Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/11/2022

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Biết sớm đỡ hại mẹ ơi!
Sa tử cung sau sinh khiến mẹ sinh hoạt cực kỳ khó khăn. Nhiều mẹ tự hỏi, liệu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Tìm hiểu ngay!

Sa tử cung sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm chất lượng của sống của mẹ cũng như việc chăm sóc bé cưng. Nhiều mẹ vì lý do khách quan phải đi lại nhiều lo lắng, sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không? Cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Sa tử cung là gì?

Trước khi tìm hiểu sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung, mẹ cần biết sa tử cung là gì. Tình trạng này xảy ra khi các cơ và dây chằng ở sàn chậu căng ra và suy yếu, không hỗ trợ được tử cung, từ đó, tử cung bị trượt xuống hoặc nhô ra ngoài âm đạo.

Sa tử cung có thể gặp ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ mãn kinh từng trải qua nhiều lần mang thai. Sa tử cung nhẹ thường không cần điều trị. Tuy nhiên, sa tử cung sẽ khiến mẹ khó chịu và làm gián đoạn cuộc sống của mẹ.

để biết sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không, bạn cần biết sa tử cung là gì

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra sa tử cung

Sa tử cung là kết quả của sự suy yếu của các cơ vùng chậu và các mô nâng đỡ. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khiến các mô và cơ vùng chậu bị suy yếu bao gồm:

  • Sinh con qua đường âm đạo: Mang thai đôi, đa thai hoặc kích thước thai nhi lớn khiến mẹ phải rặn nhiều khi sinh và tử cung vì thế làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy, mang thai, đặc biệt là khi tuổi mẹ lớn, vốn dĩ nó đã là yếu tố nguy cơ của suy yếu tạng chậu cho dù sinh thường hay sinh mổ.
  • Tuổi tác: Phụ nữ lớn tuổi sau sinh có nguy cơ bị chấn thương sàn chậu cao hơn so với phụ nữ trẻ.
  • Quá trình sinh nở phức tạp: Chuyển dạ và sinh nở khó khăn hoặc chấn thương, sinh thủ thuật, sinh giúp cũng làm tăng nguy cơ gây sa tử cung.
  • Thừa cân: Chưa biết sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không, nhưng mẹ bị thừa cân sau sinh chắc chắn sẽ tạo áp lực cho các cơ xương chậu, gây sa tử cung
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung: Các dị tật như tử cung 2 buồng, cổ và eo tử cung có kích thước bất thường cũng khiến mẹ bị sa tử cung sau sinh.
  • Táo bón mãn tính hoặc rối loạn đại tiện: Điều này cũng làm mẹ tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh
  • Ho mãn tính hoặc viêm phế quản: Điều này làm tăng áp lực ổ bụng.
  • Người từng phẫu thuật lớn ở vùng xương chậu: Điều này sẽ khiến các mô khung chậu của mẹ suy yếu và dễ bị sa tử cung hơn
  • Lao động nặng nhọc: Mẹ sau sinh lao động nặng, nâng vác vạt nặng quá mức và không đúng cách cũng sẽ tạo áp lực trong ổ bụng, dẫn đến dễ sa tử cung.

>>Bạn có thể quan tâm: Nhận biết dấu hiệu sa tử cung sau sinh sớm để điều trị hiệu quả

Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không?

Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc đứng quá lâu hay đi lại, chạy nhảy với cường độ cao, lao động nặng nhọc sẽ làm tăng nguy cơ bị sa tử cung sau sinh, đặc biệt là khi cơ thể mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, các cấu trúc giải phẫu chưa trở về vị trí củ. Các hoạt động này làm tăng áp lực ổ bụng nên sẽ làm tăng nguy cơ sa tử cung và làm nặng hơn tình trạng đã có.

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không thì qua phân tích ở trên mẹ đã tự có câu trả lời cho mình rồi.

>>Bạn có thể quan tâm: Mối nguy hiểm từ đau dạ con sau sinh: Mẹ đã biết cách khắc phục chưa?

Mẹ nên làm gì để hạn chế bị sa tử cung sau sinh?

Mẹ nên làm gì để hạn chế bị sa tử cung sau sinh?

Sau khi biết sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không, mẹ sẽ tò mò cách phòng ngừa tình trạng này. Mẹ có thể tham khảo các cách sau:

  • Nghỉ ngơi: Mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, lao động mạnh hay mang vác vật nặng sai cách. Nghỉ ngơi ở đây được hiểu là tránh làm việc nặng, gắng sức, đi lại nhiều, đứng lâu… Mẹ nên tránh hiểu nhầm là nghỉ ngơi tại giường, điều này là không tốt cho sức khoẻ và sự hồi phục của mẹ.
  • Chú ý đi đứng: Đi lại và vận động hợp lý giúp hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa táo bón sau sinh để tránh áp lực lên vùng chậu.
  • Coi trọng chế độ ăn uống: Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón, tránh bị tăng cân, làm tăng áp lực cho bụng.
  • Tránh bị ho: Mẹ cần giữ ấm cơ thể để ngăn ngừa ho, cảm lạnh vì ho gây áp lực lên vùng chậu.
  • Tập các bài tập vật lý trị liệu tại nhà nhằm tăng sức mạnh sàn chậu và giảm triệu chứng.
  • Chú ý đi đứng: Đi lại ít và chỉ vận động nhẹ nhàng giúp hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa táo bón sau sinh để tránh áp lực lên vùng chậu.
  • Coi trọng chế độ ăn uống: Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước để giúp tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón, tránh bị tăng cân, làm tăng áp lực cho bụng.
  • Tránh bị ho: Mẹ cần giữ ấm cơ thể để ngăn ngừa ho, cảm lạnh vì ho gây áp lực lên vùng chậu, dẫn đến sa tử cung.

>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được và những thông tin mẹ cần biết

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không. Hy vọng, mẹ đã có câu trả lời cho mình và biết cách phòng ngừa tình trạng này để hồi phục sức khỏe sau sinh nhanh hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Uterine Prolapse in Pregnancy: Two Cases Report and Literature Review

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6217878/

Truy cập ngày 15/10/2022

2. Pelvic Floor Disorders 5-10 Years After Vaginal or Cesarean Childbirth

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3178744/

Truy cập ngày 15/10/2022

3. Prolapsed uterus

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/prolapsed-uterus

Truy cập ngày 15/10/2022

4. Uterine prolapse

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/uterine-prolapse/symptoms-causes/syc-20353458

Truy cập ngày 15/10/2022

5. Long-term impacts of childbirth

https://www.plunket.org.nz/being-a-parent/looking-after-you/health-and-care-after-birth/long-term-impacts-of-childbirth/

Truy cập ngày 15/10/2022

x