Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 26/05/2023

Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau khi sinh con không?

Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau khi sinh con không?
Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh hiện được rất nhiều chị em lựa chọn như một giải pháp làm đẹp vùng kín. Nhưng cách này có an toàn nếu được tiến hành ngay sau khi mẹ "vượt cạn" không?

Quá trình sinh nở, nhất là sinh thường làm thay đổi ít nhiều vùng “tam giác” của người phụ nữ. Theo đó, “cô bé” giãn rộng, trở nên lỏng lẻo hơn. Điều này có thể làm mất đi hứng thú, ham muốn trong chuyện “chăn gối”, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

Do đó, nhu cầu thẩm mỹ vùng kín cũng như khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh ngày càng được nhiều chị em lựa chọn như một giải pháp để “giữ lửa” hôn nhân.

Vậy khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là gì và có nên thực hiện ngay sau sinh hay không?

Sự khác biệt giữa khâu tầng sinh môn sau sinh và khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh

Nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa khâu tầng sinh môn sau sinh và khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh, trong khi đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy, khâu thẩm mỹ khác khâu thường như thế nào?

1. Khâu tầng sinh môn sau sinh

Trong một số trường hợp thai to, sức co tử cung chưa đủ mạnh, âm đạo giãn nở không đủ rộng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ từ đáy chậu của sản phụ để hỗ trợ thai nhi đi qua đường âm đạo dễ dàng hơn. Đây chính là vết rạch tầng sinh môn.

Sau khi sản phụ sinh nở thành công, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết rạch này. Hoặc trong một số trường hợp người mẹ rặn dẫn đến rách, việc khâu tầng sinh môn là cần thiết để khôi phục lại chỗ rách.

Như vậy, khâu tầng sinh môn sau sinh chính là quá trình phục hồi lại những vết rạch hoặc rách trong quá trình sinh nở mà không cắt bỏ mô hoặc da. Vết khâu tầng sinh môn do bị rách sẽ khó đạt được độ thẩm mỹ cao như vết khâu tầng sinh môn do bác sĩ chủ động rạch hoặc cắt.

Với các sản phụ sinh con thuận lợi, không bị rách hoặc rạch tầng sinh môn thì không phải khâu lại.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Hiểu về tầng sinh môn để bảo vệ “cửa ngõ” hạnh phúc của mẹ

2. Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh là cuộc tiểu phẫu xâm lấn có cắt bỏ một phần mô hoặc da nhằm mục đích “se khít” vùng kín. Đây chính là điểm khác biệt giữa khâu tầng sinh môn sau sinh và khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh.

Ai nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Khâu hẩm mỹ tầng sinh môn là nhu cầu làm đẹp ngày càng được ưa chuộng. Ngay cả khi chưa trải qua bất kỳ lần sinh nở nào, phái nữ vẫn có nhu cầu làm đẹp vùng kín khi “cô bé” bị giãn rộng, tổn thương, có sẹo xấu xí…

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn giúp chị em cải thiện hình dạng, màu sắc cho vùng kín. Đồng thời cuộc tiểu phẫu này cũng giúp tăng khoái cảm tình dục và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, may thẩm mỹ vùng kín hay khâu tầng sinh môn tuy không ảnh hưởng đến việc thụ thai hay có con nhưng chỉ nên thực hiện khi thật sự có vấn đề.

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là cuộc tiểu phẫu có xâm lấn, đôi khi xảy ra rủi ro. Đó là lý do không phải ai cũng nên thực hiện. Việc khâu thẩm mỹ tầng sinh môn chỉ nên áp dụng cho những trường hợp sau:

– Xuất hiện những vết sẹo “xấu xí”, cấu trúc bị sai lệch sau khi rạch hoặc khâu tầng sinh môn sau sinh.

– Tầng sinh môn bị tổn thương do sinh thường.

– Cảm giác không thỏa mãn khi quan hệ tình dục.

– Khắc phục tổn thương sau những tai biến, chấn thương trong cuộc sống.

– Tầng sinh môn rộng do quá trình sinh con hoặc mang thai nhiều lần.

Khi nào mẹ nên thẩm mỹ tầng sinh môn?

>>> Mẹ có thể xem thêm: Thẩm mỹ vùng kín sau sinh có an toàn không?

Ai không nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh nói riêng hay thẩm mỹ vùng kín nói chung chống chỉ định cho các trường hợp sau:

– Đang trong kỳ kinh nguyệt.

– Đang mắc bệnh phụ khoa.

– Sản phụ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, lao.

Sản phụ gặp bất thường về tâm lý.

– Có kế hoạch mang thai và sinh thường trong tương lai

Có nên khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh?

Không thể phủ nhận những lợi ích của việc may thẩm mỹ vùng kín hay khâu thẩm mỹ tầng sinh môn. Nhưng không phải lúc nào việc này cũng được thực hiện thuận lợi ngay sau sinh. Bởi vì sau sinh, điều ưu tiên hàng đầu là sức khỏe của người mẹ. Bác sĩ phải tiến hành cầm máu hoặc phục hồi các chấn thương xảy ra trong ca sinh nở.

