Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 26/05/2023

Bà đẻ có ăn được mít không? Bật mí 4 tác dụng của mít với mẹ bỉm sữa

Bà đẻ có ăn được mít không? Bật mí 4 tác dụng của mít với mẹ bỉm sữa
Các mẹ thường cho rằng ăn mít trong thời gian cho con bú sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé vì mít rất nóng. Tuy nhiên, thực hư thông tin này là thế nào? Liệu bà đẻ có ăn được mít không? Câu trả lời có thể khiến bạn phải ngạc nhiên đấy.

Bạn hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “bà đẻ có ăn được mít không” để không bỏ lỡ món ăn đầy dinh dưỡng này nhé.

Sinh xong ăn mít được không? Ở cữ có ăn được mít chín không?

Mẹ sau sinh có ăn được mít không? Từ xưa đến nay, ông bà ta thường có quan niệm mít rất nóng nên không cho phụ nữ sau sinh hoặc trẻ con ăn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ sau sinh nên ăn mít bởi vì mít và các sản phẩm làm từ loại quả này đều rất tốt, có tác dụng hỗ trợ và giúp làm tăng tiết sữa cho mẹ sau sinh.

Mít chứa ít calo nhưng có nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B2, canxi, kali, sắt, natri, kẽm… Trong đó, vitamin C cực kỳ quan trọng, chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại những gốc tự do, giữ lại tế bào trong cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch, giữ răng lợi chắc khỏe cho mẹ. Do đó, sinh xong ăn mít được không? Chắc chắn là được.

Vậy nếu mẹ sinh mổ thì sao? Sinh mổ có ăn được mít không? Trên thực tế, mít không gây ảnh hưởng đến sự hồi phục của vết mổ sau sinh mà còn cung cấp protein giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, mít sẽ giúp cơ thể mẹ kích thích sản sinh ra nhiều hồng cầu trong cơ thể sau quá trình sinh mổ bị mất máu nhiều.

Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc bà đẻ có ăn được mít không, mẹ sau sinh có ăn mít được không thì hãy cùng điểm qua 4 tác dụng của mít với mẹ sau sinh dưới đây nhé.

4 lợi ích không ngờ khi bà đẻ ăn mít đúng cách

Tuy có một “ngoại hình” không bắt mắt, nhưng theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng mà quả mít mang lại vô cùng to lớn, nhất là với các mẹ bầu.

Đây cũng là một trong số ít những loại trái cây tốt cho bà bầu vì có hàm lượng vitamin nhóm B khá cao, bao gồm vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic.

1. Sinh xong ăn mít được không? Được vì giúp cải thiện sức khỏe

Bà đẻ có ăn được mít không? Được vì giúp cải thiện sức khỏe

Sau sinh, cơ thể bà đẻ thường rất yếu, nên việc bồi bổ những món ăn ngon vừa giúp mẹ tăng lượng sữa đủ cho bé, vừa cải thiện được sức khỏe của bản thân.

Các nhà khoa học tìm ra cứ 100g mít lại chứa 95 calo. Chính vì thế mà loại quả này trở thành món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng tăng cường năng lượng cho mẹ, đặc biệt là các mẹ có sức đề kháng kém, hay dễ mắc bệnh.

2. Ăn mít giúp mẹ bổ sung lượng máu đã mất khi sinh bé

Bà đẻ có ăn được mít không? Mít chín giàu khoáng chất như sắt, magie, canxi, phốt pho… Đặc biệt, hàm lượng chất sắt có trong mít sẽ giúp sản sinh nhiều máu cho cơ thể mẹ trong quá trình phục hồi sau sinh. Do đó, mẹ bỉm nên tăng cường ăn mít để bổ sung lượng máu đã mất, đồng thời kích thích dòng máu lưu thông nhé.

3. Ngăn ngừa nhức mỏi xương khớp sau sinh

Sau khi sinh bé, mẹ thường ít vận động nên xương khớp bị cứng.

