Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phan Kim Ngọc Anh
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 14 giờ trước

Hậu sản mòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phục hồi nhanh

Hậu sản mòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phục hồi nhanh
Phụ nữ sau sinh thường gặp tình trạng mệt mỏi, suy yếu về sức khỏe, thiếu năng lượng hay còn được gọi là hậu sản mòn.

Hậu sản mòn là tình trạng sức khỏe thường thấy ở phụ nữ sau sinh khi cơ thể suy kiệt, dễ mệt mỏi, đau nhức kéo dài, ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần. Việc hiểu rõ khái niệm, nguyên nhân và dấu hiệu của hậu sản mòn sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa hoặc nhận biết để có hướng điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu qua bài viết này của MarryBaby bạn nhé!

Hiểu về hậu sản mòn

Định nghĩa hậu sản mòn

Hậu sản mòn là tình trạng người mẹ bị sụt cân, kiệt sức, suy nhược kéo dài sau khi sinh con khiến cho cả thể chất lẫn tinh thần đều thiếu sức sống. Dấu hiệu chung của các mẹ bị hậu sản mòn là cơ thể gấy yếu, sụt cân nhanh, đề kháng kém, dễ bị đau ốm. Do đó, các mẹ sau sinh cần quan tâm đến sức khỏe bản thân và chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho hợp lý, phục hồi năng lượng nhanh chóng.

Hai dạng biểu hiện có thể gặp phải là hậu sản mòn thông thường và hậu sản phù. Thời gian xuất hiện chứng hậu sản có thể sau khi sinh khoảng 3 tháng, triệu chứng sẽ nặng dần theo thời gian nếu không được chú ý và cải thiện kịp thời.

Nguyên nhân gây ra hậu sản mòn

Có nhiều yếu tố là nguyên nhân dẫn đến hậu sản mòn ở phụ nữ sau sinh, bao gồm:

  • Quá trình mang thai và sinh con khiến cơ thể người mẹ bị kiệt sức, căng thẳng kéo dài khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng không hiệu quả, khó tăng cân.
  • Mất quá nhiều năng lượng trong quá trình sinh nở cũng có thể khiến mẹ bị hậu sản mòn.
  • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu khoa học dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng.
  • Thiếu ngủ, mất ngủ do liên tục thức đêm chăm con, cho con bú mà không có ai hỗ trợ phụ giúp.
  • Quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh khiến cho tử cung hoặc vùng âm đạo bị viêm, nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ.

Triệu chứng và dấu hiệu của hậu sản mòn

dấu hiệu hậu sản mòn

Triệu chứng của hậu sản mòn có thể không thể hiện rõ ràng ngay sau khi sinh mà tích lũy dần theo thời gian. Các mẹ cần chú ý theo dõi những dấu hiệu sức khỏe ngay từ sớm để phòng ngừa tình trạng này tiến triển nặng nề. Những dấu hiệu và triệu chứng hậu sản mòn gồm:

  • Mệt mỏi kéo dài, luôn cảm thấy cạn kiệt năng lượng dù đã có thời gian nghỉ ngơi
  • Sụt cân rõ rệt, kém ăn, mất ngủ, sắc thái trông gầy yếu, xanh xao
  • Tóc rụng nhiều, da trở nên nhợt nhạt, móng tay giòn, dễ gãy
  • Giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc con và đảm bảo các sinh hoạt cá nhân
  • Thiếu ngủ, lo lắng, căng thẳng kéo dài, có khả năng gia tăng tình trạng trầm cảm sau sinh
  • Khó kiểm soát cảm xúc, tinh thần suy nhược, tâm lý dễ kích động, bất ổn.

Bạn có biết, đôi khi chỉ một vài biểu hiện nhỏ như mệt mỏi, da xanh, mất ngủ triền miên cũng có thể là tín hiệu đầu tiên của hậu sản mòn. Vì vậy, việc chú ý theo dõi sức khỏe sau sinh và kịp thời trao đổi với bác sĩ là thật sự quan trọng.

