Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 25/11/2021

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì, có làm giảm ham muốn hay không?

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì, có làm giảm ham muốn hay không?
Triệt sản sau sinh mổ là một trong những hình thức tránh thai vĩnh viễn. Thế triệt sản sau sinh mổ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì? Triệt sản nữ là gì? Liệu triệt sản có làm mất đi những nhu cầu sinh lý thường ngày của chị em không? Cùng MarryBaby làm rõ trong bài viết này nhé.

Triệt sản nữ là gì?

Để biết triệt sản nữ có ảnh hưởng gì bạn cần tìm hiểu về phương pháp này. Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai an toàn và đạt hiệu quả cao hiện nay. Đơn giản hơn, triệt sản có thể hiểu là thắt hai ống dẫn trứng để chặn đường đi của trứng.

Trứng vẫn rụng như bình thường nhưng không thể đi vào tử cung gặp tinh trùng dẫn đến phụ nữ không thể mang thai. Trên lý thuyết được hiểu là như vậy. Tuy nhiên, triệt sản không tránh thai tuyệt đối.

Phương pháp này chỉ có hiệu quả hơn 99%. Đồng nghĩa với việc vẫn có trường hợp mang thai trở lại sau khi triệt sản. Điều này rất hiếm gặp nhưng không phải không có.

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì
Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì là những vấn đề nhiều chị em quan tâm

Triệt sản sau sinh mổ hoặc sinh thường thích hợp với phụ nữ có độ tuổi từ 40 – 44 khi không còn nhu cầu sinh con. Hơn nữa, các chị em thường truyền tai nhau “mổ đẻ lần 3 triệt sản luôn”.

Một lưu ý dành cho phụ nữ muốn triệt sản chính là cần bàn bạc thật kỹ với chồng và đưa ra quyết định cuối cùng khi quyết định triệt sản. Vì khi muốn có con trở lại sau khi thắt ống dẫn trứng rất khó.

Các bác sĩ có thể thực hiện nối ống dẫn trứng lại như lúc đầu nhưng hiện ít làm phương pháp này nữa. Do đó, để có con trở lại, các cặp đôi bắt buộc phải thụ tinh nhân tạo, chọc hút trứng và thụ tinh trong ống nghiệm rồi đưa vào lại trong tử cung. Việc này không chỉ tốn nhiều tiền bạc mà còn mất nhiều thời gian, công sức cho vợ và chồng.

MarryBaby xin nhấn mạnh phương pháp triệt sản sau sinh chỉ dành cho những người không muốn sinh thêm con. Vì thế, hãy thận trọng với quyết định của mình nhé.

Triệt sản sau sinh như thế nào?

Nhược điểm của triệt sản sau sinh đặc biệt là sinh mổ là rất khó có con trở lại nên phương pháp này ít người áp dụng. Biện pháp này phù hợp với các mẹ đã sinh mổ 2 hoặc 3 lần để bảo toàn sức khỏe.

Do đó, đa số phụ nữ sẽ triệt sản bằng cách kết hợp với đẻ mổ hoặc phẫu thuật ổ bụng. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật thắt hai ống dẫn trứng làm trứng ở yên trong buồng trứng, không thể theo vòi trứng đi xuống tử cung hoặc cổ tử cung.

Sau khi triệt sản, sức khỏe chị em hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì cả. Phương pháp này chỉ giúp chị em ngừa thai gần như tuyệt đối.

Mổ chỉ tác động vào vòi trứng, không ảnh hưởng buồng trứng. Cho nên các cơ quan sinh dục cũng như nội tiết tố vẫn hoạt động bình thường. Vậy triệt sản nữ có làm giảm ham muốn? Thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Vì có sự can thiệp ngoại khoa nên triệt sản sau sinh mổ vẫn mang theo những rủi ro nhất định. Cho nên, nếu xuất hiện các dấu hiệu như sốt, đau bụng âm ỉ, chảy mủ vết mổ, sưng vùng mổ, chậm kinh, nghi ngờ mang thai,…

Nặng hơn là chảy máu ổ bụng, viêm phúc mạc, chảy máu liên tục, nhiễm trùng vết mổ thì cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hai hình thức triệt sản thường gặp

Muốn biết triệt sản nữ có ảnh hưởng gì, bạn cần tìm hiểu 2 biện pháp triệt sản phổ biến nhất hiện nay. Trong đó thắt ống dẫn trứng được nhiều người biết đến hơn phương pháp triệt sản không phẫu thuật. Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

1. Thắt ống dẫn trứng

Thời điểm tốt nhất để thắt ống dẫn trứng chính là ngay sau khi quá trình vượt cạn hoàn tất (sinh mổ trước khi tử cung co lại quá nhiều. Tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn đợi thêm.

