Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hương Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/10/2021

Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm

Tiền sản giật sau sinh và các biến chứng nguy hiểm
Tiền sản giật sau sinh là một tình trạng hiếm gặp sau sinh con, có thể gây tử vong cho mẹ nếu không được điều trị kịp thời.

Sau sinh, sự quan tâm luôn dành cho em bé mới chào đời. Do đó rất nhiều triệu chứng xảy đến với mẹ thường ít được chú ý. Một trong số đó phải kể đến là tiền sản giật sau sinh, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, đặt mẹ vào tình thế nguy hiểm.

Tiền sản giật sau sinh và sản giật sau sinh

Tiền sản giật sau sinh là gì? Đây là tình trạng hiếm gặp, được đặc trưng bởi sự tăng huyết áp đột ngột và có nhiều protein trong nước tiểu ở phụ nữ mới sinh con. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến sản giật, hội chứng HELLP (thiếu máu tán huyết)…

Như vậy, sản giật chính là một trong những biến chứng của tiền sản giật.

Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Chắc chắn là nguy hiểm. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, chuyển thành sản giật khiến sản phụ bị co giật, có thể tổn thương vĩnh viễn các cơ quan như não, gan, thận. Nghiêm trọng hơn, sản giật có thể khiến mẹ rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như:

– Phù phổi: Chất lỏng tích tụ trong phổi.

– Đột quỵ: Sự gián đoạn lưu lượng máu lên não gây ra đột quỵ.

Hội chứng HELLP: một chứng rối loạn đông máu và gan hiếm gặp nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đó là lý do tại sao việc nhận biết sớm tiền sản giật để có biện pháp can thiệp, ngăn ngừa bệnh biến chứng lại vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu tiền sản giật

Trước khi bị co giật do sản giật sau sinh, hầu hết bệnh nhân đều trải qua các dấu hiệu tiền sản giật sau sinh gồm:

– Đau đầu dữ dội.

– Buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Đau bụng vùng trên (thường ở vùng hạ sườn phải).

– Sưng tay hoặc mặt.

– Nhìn mờ, giảm thị lực hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

– Tiểu ít.

Ngoài ra mẹ có thể nhận biết dấu hiệu tiền sản giật qua các chỉ số huyết áp hoặc protein trong nước tiểu tương tự như tiền sản giật trong thai kỳ:

– Huyết áp tăng: 140/90 mmHg hoặc cao hơn.

– Protein niệu dương tính: lượng protein trên 0,5g/L với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên hoặc hơn 0,3g/L/24h với mẫu nước tiểu 24h.

Dấu hiệu tiền sản giật sau sinh

Tiền sản giật sau sinh thường bắt đầu khi nào?

Bệnh thường xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Trong một số trường hợp, bệnh có thể xảy ra trễ hơn, khoảng 6 tuần sau sinh, được gọi là tiền sản giật muộn sau sinh.

Nguyên nhân tiền sản giật sau sinh

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định. Phụ nữ bị tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh cao hơn. Nhưng tình trạng này vẫn xảy ra ở cả những mẹ có mức huyết áp bình thường.

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để xác định điều gì làm tăng tỷ lệ mắc chứng tiền sản giật sau sinh nhưng tạm thời vẫn có thể lường trước những yếu tố nguy cơ như:

– Huyết áp cao phát triển sau tuần 20 của thai kỳ.

– Mang đa thai.

– Bị béo phì hay tiểu đường thai kỳ tuýp 1 hoặc 2.

– Mắc bệnh tim do huyết áp cao.

– Sinh con trước 20 hoặc sau 40 tuổi.

– Trong gia đình có người thân từng bị tiền sản giật.

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của mẹ trước khi xuất viện hoặc đo thêm một lần nữa sau khi mẹ đã về nhà. Nếu nghi ngờ mẹ bị tiền sản giật, bác sĩ có thể cho mẹ thực hiện xét nghiệm tiền sản giật, bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

Cách điều trị tiền sản giật sau sinh

Tiền sản giật có thể nhanh chóng phát triển thành sản giật. Do đó việc điều trị tiền sản giật cần được thực hiện ngay lập tức khi phát hiện bệnh.

Bác sĩ sẽ cho mẹ dùng thuốc chữa cao huyết áp. Các loại thuốc này đều gây tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn hoặc nhịp tim tăng nhanh.

Ngoài ra bác sĩ có thể cho mẹ uống magnesi sulfat trong 24 giờ. Thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa co giật. Mẹ vẫn phải tiếp tục theo dõi các triệu chứng khác sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Khi dùng thuốc, mẹ cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu đang cho con bú.

Ngăn ngừa bệnh

Ngăn ngừa tiền sản giật sau sinh

Ngăn ngừa tiền sản giật là cách tốt nhất giúp mẹ phòng sản giật. Theo bác sĩ, chế độ ăn uống khoa học kết hợp tập luyện thể dục có thể hữu ích trong việc ngừa bệnh.

Cụ thể, bệnh có liên quan đến hàm lượng protein cao trong nước tiểu. Vậy mẹ cần ăn gì để giảm protein trong nước tiểu?

– Thức ăn ít chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

– Uống nhiều nước.

– Giảm lượng muối trong chế độ ăn.

– Hạn chế thức uống chứa cồn, chất kích thích.

Tóm lại việc sớm nhận biết và điều trị kịp thời chứng tiền sản giật sau sinh là cách tốt nhất ngăn sản giật sau sinh, bảo vệ tính mạng người mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Postpartum Preeclampsia https://familydoctor.org/condition/postpartum-preeclampsia/ Ngày truy cập: 22/10/2021.

2. Preeclampsia And Eclampsia https://www.health.harvard.edu/a_to_z/preeclampsia-and-eclampsia-a-to-z Ngày truy cập: 22/10/2021.

3. About Preeclampsia and Eclampsia https://www.nichd.nih.gov/health/topics/preeclampsia/conditioninfo Ngày truy cập: 22/10/2021.

4. Postpartum preeclampsia https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-preeclampsia/symptoms-causes/syc-20376646 Ngày truy cập: 22/10/2021.

5. Postpartum Preeclampsia https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17733-postpartum-preeclampsia Ngày truy cập: 22/10/2021.

x