Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 04/01/2023

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều? Biết để điều chỉnh cách cho con bú ngay còn kịp nhé mẹ!

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều? Biết để điều chỉnh cách cho con bú ngay còn kịp nhé mẹ!
Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều là băn khoăn của nhiều mẹ bỉm. Bởi lẽ, việc em bé bú quá ít sữa hay quá nhiều sữa ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của trẻ.

Mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây của MarryBaby để có câu trả lời nhé.

Nguyên nhân khiến lượng sữa nhiều hay ít

1. Nguyên nhân khiến lượng sữa ra nhiều

Sữa mẹ nhiều dẫn đến bị dư sữa thường tiếp diễn sau 4 tuần đầu tiên hoặc lâu hơn do nhiều nguyên nhân.

1.1 Các kiểu cho con bú

  • Cho bé bú một bên vú vì sở thích của bé
  • Cho bé bú theo lịch trình định sẵn thay vì theo nhu cầu
  • Bơm sữa quá nhiều trước khi cho con bú để làm cho vú mềm và trẻ dễ ngậm hơn

1.2 Mẹ bị dư thừa hormone prolactin

Đây là hormone kích thích sản xuất sữa trong máu của mẹ (hyperprolactinemia), gây tình trạng sữa mẹ quá nhiều.

1.3 Khuynh hướng di truyền

Sữa mẹ tiết quá nhiều cũng có thể do yếu tố di truyền.

2. Nguyên nhân khiến lượng sữa ra ít

2.1 Sữa mẹ thực sự ít

Mặc dù không phổ biến nhưng nguồn cung cấp sữa mẹ thấp cũng có thể xảy ra. Tình trạng này do một số tác nhân ngăn cơ thể sản xuất đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, không phải tác nhân nào cũng có thể kiểm soát và khắc phục.

Các tác nhân đó có thể bao gồm kiệt sức, căng thẳng tột độ, có tiền sử phẫu thuật vú, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), sinh khó hoặc khó hồi phục, một số loại thuốc, ngực kém phát triển, bệnh tật, ung thư vú hoặc không tiết sữa được.

2.2 Em bé ngậm ti không đúng cách

nguyên nhân khiến lượng sữa ra nhiều hay ra ít

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nguồn sữa mẹ ít là do em bé không ngậm vú đúng cách, từ đó, sữa tiết ra ít.

Nếu mẹ không chắc liệu em bé có đang ngậm vú đúng hay không, mẹ hãy thử thay đổi vị trí cho con bú để tạo ra sự khác biệt hoặc mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu cần nhé.

2.3 Cho bé bú thất thường

Đây là một nguyên nhân phổ biến khiến lượng sữa mẹ ít đi. Hầu hết trẻ sơ sinh cần bú mẹ 2 – 3 giờ/ lần, cả ngày lẫn đêm.

Nếu bé ngủ trong thời gian dài giữa các lần bú, ngậm vú giả hoặc không bú mẹ đều đặn, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ít sữa hơn.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ theo nhu cầu bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu đói và đánh thức trẻ sau giấc ngủ ngắn 3 giờ/lần để cho bú.

2.4 Thời gian cho bé bú quá ngắn

Mỗi lần cho con bú, mẹ hãy cho bé bú mỗi bên khoảng 10-15 phút. Nếu bé bú ít hơn 5 phút thì khả năng cao bé không có đủ thời gian để bú hết sữa trong bầu ngực. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa của mẹ.

2.5 Bé tăng trưởng vượt bậc

Khi em bé trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc, bé sẽ có cảm giác thèm ăn và thường xuyên thấy đói. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy như mình bị thiếu sữa, nhưng sự thật chỉ đơn giản là nguồn sữa của mẹ chưa đáp ứng kịp nhu cầu và tốc độ phát triển của em bé thôi.

Nếu bạn cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói, cơ thể bạn sẽ nhận ra nhu cầu tăng lên và sẽ tạo ra nhiều sữa mẹ hơn.

>>Xem thêm: Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều?

làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều?

Chắc hẳn đây là phần mà mẹ quan tâm nhất, sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ trả lời được câu hỏi “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”.

1. Trường hợp sữa mẹ nhiều

  • Mẹ gặp tình trạng rò rỉ nhiều sữa
  • Mẹ bị đau vú do cảm thấy quá no
  • Sữa mẹ nhiều khi bé tăng cân quá nhanh
  • Mẹ bị tắc ống dẫn sữa hoặc bị viêm vú tái phát
  • Em bé nuốt nước bọt, ho, hoặc nghẹn trong khi bú
  • Em bé thường xuyên tách khỏi vú trong khi đang bú
  • Bé luôn quấy khóc giữa các lần mẹ cho bú và/hoặc đòi bú (ngay cả sau khi uống nhiều sữa)
  • Phân bé màu xanh lá cây, có bọt hoặc chảy nước; thậm chí có thể có chất nhầy hoặc máu trong phân
  • Bé được chẩn đoán là “trào ngược”, “đau bụng”, “không dung nạp đường sữa” hoặc thậm chí là “chậm lớn”

2. Trường hợp sữa mẹ ít

Em bé có thể bị chậm đi tiêu, giảm lượng nước tiểu, vàng da, sụt cân từ khi sinh ra và mắc chứng ngủ lịm. Trong khi bú, trẻ có thể biểu hiện buồn ngủ hoặc khó chịu với vú mẹ, hoặc chỉ bú liên tục trong thời gian ngắn.