Nếu mẹ ăn mít đúng cách sẽ giúp khắc phục tình trạng này vì hàm lượng magie trong mít cao. Đây cũng là chất cần thiết đối với quá trình hấp thụ canxi để giúp xương chắc khỏe, không bị tê cứng.

Ngoài ăn mít, mẹ cũng nên bổ sung chất sắt và canxi có trong thịt, cá, hải sản… để đạt hiệu quả cao nhất nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 10 loại quả tốt cho mẹ và bé

4. Ăn mít có lợi sữa không? Nên ăn để lợi sữa cho con yêu

Bà đẻ có ăn được mít không? Nên ăn để lợi sữa cho con yêu

Ăn mít có lợi sữa không? Bà đẻ có ăn được mít không? Từ những gì nêu trên, nếu mẹ bỉm còn thắc mắc sinh xong ăn mít được không thì câu trả lời hoàn toàn là được. Đặt biệt, mít còn là trái cây lợi sữa rất tốt cho mẹ và bé.

Phần lá mít và quả mít non còn có tác dụng lợi sữa và giúp chữa tắc tia sữa. Do đó, ngoài các bữa ăn chính, mẹ nên ăn mít tráng miệng để không bị thiếu nguồn sữa bổ dưỡng cho con yêu trong quá trình phát triển thể chất.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh có được ăn bánh mì không? 8 lý do mẹ cần cân nhắc

Sau sinh bao lâu được ăn mít?

Thông thường, mẹ sau sinh thường phải mất khoảng 7-14 ngày để cơ thể hồi phục tùy vào cơ địa. Trong khi đó, các mẹ sau sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút, khoảng hơn 6 tuần.

Chính vì vậy, để cơ thể hấp thu được tốt nhất các dinh dưỡng trong mít, mẹ sinh thường nên ăn mít sau khoảng 1-2 tuần, còn mẹ sinh mổ cần 1-2 tháng.

Khi cơ thể mẹ dần hồi phục, các bộ phận bên trong như hệ tiêu hóa cũng hoạt động bình thường, mẹ ăn các sản phẩm nhiều vitamin và khoáng chất như mít cũng dễ tiêu hơn. Nếu mẹ ăn quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường?

sinh xong ăn mít được không
Sinh xong ăn mít được không? Sau sinh bao lâu ăn được mít?

Cách giúp mẹ sau sinh phân biệt mít ngon với mít ngâm hóa chất

Biết ở cữ có được ăn mít không là chưa đủ. Để đảm bảo nguồn sữa cho con, mẹ cần lựa được trái mít ngon.

  • Về vỏ và gai: Mít chín cây thường có vỏ mềm, mắt tròn, gai không nhọn và thưa khi chín cây. Ngược lại, mít ngâm hóa chất sẽ có gai nhọn, mắt nhỏ và dày.
  • Về mủ mít: Với mít chín tự nhiên khi bổ ra thường ít mủ, mít bơm hóa chất sẽ nhiều mủ, loãng và chảy ra.
  • Về múi mít: Mít ngon có những múi vàng óng, xơ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, ăn bùi và ngọt đậm. Mít chín ép thì múi không vàng óng mà nhạt, ăn cảm giác sượng, không ngọt bùi, đậm đà như mít thật.
  • Về hương thơm: Mít nếu bị ép chín sẽ ít mùi hoặc không có mùi, nhưng với mít chín cây thì sẽ có mùi thơm nức.
  • Nhận diện mít ngon qua âm thanh: Mít chín cây khi vỗ hoặc gõ ở vỏ mít phát ra âm thanh bình bịch thì đó là mít chín, ngon.
  • Mít đúng mùa vào tháng 6 – tháng 8 nên mẹ muốn ăn mít thì nên chọn mít đúng mùa mới tốt cho sức khỏe và mang lại những lợi ích kể trên.