Tác động của hậu sản mòn đến sức khỏe

bệnh hậu sản mòn

Hậu sản mòn không chỉ ảnh hưởng tạm thời đến sức khỏe mà còn có khả năng gây ra những tác động lâu dài nếu không được can thiệp điều trị sớm.

Ảnh hưởng ngắn hạn đến thể chất

Giai đoạn đầu, nếu cơ thể không được bồi bổ và chăm sóc đúng cách, hậu sản mòn dễ gây thiếu máu, suy nhược, giảm sức đề kháng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý khác. Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc con, dễ xảy ra những bất hòa trong tình cảm gia đình.

Ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm lý và thể chất

Bên cạnh thể chất, yếu tố tâm lý cũng bị tác động đáng kể. Tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng như trầm cảm sau sinh, khiến mẹ dễ có những quyết định tiêu cực cho bản thân và cả em bé. Tâm lý bất ổn của mẹ sau sinh nếu không được điều trị sẽ khiến tình trạng này ngày một tệ đi, tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Hậu sản mòn cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về xương khớp, tim mạch hoặc những bệnh lý do bị suy yếu cơ quan nội tạng trong tương lai. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm vừa giúp phục hồi sức khỏe cho mẹ vừa giúp đảm bảo quá trình chăm sóc con khỏe mạnh, tạo mối gắn kết tích cực cho mẹ và bé.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán hậu sản mòn

Để đưa ra nhận định mẹ bỉm đang trong tình trạng hậu sản mòn, bác sĩ thường sẽ thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát kết hợp với các câu hỏi về tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh như:

  • Thăm khám lâm sàng: Kiểm tra chiều cao, cân nặng, đo các chỉ số sinh học thông thường, khám tim phổi bằng ống nghe.
  • Hỏi bệnh: Thăm hỏi về những triệu chứng gặp phải, tiền sử bệnh trước đây của bản thân người mẹ và gia đình, chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Nếu nghi ngờ có bệnh lý nào khác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để phân tích, loại trừ các khả năng khác.

Các phương pháp điều trị

điều trị hậu sản mòn

Kế hoạch điều trị hậu sản mòn không chỉ tập trung vào phục hồi thể chất mà còn giúp cải thiện toàn diện cho sức khỏe tinh thần cùng chế độ dinh dưỡng cho các mẹ sau sinh. Việc điều trị thường bao gồm:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho khoa học, cân bằng, lành mạnh để bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu, cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý do thiếu chất gây ra. Các mẹ cần tăng cường thực phẩm giàu sắt (như thịt đỏ, gan), bổ sung canxi, ăn nhiều rau củ, trái cây để cung cấp các loại vitamin, khoảng chất,… Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý giữ cơ thể đủ nước, có thể uống bổ sung thêm các vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng và giúp tinh thần thoải mái hơn. Các mẹ bỉm thường lo lắng về rất nhiều thứ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, tự tạo áp lực lên bản thân, dẫn đến mất ngủ, suy kiệt, thiếu tỉnh táo và căng thẳng kéo dài. Do đó, các mẹ cần sắp xếp thời gian sinh hoạt phù hợp để đảm bảo cơ thể vẫn được ngủ đủ thời gian tối thiểu, có khoảng thời gian riêng để chăm sóc bản thân, thực hành các kỹ thuật giúp thư giãn như thiền, hít thở sâu để giảm bớt lo âu.
  • Vận động thể chất nhẹ nhàng với các bài tập đơn giản như đi bộ, giãn cơ, yoga để cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường sức khỏe cơ bắp. Việc này cũng giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, cải thiện sức khỏe cho người mẹ.
  • Theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và điều trị nhanh chóng. Nếu bạn nghĩ rằng cơ thể đang thiếu hụt dinh dưỡng thì nên thực hiện xét nghiệm máu phân tích các thành phần vi chất để có kế hoạch thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Các trường hợp người mẹ gặp phải vấn đề tâm lý sau sinh cũng cần điều trị sớm bằng các chương trình tư vấn tâm lý trị liệu hoặc sử dụng thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng nên nhờ đến sự giúp đỡ từ người thân hoặc các cộng đồng xã hội. Sự đồng hành, chia sẻ của những người xung quanh sẽ giúp các mẹ cảm thấy không còn cô đơn trong hành trình chăm sóc con. Việc nhận được đồng cảm, thấu hiểu từ người khác cũng giúp tinh thần mẹ bỉm được cải thiện tích cực hơn, hạn chế những lo âu quá mức. Hãy chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, phục hồi lại năng lượng sau khi sinh.

