Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/03/2021

Trẻ ăn đêm có tốt không? Những điều mẹ cần biết

Trẻ ăn đêm có tốt không? Những điều mẹ cần biết
Ban đêm mẹ thấy bé quấy khóc thì nghĩ con yêu đói bụng rồi thoải mái nuông chiều theo những nhu cầu của cục cưng. Thế nhưng, trẻ ăn đêm có tốt không?
trẻ ăn đêm có tốt không
Trẻ ăn đêm có tốt không? Câu trả lời còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé

Trẻ ăn đêm có tốt không? Tùy thuộc theo từng độ tuổi mà bé nên hoặc không nên ăn đêm. Mẹ cùng tìm hiểu câu trả lời dưới đây để không mắc sai lầm nghiêm trọng trong cách nuôi dưỡng con yêu ở những năm tháng đầu đời nhé.

Trẻ ăn đêm có tốt không?

Mẹ bỉm thường có xu hướng cho con ăn nhiều về đêm để bé không bị trằn trọc quấy khóc khi đói, từ đó dễ chìm sâu vào giấc ngủ. Một số người thì cho trẻ ăn sữa trong khi ngủ để đạt được chiều cao tốt nhất. Người lại ép con ăn bột thật no trước giờ ngủ để bé không thức dậy đòi bú đêm và… đái dầm.

Vậy trẻ ăn đêm có tốt không? Câu trả lời còn tùy vào độ tuổi và nhu cầu của từng bé. Bé có thể trạng tốt sẽ ăn được nhiều, nhưng cũng có trẻ biếng ăn từ khi mới lọt lòng.

Trên thực tế, không có thời gian biểu cụ thể cho tất cả các bé. Do đó, mẹ cần phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của con cũng như độ tuổi nhất định để đưa ra chế độ ăn uống phù hợp khi cho trẻ ăn đêm.

1. Đối với những trẻ mới sinh trong 6 tháng đầu tiên

Mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú sữa bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thậm chí là ban đêm khi con yêu có dấu hiệu quấy khóc và đòi sữa. Tuy nhiên, mẹ nhớ cho bé ăn cách 2-3 tiếng mỗi cữ tùy theo nhu cầu của bé. Vì thời điểm này, trẻ chưa phân biệt được ngày đêm nên bé bú dựa hoàn toàn vào bản năng. Bé cũng chỉ có thể hấp thụ nguồn dinh dưỡng duy nhất từ việc bú sữa mẹ để duy trì hoạt động cả ngày.

Những lưu ý cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú đêm

Trẻ ăn đêm có tốt không? Những lưu ý khi cho trẻ 6 tháng bú đêm

Dù đáp ứng nhu cầu bú đêm của bé nhưng mẹ cũng cần biết những dấu hiệu con đã bú đủ để tránh cho bé bú quá nhiều khiến con yêu bị ọc sữa, khó thở.

Nếu thấy trẻ ăn no mà vẫn quấy khóc hoài, mẹ nên tìm hiểu những lý do khác như: Phòng ngủ có lạnh không, có ánh sáng chói vào mắt trẻ không hoặc bé có bị đau nhức hay bị côn trùng cắn không, từ đó tìm cách khắc phục đúng cho con yêu.

2. Đối với bé từ 6-24 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có thể nhận biết được nhịp ngày đêm, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ cũng lớn hơn mà sữa mẹ thì lại không đủ để đáp ứng cả ngày. Do đó, cha mẹ cần cho bé ăn bổ sung bằng sữa công thức hoặc đồ ăn dặm vào ban ngày.

Mẹ nên cho bé ăn dặm theo lượng tăng dần, đặc dần, gần giống với thức ăn của người lớn để khi đến giai đoạn cai sữa, bé sẽ không bị hụt hẫng vì phải thay đổi thói quen ăn uống.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 6 cách cai sữa cho bé hiệu quả mẹ cần bỏ túi

Ngoài các bữa ăn dặm vào ban ngày, mẹ vẫn có thể cho con bú thêm vào ban đêm với lượng giảm dần theo từng độ tuổi dưới đây:

  • 6-9 tháng: Nên cho bé bú thêm 2-3 lần/đêm theo nhu cầu từng bé
  • 9-12 tháng: 1-2 lần/đêm theo nhu cầu từng bé
  • Từ 12-24 tháng: 1 lần/đêm

Những lưu ý cho bé từ 6-24 tháng bú đêm

Mẹ không nên cho trẻ ăn quá no ngay sát giờ đi ngủ cho dù là sữa, bột, cơm, hoa quả…, tất cả đều không kịp tiêu hóa, đồng thời cùng với lượng dịch vị tiết ra trong giấc ngủ sẽ gây ứ, chướng bụng, trào ngược lên thực quản, tràn vào thanh quản của bé. Nếu để tình trạng này xảy ra thường xuyên, lâu ngày có thể gây viêm thực quản dẫn đến cơn ho kéo dài vô cùng nguy hiểm.

