Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 27/09/2022

Bác sĩ giải đáp: Chữa tắc tia sữa bằng coca cola được không?

Bác sĩ giải đáp: Chữa tắc tia sữa bằng coca cola được không?
Không ít chị em rỉ tai nhau về việc chữa tắc tia sữa bằng coca cola. Nhưng sự thật đây là phương pháp làm phản khoa học và không được khuyến cáo. Mẹ hãy lắng nghe chia sẻ của bác sĩ về vấn đề này.

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được phương pháp chữa tắc tia sữa bằng coca cola là đúng. Mẹ muốn hiểu rõ phương pháp này chưa khoa học ở chỗ nào và đâu là cách làm khoa học để tránh những hậu quả khôn lường về sau thì hãy theo dõi phần trả lời của Bác sĩ dưới đây mẹ nhé.

Chữa tắc tia sữa bằng coca cola được không?

Bạn đọc hỏi:

Chuyện là em hay gặp tình trạng tắc tia sữa khi bơm sữa cho bé nhà mình. Em thật sự hoang mang vì lúc mang thai bé đầu lòng, em chưa từng gặp vấn đề tương tự. Giờ bị tắc tia sữa, chưa biết phải làm sao nên em cũng tìm đến Google và thử các cách như xoa bóp vú trước khi bơm sữa nhưng không có tác dụng (có thể do em xoa bóp sai cách). Mẹ chồng và các cô trong nhà em khuyên nên sử dụng cách chữa tắc tia sữa bằng coca cola. Cụ thể, trước khi cho bé bú sẽ uống vài ngụm coca cola, sau đó massage ngực và dùng một chiếc lược bí chải xuôi theo bầu ngực để sữa chảy ra. Phương pháp này còn khá mới với em, em không chắc liệu cách làm này có hiệu quả và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé không ạ. Mong sớm nhận được phản hồi từ Bác sĩ! Em cám ơn.

(Ngọc Tuyền – An Giang)

Bác sĩ trả lời:

Chào chị Ngọc Tuyền. Trước tiên, tôi phải khẳng định rằng, chữa tắc tia sữa bằng coca cola là một phương pháp thiếu cơ sở khoa học và có nguy cơ dẫn đến hậu quả khôn lường cho sức khỏe của mẹ và bé.

Theo khuyến cáo, phụ nữ sau sinh cần phải tránh các loại nước ngọt, nước có gas, nước có hàm lượng caffeine cao; ít nhất là trong 6 tháng. Trong khi đó, hàm lượng caffeine của coca cola lại rất cao, cụ thể:

  • Coca light là 42mg
  • Coca cola zero sugar là 32mg
  • Coca cola lon truyền thống 330ml là 32mg
  • chữa tắc tia sữa bằng coca cola có được không
    Chữa tắc tia sữa bằng coca cola có được không?

    Hậu quả đối với mẹ và bé khi sử dụng phương pháp chữa tắc tia sữa bằng coca cola

    1. Hậu quả đối với bé

    Đường tiêu hóa và hệ bài tiết chưa ổn định của bé cộng với việc tích tụ một lượng lớn caffeine sẽ khiến bé dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa, gây chậm tăng cân, thậm chí khiến mẹ và bé mất ngủ.

    2. Hậu quả đối với mẹ

    Nếu mẹ “nạp” vào người quá nhiều coca cola sẽ làm tăng nguy cơ tăng đường huyết, đặc biệt là mẹ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ.

    Tóm lại, việc mẹ dùng nước ngọt để thông ống dẫn sữa sẽ hoàn toàn không giúp mẹ giải quyết tình trạng tắc tia sữa mà còn làm tình trạng diễn biến xấu đi vì làm chậm trễ quá trình chữa trị.

    >>Bạn có thể quan tâm: Đau bầu sữa khi cho con bú: 3 nguyên nhân và giải pháp khắc phục

    Lời khuyên chữa tắc tia sữa từ tự nhiên đảm bảo sức khỏe từ Bác sĩ

    chữa tắc tia sữa bằng những phương pháp tự nhiên

    Khi bị tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng những cách làm đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà như sau để loại bỏ tắc nghẽn:

    • Lau người bằng nước ấm: Tắm nước ấm hoặc dùng khăn ấm lau bầu vú trước khi cho con bú hoặc trong lúc xoa bóp vú. Dưới sức nóng của nhiệt, sữa vón cục tan dần, tạo điều kiện thuận lợi cho các tia sữa lưu thông.
    • Massage: Nhẹ nhàng massage vùng vú bị tắc tia sữa trước và trong khi cho con bú có thể cải thiện việc tiết sữa và giúp giảm đau cho mẹ. Thứ tự massage như sau, mẹ bắt đầu từ chỗ tắc và xoa về phía núm vú. Sau đó, mẹ xoa bóp theo hướng vòng tròn nhỏ hoặc vuốt dài. Ngoài ra, mẹ cũng có thể massage nhẹ dưới vòi hoa sen bằng cách sử dụng mặt cùn của lược để vuốt nhẹ từ chỗ tắc xuống về phía núm vú.
    • Cho bé bú hết sữa: Mẹ nên cho bé bú thường xuyên, khoảng 2 giờ một lần. Mỗi lần cho con bú, mẹ hãy cho bé (lúc đang đói) bú ở bên vú bị tắc tia sữa trước, điều này có thể giúp hút chất gây tắc nghẽn ra ngoài tốt hơn.

