Hầu như bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng cùng chung thắc mắc rằng bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường, có những tình trạng nào là bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai?
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hầu như bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng cùng chung thắc mắc rằng bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường, có những tình trạng nào là bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai?
Biết được bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường sẽ thuận tiện cho bố mẹ trong việc kiểm tra và chăm sóc con. Thế nhưng, điều này không phải ai cũng nắm được.
Cùng MarryBaby tìm hiểu để biết bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường mẹ nhé!
Trong khoảng tuần thứ 7-8 của thai kỳ, thai nhi trai hay gái đều có cùng chung một rãnh sinh dục của phôi. Điều đó có nghĩa là, ban đầu, cơ quan sinh dục của bé trai hay gái đều như nhau.
Nhưng nếu trong quá trình thụ thai, tinh binh Y “chiến thắng” thì mẹ sẽ có một em bé trai. Khi đó, các nhiễm sắc thể nam giới sẽ chỉ đạo cơ thể sản xuất ra testosterone, dần hình thành bộ phận sinh dục bé trai.
Thông thường, bộ phận sinh dục bé trai được hình thành trong bụng mẹ theo các mốc thời gian như sau:
Bố mẹ cần biết được các mốc này để hiểu bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường và như thế nào là bất thường.
Nếu bộ phận sinh dục bé trai có những điều sau đây, nghĩa là bình thường:
>> Mẹ có thể tham khảo: Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, mẹ cần phân biệt hiện tượng sinh lý hay bệnh lý
Những bất thường ở bộ phận sinh dục bé trai bao gồm: tinh hoàn ẩn; tình trạng thoát vị bẹn; xoắn tinh hoàn; nhiễm trùng đường tiết niệu; dính dương vật; vùi dương vật; hẹp bao quy đầu; lỗ tiểu thấp.
Sau đây mẹ sẽ biết thông tin chi tiết của từng tình trạng bất thường ở bộ phận sinh dục bé trai.
Ở tuần 26, tinh hoàn bắt đầu hạ xuống. Sau đó, tinh hoàn phát triển trong bụng bé và đi xuống bìu trong vài tuần cuối trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống đúng vị trí và được gọi là “tinh hoàn ẩn”.
Tinh hoàn ẩn xảy ra ở gần 1/100 trẻ trai khi mới sinh và phổ biến hơn ở trẻ sinh non.
Tinh hoàn sẽ di chuyển vào đúng vị trí khi bé từ 6 đến 12 tháng tuổi. Nếu sau thời gian này, tinh hoàn không về đúng vị trí,bé cần được đi khám và bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị bé sử dụng hormone hoặc tiến hành phẫu thuật cho trẻ. Trẻ bị tinh hoàn ẩn cần được khám và điều trị kịp thời, phù hợp nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra như ung thư tình hoàn, vô sinh…
Thoát vị bẹn là bất thường bẩm sinh của trẻ, do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc khiến tạng trong ổ bụng như mạc nối lớn, ruột chạy xuống bìu tạo nên các khối phồng to ở bẹn. Thông thường, ống phúc tinh mạc của trẻ sẽ tự động đóng lại ở những tháng cuối thai kỳ hoặc 3 tháng đầu sau sinh. Càng lớn khả năng tự đóng của các ống này càng thấp, vì vậy gây ra thoát vị bẹn ở trẻ.
Thoát vị bẹn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái. Bác sĩ có thể sẽ phải tiểu phẫu để đóng lối đi mở để tránh phát triển thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn nặng sẽ làm cho trẻ đau đớn. Bé có thể bị nôn, quấy khóc, bú kém hoặc bị sốt. Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường? Mẹ cần biết thoát vị bẹn là không bình thường và đáng lo ngại. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nghẹt, hoại tử ruột, rối loạn tiêu hóa, gây xoắn tinh hoàn, thậm chí teo tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn là triệu chứng khá nguy hiểm, bé bị dấu hiệu bất thường này có triệu chứng sau:
Tình trạng xoắn tinh hoàn phải được các bác sĩ xử lý kịp thời . Nếu để lâu dài, tinh hoàn của trẻ sẽ bị tổn thương nặng hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc thậm chí có thể phải cắt bỏ (Bé có thể mất 1 bên tinh hoàn, thậm chí 2 bên nếu để lâu tình trạng xoắn tinh hoàn).
