Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/10/2020

Top 9 sai lầm khiến bé khó ngủ

Top 9 sai lầm khiến bé khó ngủ
Không hiểu về giấc ngủ của bé khiến mẹ gây ra những sai lầm tai hại. Về lâu dài, những thói quen không đúng sẽ càng khiến bé khó ngủ hơn. Bạn có mắc phải sai lầm nào trong số 9 điều dưới đây không?
Giấc ngủ của bé
Đừng để 9 sai lầm sau đây ảnh hưởng xấu đến thới quen ngủ của con, mẹ nhé!

1. Không theo đúng thời gian biểu ngủ nghỉ của bé

Tính nhất quán chính là chìa khóa để đảm báo giấc ngủ của bé đạt cả về lượng và chất. Bé đi ngủ đúng và đủ giờ còn giúp điều tiết hóc-môn theo đúng chu kỳ, đảm bảo sức khỏe. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường “phát ra” những tín hiệu thể hiện việc bé buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, hoạt động chậm lại, rên rỉ, nhặng xị và mất hứng thú với việc vui chơi. Nếu mẹ bỏ qua các dấu hiệu đó và không cho bé ngủ theo nhu cầu, khiến cơ thế bé tự “sản xuất” hóc-môn gây stress làm bé khó ngủ, thay vì melatonin – chất làm dịu giúp bé thư giãn.

Chính vì thế, việc phá vỡ lịch trình ngủ nghỉ của con sẽ khiến con bị đảo lộn thời gian, mất giấc ngủ và tâm trạng sẽ luôn cáu gắt. Bố mẹ phải xem xét điều này như một vấn đề ưu tiên để đảm bảo em bé được khỏe mạnh, việc ngủ đúng giờ vô cùng quan trọng cho bé.

Khi bố mẹ tôn trọng mô hình thời gian biểu của bé, bố mẹ sẽ phát triển được các thói quen ngủ nói riêng và những thói quen tích cực khác cho bé.

Thói quen trước khi ngủ là chiến thuật đơn giản làm nên sự khác biệt hoàn toàn khi bé ngủ nhanh thế nào và cần những gì để ngủ say. Khoảng 1 tiếng trước giờ mẹ muốn bé ngủ (6 đến 7 giờ tối là lúc thích hợp cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi), bắt đầu tập cho bé thói quen ngủ. Thói quen trước khi ngủ không những giúp bé được thư giãn trước khi vào nôi mà còn là cách gắn kết tình cảm mẹ con tuyệt vời.

Tắm nước ấm cũng có thể làm con dịu lại, sau đó mẹ hãy bế con về phòng ngủ và thay quần áo trong phòng tối và mở nhạc nhẹ nhàng. Đọc sách và cho bé bú trong vòng tay mẹ. Khi bé sắp buồn ngủ, mẹ có thể đặt bé lên giường.

2. Cho bé lên giường không đúng lúc

Khi bé được 4 tháng tuổi, bé ngủ nhiều nhất là vào ban đêm, bé sẽ ngủ ngày khoảng 3 lần, và bắt đầu chu kỳ ngủ ngày – đêm. Đây là lúc tuyệt vời để tập cho bé theo “thời gian biểu”.

Trẻ sơ sinh và trẻ em thường thèm ngủ vào những giờ nhất định. Mẹ có thể dựa trên những dấu hiệu buồn ngủ của con và thiết lập lịch ngủ phù hợp với từng bé. Quan trọng là, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé buồn ngủ, không phải là khi đã ngủ say. Bé cần học cách để tự đưa mình vào giấc ngủ để bớt phụ thuộc vào mẹ.

Sai lầm khi chăm sóc giấc ngủ của trẻ
Chăm sóc giấc ngủ của bé, nhiều yếu tố mẹ nghĩ là tốt nhưng thực chất lại hoàn toàn trái ngược

3. Tạo không gian quá yên tĩnh

Thực tế, trẻ sơ sinh không cần một không gian “không một tiếng động” để bắt đầu giấc ngủ của mình. Thậm chí, nhiều bé sẽ ngủ ngon hơn nếu trong phòng có những âm thanh đều đều như tiếng quạt máy, tiếng nhạc nhè nhàng…

Đảm bảo là bé có một tấm nệm thoải mái trong nôi và nhiệt độ trong phòng dễ chịu. Phòng bé không nhất thiết là tối đen hoàn toàn, nếu bé thấy thoải mái với ánh sáng dịu nhẹ, mẹ có thể để đèn ngủ cho bé.