Và nếu có khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh, e rằng kết quả khó làm hài lòng vì ưu tiên hàng đầu vẫn là bảo vệ sức khỏe của mẹ. Do đó, bác sĩ sẽ không quá tập trung vào yếu tố thẩm mỹ. Chưa kể có nhiều biến chứng hoặc sự cố liên quan đến sản phụ, bác sĩ phải tập trung xử lý.

Khi nào mẹ có thể khâu thẩm mỹ tầng sinh môn?

Theo các bác sĩ, sản phụ không nên sốt sắng tìm cách thu nhỏ vùng kín ngay sau sinh. Thời điểm thích hợp nhất là khoảng 3 tháng sau sinh. Bởi vì lúc này, các bộ phận như âm đạo hoặc âm hộ đã tương đối hồi phục như trước. Điều đó cũng giúp gia tăng mức độ thành công của ca phẫu thuật.

Ưu và nhược điểm của khâu thẩm mỹ tầng sinh môn

1. Ưu điểm

– Tầng sinh môn thu nhỏ, không còn bị giãn rộng.

– Tăng sự tự tin.

– Tăng khoái cảm tình dục.

– Nâng cao chất lượng đời sống vợ chồng.

Tuy nhiên, có thể âm đạo rộng không phải là nguyên nhân duy nhất làm giảm khoái cảm tình dục. Nếu có nguyên nhân khác kèm theo, sau khi khâu bạn vẫn phải được bác sĩ tư vấn điều trị bổ sung.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, khâu thẩm mỹ tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí là gây nguy hiểm tính mạng. Có thể xảy ra những trường hợp dưới đây nhưng nguy cơ tỷ lệ thấp:

– Thuốc tê có thể gây sốc phản vệ.

– Vùng kín có thể không đẹp như kỳ vọng

– Rủi ro để lại sẹo lồi xấu xí.

– Nhiễm trùng vết khâu do bị vi khuẩn xâm nhập

– Dò âm đạo – trực tràng: do may quá sâu đi xuyên tới trực tràng làm són phân qua đường âm đạo

– Tác dụng phụ sau ca phẫu thuật:

  • Chảy máu nhẹ và tiết dịch âm đạo. Điều này là bình thường.
  • Đau và khó chịu thường ở mức tối thiểu đến trung bình, có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc theo toa do bác sĩ cung cấp.

3. Khi nào thì tái khám gấp?

Nói chung, có rất ít rủi ro liên quan đến khâu thẩm mỹ tầng sinh môn. Tuy nhiên, mẹ nên liên hệ với bác sĩ nếu xảy ra bất kỳ trường hợp nào sau đây:

  • Chảy máu quá nhiều.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Táo bón không thuyên giảm.
  • Tiết dịch âm đạo kèm theo mùi hôi.

Những lưu ý sau khi may thẩm mỹ tầng sinh môn

Hầu hết bệnh nhân thực hiện khâu thẩm mỹ tầng sinh môn đều có thể trở lại làm việc sau vài ngày nhưng cần tuân thủ những lưu ý sau trong quá trình hồi phục:

  • Bệnh nhân được khuyên kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần.
  • Tránh bất kỳ hoạt động quá sức nào như đi xe đạp, nâng vác vật nặng hoặc kéo căng trong thời gian này.
  • Sau may thẩm mỹ tầng sinh môn, không nên dùng băng vệ sinh.
  • Vết khâu phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Chỉ khâu sẽ tự tiêu trong khoảng 2 tuần.
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung chất xơ trong thời gian này để phòng tránh táo bón.

Những lưu ý sau thẩm mỹ tầng sinh môn

Tóm lại, thẩm mỹ khâu tầng sinh môn là một trong những phương pháp làm đẹp ngày càng được nhiều chị em lựa chọn nhằm tìm lại cảm giác thăng hoa trong “cuộc yêu”. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh mà hãy đợi ít nhất 3 tháng sau khi “vượt cạn”. Nếu mẹ có nhu cầu, hãy lựa chọn bệnh viện uy tín, bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cũng như tìm kiếm sự hài lòng nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Episiotomy: When it’s needed, when it’s not
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/episiotomy/art-20047282

Ngày truy cập: 12/11/2021.

2. Episiotomy and perineal tears
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/episiotomy-and-perineal-tears/

Ngày truy cập: 12/11/2021.

3. Vaginoplasty and Perineoplasty
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5732668/

Ngày truy cập: 12/11/2021.

4. Vaginoplasty and Perineoplasty
https://www.researchgate.net/publication/321072341_Vaginoplasty_and_Perineoplasty

Ngày truy cập: 12/11/2021.

5. Vaginoplasty
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/21572-vaginoplasty

Ngày truy cập: 12/11/2021.

x