hãy có phần thưởng cho những cố gắng của bé nhé.

3.3 Tập cho bé ngừng mút tay ở nơi khác nhau

Mẹo giúp bé hết mút tay là đầu tiên mẹ hãy bắt bé ngừng mút tay ở nơi công cộng. Sau đó, khi bé đã quen, mẹ hãy tập cho bé ngưng mút tay khi ngủ. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể tăng gấp đôi phần thưởng để khuyến khích bé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi và nhai miệng có sao không? Có phải bị down?

3.4 Dán băng cá nhân vào ngón tay bé

Dán băng cá nhân ở tay cũng sẽ là một cách cai mút tay cho những bé cứng đầu. Mẹ cũng có thể mang bao tay để hạn chế bé tiếp xúc với ngón tay.

3.5 Cho phép bé mút tay khi bé ở một mình

Nếu bé ngừng mút tay khi ở với ba mẹ hoặc ở nơi công cộng và chỉ mút tay khi ở một mình thì thói quen này sẽ không kéo dài lâu. Với cách trị tật mút tay này, chỉ một thời gian thôi, bé sẽ bỏ hẳn thói quen này.

3.6 Bôi lên tay bé loại nước có vị bé không thích

Loại nước này có thể có vị cay, chua, đắng như tiêu, giấm,… Mẹ hãy thoa chúng lên ngón tay bé. Nếu bé thấy ngón tay có vị không ngon sẽ dần dần bỏ thói quen mút tay.

LƯU Ý: Với cách cai mút tay cho bé này, mẹ lựa chọn những loại nước an toàn, phù hợp độ tuổi của con. Ví dụ, mẹ tuyệt đối KHÔNG để trẻ dưới 12 tháng tuổi mút mật ong.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

3.7 Đừng cố ép bé khi cai mút tay cho bé

Việc cha mẹ càng ép buộc bé ngừng mút tay không phải là một cách cai mút tay cho bé hiệu quả mà còn gây áp lực lên bé. Bé không những không thể cai mút tay mà còn khóc nhiều hơn, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.

3.8 Không la mắng bé

không la mắng khi bé mút tay
La mắng không phải là cách cai mút tay hiệu quả cho bé

Tương tự như cách cai mút tay cho bé bằng việc thúc ép. Cách la mắng bé cũng không hề đem lại hiệu quả gì trong việc cai mút tay. Dù cha mẹ có giận đến đâu, cha mẹ cũng đừng la bé; vì điều này chỉ khiến bé cảm thấy căng thẳng và sợ hãi; thậm chí còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Hãy bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và nhẫn nại với bé cha mẹ nhé!

3.9 Đánh lạc hướng bé

Đối với nhiều trẻ, mút ngón tay là một thói quen. Khi cha mẹ thấy bé mút ngón tay, hãy đánh lạc hướng trẻ với một cái gì đó. Cách tốt nhất là cha mẹ thu hút trẻ với các hoạt động đòi hỏi cả hai tay để cai mút tay cho bé.

Trước khi cho bé ngủ, mẹ hãy cho bé cầm cuốn sách mà mẹ đang học cho bé hoặc cho bé cầm những món đồ chơi mà bé thích. Mẹ hãy nói với bé rằng bé không được mút tay khi ngủ do khi bé ngủ thì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.

3.10 Kiên nhẫn khi cai mút tay cho bé

Nguyên tắc quan trọng trong cách cai tật mút tay cho bé là gì? Những bé có thói quen mút tay khi còn nhỏ sẽ bỏ thói quen này khi lớn lên. Vì lúc này, bé đã bị thu hút bởi những hoạt động khác. Đa số các bé sẽ bỏ thói quen này trước 7 tuổi.

Do đó, cha mẹ cần kiên nhẫn, đừng hối hả, thúc giục hoặc la bé khi bé chưa cai mút tay được nhé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Bong tróc da tay phải làm sao?

3.11 Cho bé ngậm những đồ vật khác

cách cai mút tay cho bé
Cho bé ngậm những đồ vật khác là cách cai mút tay cho bé

Nếu bé còn quá nhỏ, cách cai mút tay cho bé là mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu hơn.

Tuy nhiên ngậm ti giả sẽ có 1 số hạn chế như:

  • Dùng ti giả sẽ làm thay đổi thói quen bú mẹ của bé. Điều này khiến cho bé bú ít hơn, dẫn đến lượng sữa tiết ra giảm.
  • Ti giả làm tăng nguy cơ viêm tai giữa. Ngoài ra, việc ngậm ti giả cũng khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào miệng hơn.

Theo đó, cha mẹ nên cân nhắc tần suất khi cho bé cai mút tay bằng cách ngậm ti giả nhé.

3.12 Dùng biện pháp “đảo ngược” để cai mút tay cho trẻ

Thay vì yêu cầu bé ngưng mút tay, cách cho bé cai mút tay là mẹ hãy bắt bé cho tất cả ngón tay vào miệng cùng một lúc. Cách trị tật mút tay này sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi khi mút và sẽ ngưng thói quen này lại.

Trên đây là 12 cách cai mút tay cho bé vô cùng đơn giản nhưng cần nhiều thời gian để thấy rõ hiệu quả. Cha mẹ hãy kiên trì để thực hiện nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Thumb sucking: Help your child break the habit
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/thumb-sucking/art-20047038
Ngày truy cập: 09/12/2022

2. Thumb sucking
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/thumb-sucking
Ngày truy cập: 09/12/2022

3. Thumb Sucking
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=thumb-sucking-90-P01875
Ngày truy cập: 09/12/2022

4. Thumb Sucking
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=thumb-sucking-90-P01875
Ngày truy cập: 09/12/2022

5. Babies and Thumbs, Fingers, and Pacifiers
https://familydoctor.org/babies-thumbs-fingers-pacifiers/
Ngày truy cập: 09/12/2022

x