4. Bỏ qua dấu hiệu cho thấy bé cần ngủ

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi sẽ phát đi tín hiệu cho thấy sự mệt mỏi và cần được ngủ. Vài dấu hiệu đó thường gặp như: dụi mắt, ngáp dài, lười vận động, làu bàu, bực mình và ít quan tâm đến xung quanh. Nếu mẹ bỏ qua giai đoạn dễ đi vào giấc ngủ này, cơ thể bé sẽ không tiết ra chất melatonin để dịu lại nữa. Thay vào đó, tuyến thượng thận của bé sẽ tiết ra hóc môn cortisol gây căng thẳng và khiến bé không được thư giãn.

Nếu không thể nhận thấy dấu hiệu nào, mẹ nên cho bé vào phòng yên tĩnh, có ánh sáng dịu nhẹ, cho bé thư giãn nhẹ nhàng khi bạn nghĩ đã đến lúc cho bé ngủ, và dần dần dấu hiệu cũng sẽ xuất hiện.

Nếu như bé quá mệt và hiếu động, mẹ nên đưa bé tạm rời khỏi những thứ gây sự chú ý, và đến một không gian yên tĩnh, dành thời gian ru bé ngủ.

5. Để bé quá phụ thuộc vào mẹ để ngủ

Chúng ta đều biết rằng 3 giờ sáng, khi đã hoàn toàn kiệt sức thì bạn sẽ làm mọi thứ để dỗ bé con ngủ lại, thường là ru ngủ, ôm ấp, đi lại, xoay vòng, hát, xoa lưng cho bé … Khi được 3 đến 4 tháng tuổi, thói quen này sẽ khiến bé hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ.

Quan trọng là đặt bé xuống giường khi bé thấy buồn ngủ nhưng vẫn chưa ngủ hẳn để bé học cách tự ngủ lại mỗi khi tỉnh giấc. Mẹ có thể bắt đầu khi bé được 6 hoặc 8 tuần tuổi để phát triển khỏe mạnh hơn.

6. Đổi nôi thành giường ngủ quá sớm

Đây là lỗi kinh điển mà nhiều bố mẹ mắc phải. Theo các chuyên gia, mẹ đừng chuyển bé sang giường ngủ trước khi bé trèo ra ngoài nôi được, hoặc mẹ nên để bé ngủ ở nôi cho đến khi được 2 tuổi, lúc bé sắp đi được. Một bên cũi có thể được dùng để làm rào cản cho giường khi bé chưa hiểu hoặc không vâng lời mẹ.

7. Bạ đâu ngủ đó

giấc ngủ của bé

Không ai muốn trở thành nô lệ khi phải dỗ bé ngủ nhưng sự thật là xe đẩy, ghế xe hơi, hay ghế cao không mang lại cảm giác dễ ngủ cho bé. Theo các chuyên gia, sự di chuyển làm bé hơi buồn ngủ chứ không rơi vào trạng thú ngủ ngay.

Để đặt ra thói quen tốt cho bé thì bé phải ở trong không gian quen thuộc, nơi bé ngủ cùng khoảng thời gian cố định mỗi ngày. Bạn có thể làm theo quy tắc này khi có dịp quan trọng nhưng hãy cố để nhất quán. Trong thời gian tập luyện thói quen ngủ cho con, mẹ nên hạn chế cho bé “ngủ lang”, và đừng để những buổi tiệc tùng của mình cắt ngang thời gian ngủ của con. Không nên phá lệ để bé thức khuya hơn mọi ngày, chỉ vì bạn đang đi chơi.

8. Phụ thuộc vào kế hoạch cho bé ngủ

Kế hoạch ngủ cho bé rất quan trọng cho đồng hồ sinh học của gia đình. Kế hoạch nhất quán sẽ giúp bé buồn ngủ và đi ngủ vào cùng khoảng thời gian nhất định mỗi ngày. Nếu kế hoạch liên tục bị thay đổi thì cơ thể sẽ không biết khi nào cần ngủ. Nếu bé khó ngủ thì thường là do kế hoạch thiếu sự nhất quán vì bố mẹ cho bé ngủ quá sớm (khi bé chưa mệt) hoặc quá trễ (khi bé quá mệt).