Những lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn mít

  • Các mẹ bỉm mắc bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ… nên hạn chế ăn loại quả này. Bởi lượng đường trong mít khá cao dễ gây tăng đường huyết, nóng gan từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ.
  • Tốt nhất mẹ nên ăn mít sau các bữa ăn chính từ 1-2 tiếng, và không ăn mít vào buổi tối để tránh đầy bụng, khó tiêu.
  • Mẹ nên chủ động tạo cho bản thân một thực đơn nhiều món bao gồm cả trái cây, hoa quả để cân bằng các vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Nếu mẹ từng bị dị ứng khi ăn mít trước đây, thì cũng không nên dùng loại quả này vì sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, con cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt từ nguồn sữa.
  • Mẹ bỉm nên ăn một lượng vừa phải từ 60-80g một ngày, và giãn cách 3-4 ngày ăn 1 lần để tận dụng những lợi ích của mít mà không gây bất lợi cho sức khỏe.
Bà đẻ có ăn được mít không
Bà đẻ có ăn được mít không? Cách chọn mít ngon cho bà đẻ

Món ăn từ mít non lợi sữa cho mẹ sau sinh

Ngoài mít chín ăn tự nhiên, chúng tôi giới thiệu cho mẹ hai món ăn đơn giản từ mít non giúp mẹ lợi sữa, sữa về nhanh nhiều và có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời, giúp mẹ phong phú thêm cho thực đơn ở cữ của mình.

1. Mít non nấu giò heo

Mít non thái dày khoảng 1cm, rửa sạch mủ, để ráo. Giò heo rửa sạch, ướp gia vị hành, tiêu, muối. Cho dầu vào nồi, đảo dò heo cho săn lại rồi đổ nước vào. Khi nước bắt đầu sôi thì cho mít non đã thái vào đảo đều. Đun nhỏ lửa đến khi cả mít và giò đều chín mềm thì tắt bếp. Cho ra bát và thưởng thức.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh bao lâu thì được ăn bún để an toàn cho mẹ và bé?

2. Canh mít non

Mít non thái mỏng, xé nhỏ. Tôm lột vỏ, bỏ đầu đuôi, rút chỉ ở sống lưng, rửa sạch rồi giã nhỏ và ướp gia vị. Rau ngót rửa sạch, để ráo.

Phi thơm hành rồi cho tôm vào xào săn. Đổ nước vào một lượng vừa đủ. Cho mít vào đun cùng đến khi mít chín mềm thì cho rau ngót vào. Chờ nước sôi, nêm nếm nước và gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Đối với hầu hết món ăn, mẹ nên biết cách ăn sao cho đúng và an toàn để bồi bổ sức khỏe. Mẹ cũng hãy đảm bảo ăn mít không bị giập úng, không hóa chất, thuốc trừ sâu… để mang lại nguồn sữa tốt nhất cho con yêu nhé. Vấn đề bà đẻ có ăn được mít không đã có câu trả lời rồi đúng không các mẹ. Các mẹ sau sinh nhớ ăn mít đúng cách để đảm bảo mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Fruits to Eat and Avoid During Breastfeeding
https://parenting.firstcry.com/articles/fruits-to-eat-and-avoid-during-breastfeeding/
Ngày truy cập 29/12/2021

2. Healthy breastfeeding diet
https://www.nhs.uk/start4life/baby/breastfeeding/healthy-diet/food-and-drinks-to-avoid/
Ngày truy cập 29/12/2021

3. Breast-feeding nutrition: Tips for moms
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912
Ngày truy cập 29/12/2021

4. 8 Best Fruits You Should Eat While Breastfeeding
https://www.momjunction.com/articles/fruits-you-should-eat-while-breastfeeding_00352476/
Ngày truy cập 29/12/2021

5. 31 Best Lactogenic Foods That Increase Breast Milk Supply
https://www.momjunction.com/articles/best-foods-to-increse-breast-milk_0076100/#gref
Ngày truy cập 29/12/2021

x