>> Mẹ có thể tham khảo: Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh?
Nhiễm trùng đường tiết niệu, còn gọi là viêm đường tiết niệu, là hiện tượng có thể xảy ra nhiều ở bé trai, đặc biệt là các bé chưa cắt bao quy đầu (bao quy đầu có thể chứa vi khuẩn). Viêm đường tiết niệu là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Một số triệu chứng của viêm đường tiết niệu như sau:
Hãy báo với bác sĩ nhi khoa nếu bé có hiện tượng như vậy. Bởi nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể gây tổn thương thận (xơ teo thận, hoại tử ống thận, trào ngược bàng quang…). Bác sĩ có thể phải cho bé sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
Đây là một biến chứng có thể xảy ra khi cắt bao quy đầu. Bất cứ khi nào mô cơ thể bị cắt, các cạnh có thể dính vào các vùng xung quanh. Những vùng da bao quy đầu lỏng lẻo có thể dính vào đầu dương vật. Nó có thể trông giống như quy đầu được bao phủ bởi một lớp màng mỏng hoặc giống như nó chưa bao giờ được cắt bao quy đầu.
Dính dương vật thường không đau và tự thoát ra theo thời gian khi dương vật phát triển, vì vậy không cần điều trị. Khi vết dính lan rộng, bác sĩ có thể kê đơn một loại kem steroid nhẹ để điều trị.
>> Mẹ có thể tham khảo: Biểu hiện và phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ
Nếu dương vật của con trai mẹ có vẻ rất nhỏ hoặc thậm chí không có, thì đây được gọi là bệnh vùi (lún) dương vật hoặc giấu dương vật do đương vật bị lún sâu vào vùng mu, thân dương vật bị thụt ra phía sau và chỉ còn ống da bọ dương vật. Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường? Khi cậu nhỏ của bé bị như thế này liệu có bất bình thường hay không? Đa số các trẻ gặp hiện tượng này đều có thể tự khỏi, tự hồi phục được.
Làm thế nào để nhận biết bé bị lún dương vật? Mẹ có thể quan sát bằng mắt, hoặc sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh cho bé. Bé cũng sẽ khó điều chỉnh dòng nước tiểu khi đi vệ sinh (thường khi bệnh bao quy đầu phồng lên hoặc giãn ra khi bé đi vệ sinh khiến nước tiểu không ngừng bị rỉ ra ngoài).
Điều trị bệnh lún dương vật, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật nếu trẻ không tự khỏi. Mẹ cũng nên dùng tay kéo cậu bé của con ra ngoài để cải thiện tình trạng lún dương vật.
Hẹp bao quy đầu là tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu. Bé gặp tình trạng này không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được. Có 2 dạng hẹp bao quy đầu:
Làm thế nào để mẹ biết bé bị hẹp bao quy đầu? Mẹ hãy quan sát khi bé đi tiểu. Nếu bé đi tiểu khó khăn, phải rặn, mặt đỏ tía tai, thậm chí bao quy đầu có thể bị sưng lên, viêm nhiễm… tức là bé bị hẹp bao quy đầu.
Mẹ cần lo lắng khi con bị viêm bao quy đầu (sưng, đỏ kèm mưng mủ, chảy dịch), tình trạng này để lâu dẫn tới viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, nghẹt quy đầu, hoại tử quy đầu. Do đó, trẻ hẹp bao quy đầu cần được bác sĩ thăm khám để đưa ra hướng điều trị thích hợp cho trẻ.
>> Mẹ có thể tham khảo: Cắt bao quy đầu ở trẻ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS
Nếu lỗ tiểu của con nằm thẳng dương vật là bình thường, nhưng nếu nằm dưới có nghĩa là bất thường và cần phải được can thiệp y khoa kịp thời. Lỗ tiểu thấp sẽ khiến bé gặp khó khăn khi đi tiểu, không tiểu đứng được mà phải tiểu ngồi như bé gái, thậm chí tia nước tiểu còn vọt ra phía sau mông.