Ngoài ra, các mẹ bỉm có thể tham khảo bài viết Tổng hợp các bài thuốc dân gian chữa hậu sản mòn phổ biến để chăm sóc sức khỏe sau sinh thật tốt.

Phòng ngừa hậu sản mòn

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Vì thế, từ trong giai đoạn mang thai, bác sĩ sản khoa thường khuyến khích phụ nữ tìm hiểu kỹ về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng đầy đủ và trang bị kiến thức chăm sóc bản thân sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc chuẩn bị kiến thức sớm giúp mẹ ít cảm thấy bối rối, bỡ ngỡ khi chăm sóc con cũng như biết đảm bảo sức khỏe bản thân, giảm nguy cơ gặp phải vấn đề như hậu sản mòn hoặc biến chứng khác sau sinh. Đặc biệt, việc giáo dục sức khỏe sinh sản đúng cách còn tạo sự tự tin, chủ động cho mẹ bầu. Để phòng ngừa hậu sản mòn, các mẹ cần:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối: Bổ sung đủ protein, vitamin và khoáng chất. Tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết chế độ ăn uống của mình đã hợp lý, đầy đủ chất chưa.
  • Tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày: Đi bộ, yoga hoặc thực hiện bài tập phục hồi sàn chậu với cường độ thích hợp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nhằm sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường về huyết áp, nội tiết hoặc tình trạng nhiễm trùng.
  • Chăm sóc vết mổ đúng cách: Vệ sinh vết mổ sạch sẽ, thay băng, theo dõi dấu hiệu sưng, đau.
  • Giữ tinh thần lạc quan: Trò chuyện với người thân, chia sẻ với bác sĩ khi cảm thấy lo lắng hoặc stress.

Bạn cũng đừng quên thời gian vàng để phục hồi là ngay những tuần đầu sau sinh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như sốt, đau bất thường hoặc sụt cân quá nhanh, hãy đi khám ngay. Hãy nhớ, bạn không cô đơn, rất nhiều bà mẹ khác cũng đang trải qua thử thách của giai đoạn này. Điều quan trọng là hiểu rõ tình trạng, trang bị đủ kiến thức và tìm kiếm sự đồng hành từ gia đình, bạn bè, cộng đồng y tế. Hậu sản mòn hoàn toàn có thể cải thiện hiệu quả mà không để lại ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Factors associated with postpartum fatigue: an exploration of the moderating role of resilience https://www.frontiersin.org/journals/public-health/articles/10.3389/fpubh.2024.1394380/full Ngày truy cập: 19/05/2025

Understanding Postpartum Fatigue https://www.medicoverhospitals.in/articles/postpartum-fatigue-symptoms-causes-remedies Ngày truy cập: 19/05/2025

How to cope with postpartum fatigue: Tips for exhausted moms https://www.babycenter.com/baby/postpartum-health/postpartum-fatigue-how-to-cope_1152217 Ngày truy cập: 19/05/2025

Postpartum care: After a vaginal delivery – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233 Ngày truy cập: 19/05/2025

Warning signs of postpartum health problems | March of Dimes https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/postpartum/warning-signs-postpartum-health-problems Ngày truy cập: 19/05/2025

Postpartum Physical Symptoms in New Mothers: Their Relationship to Functional Limitations and Emotional Well-being – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3815625/ Ngày truy cập: 19/05/2025

x