Tuy nhiên, bố mẹ có thể linh động một chút. Có những ngày bé sẽ ngủ ngày ít hoặc nhiều. Khi thấy dấu hiệu bé buồn ngủ, mẹ có thể điều chỉnh một cách dễ dàng. Nếu bé cảm thấy thoải mái thì mẹ cũng sẽ dễ ngủ hơn. Nếu tâm trạng bé không tốt và nhõng nhẽo, mẹ có thể bé cần ngủ nhiều hơn, sớm hơn và dậy trễ hơn.

9. Để bé thức lâu hơn và hy vọng bé sẽ dễ ngủ

Nghe có vẻ là một ý kiến hay. Tuy nhiên, giấc ngủ của bé không diễn ra đúng như mong đợi đâu mẹ ơi. Theo các chuyên gia, đồng hồ sinh học chính là sức mạnh đánh thức bé dậy dù cho bé ngủ trễ vào hôm qua nhiều thế nào. Như vậy nghĩa là, khi mẹ để bé ngủ trễ hơn, mẹ đang làm cho con mệt hơn vào ngày mai, làm con không ngủ đủ giấc của mình.

Việc trẻ dậy quá sớm, trước 6 giờ sáng, có thể là dấu hiệu cho thấy bé ngủ quá muộn, vì vậy hãy thử cho bé ngủ sớm hơn 30 phút hoặc 1 tiếng.

Chăm sóc giấc ngủ của bé: Mẹ có mắc sai lầm?

10. Bỏ qua những thói quen cần có trước đi ngủ

Bé sẽ không thể đi vào giấc ngủ một cách êm ái khi vừa bú sữa xong hoặc vừa đùa nghịch rất vui vẻ thì bị bắt đi ngủ. Những thói quen sinh hoạt trước khi đi ngủ không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, nhận thức được việc sắp đến giờ đi ngủ mà còn có vai trò gắn kết giữa bố mẹ và bé.

Một tiếng trước khi bé đi ngủ, hãy bắt đầu những thói quen như bế bé vào giường hoặc cũi, kéo rèm, bật đèn ngủ, đọc truyện hoặc hát ru cho bé nghe. Bạn cũng có thể tắm hoặc lau người cho bé bằng nước ấm, thay bỉm và quần áo sạch để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những cách đơn giản như thế này sẽ làm bé đi vào giấc ngủ nhanh chóng. Thế nên, mẹ đừng quên cho bé khoảng thời gian thư giãn trước khi ngủ nhé!

11. Cho trẻ ăn no trước khi ngủ hoặc thêm ngũ cốc vào bình sữa

Pha thêm ngũ cốc vào sữa mẹ hoặc sữa công thức để cho bé ngủ ngon hơn là điều mà các bà mẹ hay truyền tai nhau. Nhưng thực sự không có bằng chứng nào cho thấy bé sẽ ngủ nhanh hơn hoặc ngủ ngon hơn nếu được ăn thêm ngũ cốc, thậm chí một bữa ăn no trước khi đi ngủ.

Mẹ nên hiểu rằng, việc trẻ ngủ xuyên đêm hay không thường chẳng liên quan đến việc bé no hay đói. Vì chừng nào hệ thần kinh trung ương của bé chưa hoàn thiện thì chừng đó bé chưa thể ngủ xuyên đêm được (ngủ xuyên đêm nghĩa là ngủ liền 5 tiếng).

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng khuyến cáo, không nên cho bé ăn thức ăn đặc cho đến khi bé được ít nhất 4-6 tháng tuổi. Đồng thời, một vài nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa việc ăn thức ăn đặc sớm và bệnh béo phì, tiểu đường sau này.

Ngoài việc cho thêm ngũ cốc vào bình sữa, nhiều bà mẹ sợ một giấc ngủ đêm dài sẽ làm bé bị đói nên thường cho bé ăn no trước khi ngủ. Tuy nhiên, việc làm này lại phản tác dụng, khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn so với bình thường. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá no trước khi đi đủ, bé sẽ không kịp tiêu hóa hết, dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.

Việc ăn đêm sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trong khi cơ thể lại cần sự “yên tĩnh” để bước vào nghỉ ngơi, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên trong khi nó cần được hạ thấp. Chính vì những lí do này, việc cho trẻ ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ là một tác nhân làm cản trở giấc ngủ của bé.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x