Sau khi biết bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường. Mẹ cần hiểu việc chăm sóc vệ sinh vùng kín ở bé trai những tháng đầu khá đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Dưới đây là những điều cần chuẩn bị:
Các bước vệ sinh vùng kín bé trai sơ sinh:
>> Mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết
Biết cách vệ sinh vùng kín của bé trai chưa cắt bao quy đầu cũng tương tự như biết bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường. Sau đây là một số lưu ý cho mẹ.
Một số bác sĩ nhi khoa khuyên rằng khi tắm cho bé trai, mẹ không cần phải làm sạch phần trong bao quy đầu vì phần da này rất mềm và có thể làm bé đau.
Tuy nhiên vùng da bao phủ bên ngoài đầu dương vật vẫn phải được làm sạch cẩn thận, và mẹ có thể dùng tay làm sạch đầu dương vật nhẹ nhàng bằng xà bông và nước ấm. Phải mất một khoảng thời gian lớp da này mới có thể tuột ra, do đó tránh kéo mạnh vì có thể dẫn đến chảy máu.
Khi bé đã được khoảng 5 tuổi, da quy đầu có thể đã tuột ra khỏi đầu dương vật. Lúc này bé có thể hướng dẫn trẻ hiểu việc vệ sinh vùng kín ở bé trai sẽ mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là khu vực bao quy đầu. Một số trẻ có thể mất vài tuần, trong khi một số trẻ khác phải mất vài tháng để có thể học được cách vệ sinh.
Sau khi tuột bao quy đầu hoàn toàn, một lớp da chết sẽ được tích lũy ở phần dưới da quy đầu và hình thành một chất bã màu trắng. Khu vực này cần được làm vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là điều bình thường và mẹ không cần phải quá lo lắng.
>> Mẹ có thể tham khảo: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả
Khi vệ sinh vùng kín cho bé trai, cần lưu ý sử dụng chất làm sạch phù hợp là xà phòng phù hợp và nước ấm. Không thử các chất tẩy rửa hoặc xà phòng có tính sát khuẩn mạnh vì chúng có thể gây kích ứng da. Bao quy đầu nên được tuột ra và lau sạch, sau đó cuộn lại đúng vị trí.
Điều quan trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé trai là mẹ nên quan sát để ý những điểm bất thường nếu có. Nếu thấy nước tiểu của bé chảy ít hơn bình thường, da quy đầu căng phồng như bong bóng, bao quy đầu bị sưng đỏ và ngứa ngáy, kén bã da quy đầu khiến cho các chất tiết không thoát ra được… thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng.
Sau khi đọc xong bài viết, bố mẹ đã hình dung được bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường hay chưa? Việc giữ gìn và chăm sóc cơ quan này của bé trai cũng quan trọng không kém bé gái, thế nên bố mẹ đừng chủ quan nhé. Trong việc vệ sinh hàng ngày, với bộ phận sinh dục của bé cũng cần phải cẩn thận để tránh viêm nhiễm. Nếu không may có những bất thường đáng lo ngại, hãy cho con đến bệnh viện chữa trị nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Baby genitals: care and cleaning
https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/hygiene-keeping-clean/genitals-care-cleaning
Truy cập ngày 4/1/2022
2. Looking at Your Newborn: What’s Normal
https://kidshealth.org/RadyChildrens/en/parents/newborn-variations.html?WT.ac=p-ra
Truy cập ngày 4/1/2022
3. Ambiguous genitalia
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ambiguous-genitalia/symptoms-causes/syc-20369273
Truy cập ngày 4/1/2022
4. Micropenis in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=micropenis-90-P03096
Truy cập ngày 4/1/2022
5. Ambiguous genitalia
https://medlineplus.gov/ency/article/003269.htm
Truy cập ngày 4/1/2022