      • Nếu vú mẹ đang quá đau, hãy thử cho bé bú bên vú còn lại cho đến khi bé bắt đầu thả lỏng. Sau đó mới chuyển sang vú bị tắc.
      • Bơm hoặc vắt sữa bằng tay sau khi cho bú để đảm bảo làm rỗng hoàn toàn sữa trong bầu vú tối ưu nhất.

  • Cho bé bú ở tư thế đúng: Việc chuyển đổi tư thế có thể giúp tiết sữa tốt hơn. Mẹ chú ý điều chỉnh cho cằm hoặc mũi của trẻ hướng về phía ống dẫn sữa bị tắc, điều này sẽ khiến việc hút sữa ra dễ dàng hơn. Việc cho bé bú đúng cách là điều cực kì quan trọng để ngăn ngừa cũng như điều trị các rối loạn về vú trong thời gian cho con bú, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách cho bú đúng cách.
  • Siêu âm trị liệu: Có một số bằng chứng cho thấy siêu âm có thể giúp phá vỡ các ống dẫn bị tắc và được khuyến nghị thực hiện khi những phương pháp chữa tắc tia sữa còn lại không hiệu quả. Mẹ chú ý thăm khám và tham vấn ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu thêm về phương pháp siêu âm điều trị phù hợp.
  • >>Bạn có thể quan tâm: Lá tía tô có làm mất sữa không? Những tác dụng và bài thuốc chữa mất sữa từ tía tô

    Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị bổ sung nếu việc tắc tia sữa tiếp tục tái phát, như sau:

    • Giảm chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống: Đôi khi ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa ở mẹ. Vì thế, mẹ cố gắng hạn chế chất béo bão hòa (chủ yếu có trong các thực phẩm từ động vật), cụ thể:

  • Đối với sản phẩm từ sữa: Mẹ nên chọn loại ít chất béo hoặc không có chất béo.
  • Đối với thịt từ động vật: Mẹ chỉ nên lựa phần nạc
  • Đối với cá và thịt gia cầm: Mẹ nên loại bỏ phần da vì nó chứa nhiều protein, chất béo.
  • Thay vì sử dụng bơ hay mỡ, mẹ hãy cân nhắc sử dụng chất béo không bão hòa như dầu ô liu, bơ và dầu hạt cải. Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa từ bơ hạt, bơ, dầu, quả hạch, hạt và cá hồi.
  • Bên cạnh đó, mẹ có thể thử ăn các loại đậu, quả hạch và hạt và biến chúng thành nguồn cung cấp protein chính của mình. Điều này sẽ giúp tăng cường chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống của mẹ.
  • Bổ sung lecithin: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lecithin, một phospholipid tự nhiên, có thể giúp làm tan các ống dẫn sữa bị tắc. Lecithin được tìm thấy trong nguồn động vật và thực vật như nội tạng động vật, thịt bò, hải sản, trứng, các loại đậu như đậu nành, đậu đen…
  • Mẹ nên lưu ý tham vấn bác sĩ và chuyên gia tư vấn cho con bú trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung mới nào mẹ nhé.

    >>Bạn có thể quan tâm: Bỏ bú cho bé mẹ bị căng sữa, nỗi khổ không của riêng ai

    Hy vọng qua những thông tin trên, mẹ Ngọc Tuyền cũng như các chị em trong hội bỉm sữa có thể tự tin đưa ra quyết định chính xác nhất về cách chữa tắc tia sữa và cân nhắc cẩn thận về chữa tắc tia sữa bằng coca cola. Nếu mẹ không chắc chắn về bất kỳ điều gì, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp, từ đó có thể kịp thời ngăn ngừa các biến chứng khác như viêm vú mẹ nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Lưu ý khi chữa tia tắc sữa bằng coca cola – Bác sĩ Lê Văn Thuận

    Cập nhật ngày 17/09/2022

    2. Management of breast conditions and other breastfeeding difficulties

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148955/

    Truy cập ngày 17/09/2022

    3. Plugged Ducts, Mastitis, and Thrush

    https://wicbreastfeeding.fns.usda.gov/plugged-ducts-mastitis-and-thrush

    Truy cập ngày 17/09/2022

    4. Ultrasound as a treatment of mammary blocked duct among 25 postpartum lactating women: a retrospective case series

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3437340/

    Truy cập ngày 17/09/2022

    5. Mastitis – Causes and Management

    http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/66230/WHO_FCH_CAH_00.13_eng.pdf;jsessionid=D7DA638B2C09DD77078FB68E624A6164?sequence=1

    Truy cập ngày 17/09/2022

    x