Cho con bú mẹ ban đêm, khi mẹ đã quá mệt mỏi và ngủ gật cũng có thể gây nguy hiểm cho con vì nếu mẹ không kịp trở tay, bé có thể bị sặc sữa dẫn đến khó thở.

Bú đêm trong thời gian dài, đặc biệt là khi bé đã mọc răng sẽ rất dễ khiến bé mắc các vấn đề răng nướu. Cho dù trước khi ngủ, mẹ đã giúp bé vệ sinh răng miệng một cách khoa học thì tình trạng bú đêm sau đó cũng vẫn khiến sức khỏe răng nướu của bé kém đi.

3. Đối với các bé trên 24 tháng tuổi

trẻ trên 24 tháng tuổi ăn đêm có tốt không

Ở độ tuổi này, trẻ ăn đêm có tốt không? Câu trả lời là không. Theo các chuyên gia, bé trên 24 tháng cần phải tăng cường chế độ ăn ban ngày. Sức chứa dạ dày bé lúc này đã lớn hơn nhiều và thực phẩm ăn ban ngày có thể giúp bé no lâu suốt cả ngày mà không cần bú đêm nữa.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này con cũng cần phải ngủ sâu giấc để có thể tập trung phát triển chiều cao và trí não. Vì vậy, mẹ đánh thức bé dậy để bú là điều không cần thiết, thậm chí gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của bé sau này.

Có nên cho bé ăn sữa chua vào buổi tối?

Nhiều mẹ thắc mắc có nên cho bé ăn sữa chua vào buổi tối khi đặt câu hỏi trẻ ăn đêm có tốt không.

Sữa chua là loại thực phẩm lành tính cung cấp nhiều dưỡng chất và canxi cho cơ thể bé. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn sữa chua vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Tuy nhiên, không phải sữa chua nào cũng thích hợp với hệ tiêu hóa của bé. Khi mới làm quen, mẹ cần cho bé ăn với lượng ít, nên bắt đầu với sữa chua tự làm từ các loại sữa mà bé đang sử dụng.

Lượng sữa chua trẻ nên ăn mỗi ngày như sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 24 tháng ăn từ 50-100ml
  • Trẻ từ 24-36 tháng: 100-200ml
  • Từ 36 tháng tuổi trở lên: 200-300ml

Mẹ cho bé ăn sữa chua vào buổi tối nên lưu ý gì?

có nên cho bé ăn sữa chua vào buổi tối

– Không cho trẻ ăn sữa chua khi đói: Ăn sữa chua khi đang đói khiến trẻ bị co bóp dạ dày mạnh, dịch vị tiết ra có tính axit cao gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau dạ dày.

– Nên cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng từ 30 phút đến 2 tiếng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, để hấp thụ tốt canxi và dưỡng chất.

– Không nên cho bé ăn sữa chua lạnh. Mẹ nên bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh ở nhiệt độ phòng khoảng 10-15 phút hoặc ngâm vào nước ấm trước khi cho bé ăn.

– Không nên cho thêm nước nóng vào sữa chua vì có thể làm giảm đi một số chất dinh dưỡng và lợi khuẩn.

– Nên vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn bởi sữa chua với các chất có tính axit sẽ dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.

– Không nên dùng sữa chua chung với các loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh và các loại thuốc có chứa thành phần lưu huỳnh vì có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bé mấy tháng ăn được sữa chua? Câu hỏi dễ ợt!

Bài viết trên đây đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi “trẻ ăn đêm có tốt không”. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là mẹ phải học cách kiên nhẫn và bên cạnh quan sát con yêu mỗi ngày. Từ đó, bé sẽ thấy an toàn, cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ và phát triển toàn diện tốt nhất ngay từ khi còn nhỏ.

Nguyễn Kiều Vân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.babysleepsite.com/sleep-training/night-feedings-by-age-when-do-you-night-wean/ https://www.kidspot.com.au/baby/feeding/breastfeeding/is-my-baby-having-too-many-night-feeds/news-story/f5813e12e645e2ee703688308547b934 https://beewisesleepconsulting.com/6-ways-to-tell-if-your-baby-is-truly-hungry/ https://www.tommeetippee.com/en-us/parent-room/how-often-should-i-feed-my-baby-through-the-night/ https://www.sleep.org/top-off-with-milk-or-formula-to-help-your-baby-sleep/
x