Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: undefined
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/03/2016

Những lưu ý khi mẹ đang cho con bú

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất của tự nhiên mang đến cho bé yêu sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất của tự nhiên mang đến cho bé yêu sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu như mẹ tiêu thụ các loại thức ăn kém lành mạnh, thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe yếu ớt của mẹ sau sinh, giảm khả năng tiết sữa mà còn gián tiếp phá hoại quá trình hình thành hệ miễn dịch đầu đời của bé. Nguy hiểm hơn, bé sẽ có sức đề kháng kém, khó chống chọi với bệnh tật trong tương lai.

Vậy thì mẹ nên và không nên ăn gì nhỉ, mẹ nhớ chú ý nhé :

Thực phẩm nên ăn

– Chất đạm: Nên ăn thịt nạc (lợn, gà, bò, tôm), tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, sữa chua, sữa đậu nành…

– Chất béo nên ưu tiên dùng dầu thực vật, ít mỡ động vật.

Chất bột đường: Cơm, cháo…Mẹ nên hạn chế ăn bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, kem lạnh…

– Ăn nhiều loại rau có lá xanh đậm, các loại củ quả có màu cam, đỏ như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang nghệ. Các loại rau này cung cấp nhiều vitamin, chất xơ phòng chống táo bón rất tốt, ngoài ra chúng còn rất giàu betacaroten.

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật lợn, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, vừng, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh, cải xanh…

– Về trái cây, nên ăn nhiều loại để bổ sung nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ (để làm ấm trong miệng) trước khi nuốt.

Sau khi sinh từ 5 – 7 ngày nên ăn những thức ăn mềm như cơm mềm, cháo. Nên ăn món rau luộc ít nước, không nấu canh rau quá kỹ để tránh các vitamin hao hụt. Khi ăn cũng cần nhai kỹ cho dễ tiêu. Thức ăn phải chín mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.

Nên uống nhiều nước gồm sữa, nước trái cây, nước sôi để nguội, nước khoáng. Lưu ý, cần hạn chế ăn canh rau vào buổi chiều tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

Thực phẩm không nên ăn

Gia vị

Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao, gây khó tiêu nhưng lại ít chất dinh dưỡng.. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

Thực phẩm sống, nhiều chất chua, tính hàn.

Bên cạnh việc không nên ăn quá nhiều thịt gà (có da), chân giò lợn… Mẹ nên tránh ăn các thức ăn sống, nhiều chất chua (xoài xanh, khế chua, chanh, quýt chua…), hạn chế thức ăn có tính hàn như nghêu, sò, ốc, hến, bí đao, dưa leo, mướp đắng, dưa hấu, nước dừa vì dễ sinh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Đồ uống có chứa caffein

Một chút caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x