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, để đánh giá lượng sữa của mẹ, mẹ có thể đo lượng sữa của mình bằng cách kiểm tra cân nặng của con trước và sau mỗi lần cho con bú (kể cả quần áo và phụ kiện đi kèm) trong 24 giờ. Sản lượng sữa trung bình bình thường đối với trẻ đủ tháng khỏe mạnh sẽ dao động từ 750- 800 ml/ngày (khoảng 478-1356 ml/ngày).

>>Xem thêm: Lý giải: Sữa mẹ màu gì thì tốt cho sức khỏe của con nhỏ?

Dấu hiệu cho thấy bé uống đủ sữa

Dưới đây là một số cách giúp mẹ biết rằng con có đang bú đủ sữa hay chưa:

  • Má của bé đầy hơn khi bú
  • Bé vui vẻ và hài lòng sau khi bú
  • Mẹ có thể cảm thấy buồn ngủ sau khi cho bé bú
  • Ngực mẹ mềm hơn và không cứng sau khi cho bú
  • Em bé tự nhả núm vú ra hoặc ngủ thiếp đi
  • Mẹ nghe thấy bé nuốt sữa trong khi bú

dấu hiệu cho biết bé đã uống đủ sữa

Em bé gặp vấn đề gì nếu uống dư hoặc thiếu sữa mẹ?

Sau khi đã có câu trả lời cho băn khoăn “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”, mẹ có thể tò mò liệu bé có gặp nguy hiểm khi bú quá nhiều hoặc quá ít sữa mẹ không.

1. Trường hợp bé thiếu sữa mẹ

  • Bé có vẻ rất buồn ngủ hoặc mắc chứng ngủ lịm. Trẻ không bú đủ sữa sẽ có nguồn năng lượng rất thấp. Bé thường sẽ ngủ từ 4 tiếng trở lên mỗi lần.
  • Bé không lấy lại cân nặng khi sinh sau 10-14 ngày tuổi hoặc tăng cân chậm hơn dự kiến. Bé tăng 155-240 gram hoặc 5,5-8,5 ounce mỗi tuần là bình thường.

2. Trường hợp bé thừa sữa mẹ

  • Bé đi nặng có phân màu xanh lá cây, kèm theo bọt, chất nhầy hoặc máu
  • Bé có thể bị “trào ngược”, “đau bụng”, “không dung nạp đường sữa” hoặc thậm chí là “chậm lớn”

>>Xem thêm: Các bệnh về vú khi cho bé bú: Mẹ phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả!

Cách xử trí cho từng trường hợp

Bên cạnh trăn trở “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”, mẹ cũng muốn biết cách tăng lượng sữa mẹ và cách giảm lượng sữa mẹ trong từng trường hợp cụ thể.

1. Trường hợp sữa mẹ quá nhiều

Mẹ có thể “cho bú theo cữ” (block feeding). Đây là một phương pháp có thể giúp giảm lượng sữa chỉ trong vài ngày, dưới đây là cách thực hiện.

  • Chọn một khung thời gian, thường là từ 3- 4 tiếng và chỉ cho bé bú một bên vú trong thời gian đó, sau đó đổi sang vú bên kia trong khoảng thời gian tương tự. Tiếp tục thực hiện cách này trong một vài ngày.
  • Mẹ có thể vắt một lượng sữa nhỏ từ bên vú không sử dụng bằng tay để giảm bớt áp lực. Phần sữa còn lại trong bên vú không sử dụng sẽ kích thích vú mẹ giảm sản xuất sữa.

Phương pháp này giúp đảm bảo một bên vú luôn chứa sữa dư. Điều này sẽ kích hoạt cả hai bên vú giảm sản xuất sữa và dần dần sẽ giải quyết tình trạng thừa cung sữa.

2. Trường hợp sữa mẹ quá ít

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều đã rõ, nếu sữa quá ít, mẹ hãy tham khảo những cách sau đây nhé:

2.1 Cho bé bú thường xuyên

Cách tốt nhất để tăng nguồn sữa mẹ là cho con bú thường xuyên hơn. Theo đó, mẹ nên cho bé bú ít nhất 3 tiếng/lần và duy trì thói quen này để kích hoạt cơ thể bạn sản xuất nhiều sữa hơn.

2.2 Nắn vú khi cho con bú

Bạn cũng có thể thử thực hiện động tác ấn vú khi cho con bú, tức là bạn giữ vú của mình giữa ngón tay cái và các ngón tay, sau đó bóp nhẹ khi bé chỉ bú mà không bú.

2.3 Để bé nằm nghiêng một bên

Nếu có thể, mẹ hãy cố gắng giữ bé nằm nghiêng một bên cho đến khi bầu vú cạn sữa hoàn toàn trước khi đổi bên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể hút sữa sau khi bé bú xong để đảm bảo sữa trong vú được hút cạn. Bởi vì khi bạn hút hết sữa ra ngoài, cơ thể sẽ được kích thích để tạo ra một lượng sữa lớn hơn cho lần bú tiếp theo.

Hơn hết, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, uống nhiều nước, sinh hoạt và đảm bảo giấc ngủ điều độ nhé. Hy vọng những chia sẻ về “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều” trên đây đã giúp ích cho mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What causes hyperlactation during breast-feeding?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/hyperlactation/faq-20453399

Truy cập ngày 3/1/2023

2. Oversupply of breastmilk

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/oversupply

Truy cập ngày 3/1/2023

3. Do I Have a Low Milk Supply?

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/breastfeeding/low-milk-supply/

Truy cập ngày 3/1/2023

4. Breast Milk Oversupply

https://www.cincinnatichildrens.org/health/b/breast-milk-oversupply

Truy cập ngày 3/1/2023

5. Breastfeeding FAQs: Supply and Demand

https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-supply.html#

Truy cập ngày 3/1/2023

x