Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/08/2018

Bé hay mè nheo ư? Đã có mô hình ALP, phương pháp dạy trẻ kiểu Mỹ rất hữu ích!

Bé hay mè nheo ư? Đã có mô hình ALP, phương pháp dạy trẻ kiểu Mỹ rất hữu ích!
Khi con trẻ mè nheo, ăn vạ..., bố mẹ thường rất bực mình và có thể mắng con bằng những câu chữ "phản giáo dục" làm ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý và hành vi trẻ. Heather Turgeon và Julie Wright, hai nhà tâm lý học Hoa Kỳ đã gợi ý "mô hình ALP". Đó là một phương pháp dạy trẻ kiểu Mỹ rất hữu hiệu dành cho đối tượng trẻ không ngoan.

Theo Heather Turgeon và Julie Wright, bố mẹ nên tránh những câu nói vô lý và thể hiện “quyền người lớn” của mình. Bởi chúng cho thấy rằng bạn đang không coi trọng và quan tâm đến cảm xúc buồn bực hay sự thất vọng của con cái. Và điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp giữa bố mẹ và con cái.

Những câu hỏi không nên thốt ra khi dạy dỗ con cái

Dạy trẻ không ngoan luôn là vấn đề làm nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Đôi khi trẻ hư, hay mè nhoe, khóc nhè, ăn vạ… là do cách dạy dỗ của bố mẹ chưa phù hợp. Vậy dạy trẻ kiểu Mỹ, kiểu Nhật hay theo truyền thống là tốt nhất cho bé?

Vừa qua, các nhà tâm lý học đã cùng thảo luận để giúp các phụ huynh “đối phó” với những cơn mè nheo của trẻ. Họ đã liệt kê ra 6 câu nói phổ biến mà các ông bố bà mẹ tuyệt đối nên tránh trong trường hợp trẻ mè nheo, ăn vạ:

  • Bố/mẹ đã nói với con bao nhiêu lần là không được làm như thế rồi?
  • Bố/mẹ không chịu nổi con nữa rồi!
  • Sao con lại không chịu nghe lời chứ?
  • Nếu con không tắt ngay thứ đó thì tối nay không có tráng miệng gì nữa hết!
  • Đừng khóc nữa, con đang cư xử như một em bé đấy!
  • Bởi vì bố/mẹ nói thế!

dạy trẻ kiểu Mỹ 2
Rất nhiều bố mẹ đau đầu khi con hay mè nheo, khóc nhè, ăn vạ

Mô hình ALP – Phương pháp dạy trẻ kiểu Mỹ bố mẹ nên tham khảo

Heather Turgeon và Julie Wright là hai nhà tâm lý học người Mỹ chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Independent, cả hai cho rằng:

Trong những giây phút khó khăn như thế này, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết chế ngự bản năng phản ứng lại với con bằng cách quở trách, nói nặng lời hay cô lập con“.

Thay vào đó, Heather Turgeon và Julie Wright gợi ý cách tiếp cận gồm 3 bước để đối phó khi trẻ cư xử không ngoan, được gọi là “mô hình ALP”. ALP là viết tắt lần lượt của 3 từ “attune” (thấu hiểu), “limit set” (đặt ra giới hạn) và “problem solve” (giải quyết vấn đề).

dạy trẻ kiểu Mỹ 3
Phương pháp dạy trẻ kiểu Mỹ ALP sẽ giúp bé và bố mẹ hiểu nhau hơn

Sau đây là hướng dẫn cụ thể để dùng mô hình này trong trường hợp trẻ mè nheo, ăn vạ bởi vì không muốn rời cửa hàng đồ chơi hay công viên:

Đầu tiên là hãy cố gắng thấu hiểu con. Các chuyên gia giải thích: “Cúi người xuống ngang tầm con bạn và giao tiếp bằng mắt với con. Với giọng nhẹ nhàng, hãy nói với con rằng bạn hiểu tại sao con lại buồn hay tức giận, ví dụ: “Mẹ hiểu rằng phải rời cửa hàng đồ chơi như thế này là vô cùng khó khăn“.

Sau đó, bạn cần phải đặt ra giới hạn cho con. Hãy thật bình tĩnh giải thích cho con hiểu, kiểu như “Chúng ta cần phải đi ngay bây giờ. Đến lúc phải đi đón chị rồi con ạ!“.

Và giờ là đến lúc giải quyết vấn đề: “Hãy cố gắng làm dịu tình hình bằng cách thêm vào một thương lượng nho nhỏ với con bởi nó có thể tạo động lực cho con bạn cư xử ngoan, ví dụ như: “Con có thể nắm tay mẹ và bước ra khỏi quán với mẹ trong khi chúng ta hát một bài hát vui hoặc mẹ sẽ bế con ra ô tô nhé?“.

Đó là ví dụ về mô hình ALP. Bố mẹ có thể áp dụng phương pháp dạy trẻ kiểu Mỹ này khi con cư xử không ngoan. Phụ huynh cũng hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng tình huống cụ thể để mang lại kết quả tốt nhất. Hãy thử và xem liệu phương pháp này có hiệu quả không nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x