Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/07/2022

Sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không? Chưa được đi đâu mẹ ơi, kẻo hối hận đấy

Sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không? Chưa được đi đâu mẹ ơi, kẻo hối hận đấy
Nhiều mẹ vừa sinh vài tuần đã buồn chân và chỉ muốn ra đường cho khuây khỏa nhưng e ngại vì không biết sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không. 

Sau sinh, mẹ cần một khoảng thời gian rất dài để sức khỏe trở lại bình thường như trước đây. Vì vậy, đừng quá nôn nóng nếu phải ở trong nhà quá lâu.

Trước khi muốn biết sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không thì mẹ nên tìm hiểu sau sinh bao lâu thì được ra đường nhé.

Sau sinh bao lâu thì được ra đường?

Ngày xưa ông bà ta thường khuyên sản phụ ở cữ đủ 3 tháng 10 ngày không hẳn là không có lý do. Ngoại trừ những kiêng khem quá mức như không tắm gội một tháng, thực đơn chỉ được ăn thịt kho tiêu, kho nghệ… thì việc phải ở trong nhà nhiều tuần liền là một kinh nghiệm hay.

Phụ nữ sau sinh thường được ví như rắn lột da. Cơ thể người mẹ trải qua hành trình vượt cạn không chỉ đau đớn mà còn mất máu, mất sức nhiều. Nếu không giữ ấm, hạn chế đụng nước, tránh gió máy, tránh các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài thì rất dễ bị hậu sản sau sinh.

Tuy nhiên, không nhất thiết mẹ phải ở trong nhà suốt 3 tháng 10 ngày. Sau sinh 1 tháng, mẹ có thể đi dạo gần nhà để tâm trạng thoải mái và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi do việc phải thức khuya thường xuyên chăm con, cho con bú.

Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn sau sinh bao lâu thì được ra đường, bạn có thể tham khảo bài viết: Giải đáp thắc mắc sau sinh bao lâu thì được ra đường.

Thế nhưng, phụ nữ sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không khi chị em lúc này đã được ra đường?

Sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy?

sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không?

Sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và quá trình hồi phục của sản phụ như thế nào. Nhưng nhìn chung, thời điểm 4 tuần sau sinh có vẻ hơi sớm để ngồi xe máy. Vì lúc này tử cung cũng như phần phụ vẫn chưa thể hồi phục. Cơ thể mẹ vẫn còn yếu do quá trình sinh nở gây tiêu tốn nhiều sức lực.

Theo chuyên gia sản khoa, phải 6-8 tuần sau sinh, cơ thể người mẹ mới tương đối hồi phục. Đó là lúc tử cung trở về kích thước và hình dáng ban đầu. Các cơ quan nội tạng như niệu đạo, âm đạo và hậu môn bị dịch chuyển trong thai kỳ (do các cơ, xương vùng chậu giãn ra để chống đỡ thai nhi) sẽ về đúng vị trí cũ. Ở chị em sinh mổ, quá trình hồi phục này diễn ra chậm hơn.

Vì vậy, sau sinh khoảng 6 tuần, chị em sinh thường có thể đi xe máy nhưng chỉ nên đi gần. Đối với những người sinh mổ phải đợi ít nhất 2 tháng hoặc khi vết mổ lành mới nên đi xe máy.

Nguy cơ sa tử cung khi đi xe máy quá sớm

Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không thì nguyên nhân sau sẽ giúp mẹ có câu trả lời cho mình.

Trước 6 tuần sau sinh, tử cung chưa thể co lại hoàn toàn, vẫn còn khá to và nặng. Mặt khác, các cơ ở vùng chậu còn rất yếu. Vì vậy việc đi lại nhiều, ngồi xe máy ở những đoạn đường dằn xóc dễ làm tăng nguy cơ sa tử cung.

Dấu hiệu sa tử cung

  • Mẹ cảm thấy vùng chậu bị trì trệ nặng, áp lực lên vùng âm hộ.
  • Gặp khó khăn trong tiểu tiện như tiểu không kiểm soát, cảm thấy đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít.
  • Xuất hiện những cơn đau lưng dữ dội.
  • Có thể thấy một khối tròn tụt hẳn ra ngoài âm đạo khi vận động mạnh.
  • Đau khi gần gũi chồng.

Một số rủi ro khác khi đi xe máy quá sớm

♦ Việc ngồi xe máy quá lâu có thể làm tăng áp lực lên cột sống, lên thắt lưng, khiến cơn đau lưng ở sản phụ, nhất là những chị em sinh mổ thêm trầm trọng và kéo dài.

♦ Mới sinh xong, do mất máu, mất sức quá nhiều nên mẹ thỉnh thoảng hoa mắt, chóng mặt. Nếu ngồi sau xe máy hoặc lái xe máy sẽ rất dễ té ngã hoặc gây tai nạn.

Những lưu ý khi đi xe máy sau sinh

♦ Theo khuyến cáo, phụ nữ sinh thường có thể đi xe máy sau 6 tuần và phụ nữ sinh mổ có thể đi xe máy sau 2 tháng nhưng điều này chỉ được xem là tương đối. Vì quá trình hồi phục ở mỗi sản phụ không giống nhau. Nếu sau các mốc thời gian trên mà mẹ cảm thấy mình không khỏe, vẫn còn đau ở tầng sinh môn, ở vết mổ khi vận động, di chuyển thì chưa nên đi xe máy.

♦ Nên đi xe máy cùng với người thân và chỉ đi ở quãng đường ngắn, ít dằn xóc.

♦ Giữ ấm toàn bộ cơ thể khi ra ngoài, đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm các mầm bệnh. Hạn chế đến những nơi đông người hay đi thăm người bệnh.

Sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy không? Chắc chắn là không rồi mẹ. Bạn hãy cho bản thân nghỉ ngơi thật khỏe rồi mới tính đến chuyện ra đường và tự đi xe máy nhé!

Hương Lê

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/postpartum-recovery-timeline#week-6
https://www.huffingtonpost.co.uk/karen-laing/post-baby-body_b_8739254.html
https://familydoctor.org/recovering-from-delivery/

x