Với hình thức triệt sản sau sinh mổ này, bắt buộc phải được gây mê. Bác sĩ sẽ làm phồng bụng bằng khí và rạch một đường nhỏ để dễ dàng tiếp cận cơ quan sinh sản thông qua nội soi. Sau đó, bác sĩ tiến hành đóng ống dẫn trứng như sau:

  • Bước 1: Cắt và gấp ống dẫn trứng.
  • Bước 2: Loại bỏ các phần của ống dẫn trứng.
  • Bước 3: Chặn các ống bằng băng khâu hoặc kẹp.
Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì
Thắt ống dẫn trứng được thực hiện ngay sau sinh mổ

Quá trình thắt ống dẫn trứng cần thực hiện theo quy trình mới mang lại kết quả như mong muốn. Nhiều người cho rằng có thể đảo ngược quy trình này.

Thực tế, vẫn có thể đảo ngược nhưng quá trình này phức tạp hơn rất nhiều so với việc thắt ống dẫn trứng bình thường. Hơn nữa, khả năng mang thai trở lại và làm lành vết thương cũng sẽ gặp khó khăn và mang nhiều rủi ro tiềm ẩn

Có khoảng 25 – 87% phụ nữ khi đã thực hiện đảo ngược quy trình thắt ống dẫn trứng vẫn thụ thai tự nhiên và sinh con thành công. Nhưng kèm theo nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cho nên, muốn sinh con sau khi thắt ống dẫn trứng, tốt nhất hãy lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai an toàn.

2. Triệt sản không phẫu thuật

Còn một hình thức triệt sản sau sinh mổ ít người biết hơn chính là Essure (hay còn gọi là phương pháp ít xâm lấn). Thủ thuật này có thể thực hiện sau khoảng 06 tuần sau khi sinh.

Bác sĩ sẽ luồn một đầu dò có gắn kèm camera nhỏ qua ngả tử cung, đặt mỗi bên một que cấy kim loại vào ống dẫn trứng. Tác dụng của thiết bị này chính là tạo mô sẹo và chặn ống dẫn trứng vĩnh viễn. Chỉ mất khoảng 10 đến 15 phút bạn đã có thể triệt sản không xâm lấn.

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì? có làm giảm ham muốn?

Hầu hết các ca triệt sản sau sinh trên thế giới đều không để lại biến chứng và sẽ được xuất viện vào cùng ngày triệt sản. Thời gian hồi phục có lâu không?

Tùy vào cơ địa của từng người, mốc thời gian hồi phúc sẽ khác nhau, thường thì từ 2 đến 5 ngày sau khi triệt. Để thuận tiện hơn, hãy tái khám sau đó để bác sĩ thăm khám vết thương.

Khi vết thương lành hẳn, bạn và chồng có thể quan hệ bình thường như chưa có gì xảy ra.

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì
Triệt sản sau sinh hoàn toàn không ảnh hưởng đến ham muốn tình dục

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì? Nhìn chung triệt sản sau sinh mổ hoàn toàn không ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của người phụ nữ.

Vì phương pháp này chỉ tác động trực tiếp đến ống dẫn trứng, các cơ quan và hormone sinh dục, nội tiết tố nữ vẫn hoạt động bình thường. Vì thế, triệt sản hoàn toàn không làm giảm ham muốn vợ chồng.

Mặt khác, triệt sản mang đến cảm giác thoải mái và an tâm cho các cặp vợ chồng vì không cần áp dụng các biện pháp phòng tránh thai hoặc sợ mang thai ngoài ý muốn. Từ đó, các cuộc “yêu” dễ đạt cực khoái và chất lượng cũng đi lên.

Ưu điểm của triệt sản sau sinh chính là ít khi thất bại và thời gian hiệu quả gần như vĩnh viễn. Nhược điểm chính là khó có con trở lại. Cho nên, bạn cần suy xét kỹ càng triệt sản nữ có ảnh hưởng gì trước khi đưa ra quyết định triệt sản.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Oophorectomy

https://www.webmd.com/ovarian-cancer/ovaries-removal-surgery

Truy cập ngày 13/10/2021

2. Prophylactic oophorectomy: Preventing cancer by surgically removing your ovaries

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/oophorectomy/in-depth/breast-cancer/art-20047337

Truy cập ngày 13/10/2021

3. Oophorectomy: Everything you need to know

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320555

Truy cập ngày 13/10/2021

4. Oophorectomy or salpingectomy—which makes more sense?

https://www.mdedge.com/obgyn/article/80656/surgery/oophorectomy-or-salpingectomy-which-makes-more-sense

Truy cập ngày 13/10/2021

5. Female sterilisation

https://www.nhs.uk/conditions/contraception/female-sterilisation/

Truy cập ngày 13/10/2021

x