Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/10/2020

Hiện tượng cơ bụng bị tách làm thất bại nỗ lực giảm mỡ bụng sau sinh

Hiện tượng cơ bụng bị tách làm thất bại nỗ lực giảm mỡ bụng sau sinh
Các mẹ cố gắng ăn kiêng triệt để, tập thể thao kịch liệt để giảm mỡ bụng sau sinh. Vòng hai của mẹ vẫn bèo nhèo và mất đi độ săn gọn. Khối mỡ cứng đầu không có lỗi, lỗi là do hiện tượng cơ bụng bị tách trong quá trình mang thai.

Mẹ có chán chường khi đã sinh con được vài tháng, bạn vẫn thường xuyên bị người khác hỏi “Mang thai tháng thứ mấy rồi?”. Mẹ mệt mỏi vì dù ăn kiêng hay tập thể dục cật lực đến đâu vẫn không thể giảm mỡ bụng sau sinh? Chính triệu chứng cơ bụng bị tách ra do quá trình mang thai chính là nguyên nhân chính.

Cơ bụng bị tách là gì?

Cơ bụng bị tách là vấn đề mà tất cả mẹ bầu đều phải đối mặt sau khi bé yêu rời khỏi tử cung. Bụng không còn căng cứng do chứa bào thai nữa, nhưng nây bụng rất to như đang mang bầu 4-5 tháng vậy. Vùng bụng mềm nhão và chảy xệ. Dân gian goi triệu chứng này là xổ bụng sau sinh.

Cách giảm mỡ bụng sau sinh
Cơ bụng bình thường vs Cơ bụng bị tách
Cơ bụng bị tách khó giảm mỡ bụng sau sinh
Các dạng cơ bụng bị tách sau khi sinh

Ai cũng biết, khi mang thai, tất cả các bộ phận trên cơ thể thai phụ như căng ra để chịu đựng sức nặng của bào thai. Hiện tượng cơ bụng bị tách ra diễn ra ở tháng thứ ba của thai kỳ.

Em bé trong bụng phát triển và lớn dần lên. Áp lực liên tục đặt vào mặt sau của thành bụng người mẹ. Các mô liên kết tham gia sẽ kéo các cơ bụng dài ra, làm cho hai bên cơ trái và bên phải của cơ bụng để tách sang hai bên.

Bình thường, cơ bụng của người mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con 1 tháng. Trong trường hợp này, hooc-mon của mẹ bầu chính là yếu tố tác động quá trình này.

Các hooc-mon làm dịu các mô liên kết, kích thích tố làm cho các cơ này co lại dễ dàng hơn. Đáng buồn là 40% các bà mẹ lại không thể trở lại vóc dáng bình thường, cơ bụng bị tách không thể liền lại như trước dù tích cực giảm mỡ bụng sau sinh.

Khi bị triệu chứng cơ bụng bị tách sau sinh thì, nỗ lực với các bài tập giảm cân như người bình thường hầu như không có tác dụng giúp mẹ bầu lấy lại vòng eo con kiến trước khi sinh.

Cách nhận biết cơ bụng bị tách

Khi bé được 6 tuần tuổi, mẹ có thể thử xem cơ thể mình có rơi vào tình trạng cơ bụng tách hay không.

  • Nằm ngửa co 2 đầu gối
  • Đặt một tay sau đầu và đặt ngón tay của tay còn lại lên phía trên rốn (cách rốn khoảng 2cm)
  • Hít vào và thở ra. Khi thở ra nhấc đầu. Nếu mẹ bầu bị tình trạng Cơ bụng tách ra, ngón tay của bạn sẽ chìm sâu xuống vùng bụng.
  • Làm tương tư với phần dưới rốn và 2 bên trái phái để xem mức độ rộng hay hẹp của tình trạng.

Điều gì xảy ra nếu mẹ bị triệu chứng này?

Triệu chứng cơ bụng bị tách ra không chỉ mang lại rắc rối về mặt thẩm mỹ. Cơ bụng bị tách có thể gây ra các biến chứng khác

  • Tiểu không tự chủ
  • Bị đau khi làm tình
  • Đau vùng chậu và hông
  • Đau lưng mãn tính
  • Táo bón
  • Khó thở
  • Di chuyển khó khăn

Khi các cơ bắp tách rời, tử cung, ruột và các cơ quan khác chỉ còn lại một dải mỏng các mô liên kết để giữ chúng lại với nhau. Đó là lý do tại sao xuất hiện các biến chứng trên.

Cách phòng ngừa xổ bụng trước khi sinh

Khi mẹ bỉm sữa đã có triệu chứng cơ bụng tách, việc nhịn ăn không có hiệu quả. Dùng nịt bụng chỉ được sử dụng khi đã qua 6 tháng khi đã sạch sản dịch, và không ảnh hưởng vết mổ.

Các mẹ hãy áp dụng các mẹo sau trước khi mang thai để ngăn ngừa bị xổ bụng sau khi sinh nhé.

  • Tập cơ bụng trước khi mang thai: Mẹ nên bỏ suy nghĩ tận hưởng trước và khi mang thai nhé. Tập cơ bụng khỏe mạnh giúp việc lấy lại vòng eo thon dễ dàng hơn. Cơ bụng rắn chắc khó bị tách nhau hơn.
  • Không để tăng cân quá nhiều khi mang thai: Chỉ nên tăng 10-15kg trong suốt thai kỳ, tránh để gia tăng áp lực lên thành bụng.
  • Tập thể dục thường xuyên sau khi sinh: 90% phụ nữ lười tập thể dục dễ bị xổ bụng sau khi. Cách tốt nhất của chị em là chăm chỉ tập luyện lấy lại vóc dáng , giữ cân nặng hợp lý. Có tập plank để tăng cường nhóm cơ cho vùng bụng.
  • Chăm sóc vùng xương chậu: Tránh mang vác nặng, gồng gánh quá mức. Việc này đẩy tử cung chống vào thành bụng, gây xổ bụng.
  • Tránh các bài tập sai: Các bài tập đứng lên ngồi xuống, gập bụng nâng cả chân và vai, vặn mình, nâng hai chân lên và các động tác yoga không làm tình trạng tốt hơn mà còn trở nên tồi tệ hơn. Muốn vòng 2 mau chóng trở về trạng thái cũ, bạn nên tư vấn huấn luyện viên chuyên nghiệp.

Giảm mỡ bụng sau sinhKhông tập quá sức các bài tập tác động vùng cơ bụng này, sẽ làm hiện tượng xổ bụng trầm trọng hơn

Cơ bụng bị tác sau quá trình mang thai làm vấn đề xổ bung thêm trầm trọng. Hy vọng, mẹ bầu quan tâm chăm sóc vẻ đẹp vòng 2 ngay từ khi có kế hoạch mang thai và sinh con. Càng kỹ lưỡng bao nhiêu, bạn giảm mỡ bụng sau sinh hiệu quả hơn và nhanh chóng lấy lại được vóc dáng thon thả trước đây.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x