Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/11/2015

Những thức ăn không dành cho trẻ dưới 1 tuổi

Những thức ăn không dành cho trẻ dưới 1 tuổi
Ăn dặm là giai đoạn đầy hứng khởi cho cả mẹ và bé. Nhưng đừng vì sự háo hức ấy mà mẹ "thả phanh" giới thiệu cho con tất cả các loại thực phẩm của người lớn. Có rất nhiều thức ăn chúng ta vẫn nghĩ rằng bổ dưỡng, đầy lợi ích lại chính là mối nguy tiềm tàng cho trẻ

Trẻ sơ sinh 4 đến 6 tháng không được ăn gì?

Từ 4 đến 6 tháng là giai đoạn một số trẻ đã bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, nếu không vì lý do gì đặc biệt thì mẹ nên hoãn quá trình tập ăn dặm lại. 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức nên là loại thực phẩm duy nhất của bé.

Dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 12 tháng: Những món “cấm”

-Mật ong: Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Hệ thống ruột của người lớn có thể ngăn ngừa sự phát triển của loại vi khuẩn này, nhưng trong đường ruột của trẻ em, mầm mống của chúng có thể phát triển thành một loại độc tố gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sữa bò và sữa đậu nành: Luôn cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc sữa bột cho đến khi bé được 1 tuổi. Trước khi tròn 1 tuổi, ruột của bé không thể tiêu hóa được chất đạm có trong sữa bò và sữa đậu nành khi bé chưa được một tuổi, và cũng vì vậy mà trẻ không có được đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Lượng khoáng chất trong sữa bò/sữa đậu nành lúc này có thể làm tổn hại đến thận của bé yêu.

-Những miếng thức ăn lớn: Những miếng thức ăn với kích cỡ lớn hơn một hạt đậu có thể mắc kẹt trong cổ họng trẻ nhỏ. Những loại rau củ như cà rốt, cần tây và đậu xanh nên được cắt thật nhỏ hoặc nấu xong rồi cắt. Đối với những loại trái cây như nho, cà chua cherry hay dưa, ta cũng nên cắt thành từng miếng nhỏ bằng hạt đậu trước khi cho bé ăn. Nên cắt thịt hoặc phô mai thành những miếng thật nhỏ hoặc nghiền vụn chúng ra. Những loại thức ăn này tuy rất quan trọng trong dinh dưỡng cho trẻ nhưng với hàm răng còn chưa đầy đủ, trẻ khó có thể nghiền được chúng.

-Những loại thức ăn nhỏ và cứng: như kẹo ngậm, thuốc ho, các loại quả hạch và bỏng ngô đều có khả năng khiến bé bị hóc, nghẹn. Các loại hạt tuy không đủ to để có thể gây nghẹn, nhưng lại có thể mắc kẹt trong đường thở của bé và gây viêm nhiễm.

Dinh dưỡng cho trẻ cần tránh gì2
Trong dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi cần chú ý đến độ an toàn, tránh những loại thức ăn cứng

-Những loại thức ăn mềm, dính: như kẹo marshmallow, thạch rau câu hoặc kẹo gôm có thể mắc kẹt lại trong cổ họng trẻ nhỏ.

-Bơ đậu phộng: bơ đậu phộng và các loại bơ khác thường rất dính và có thể gây khó khăn cho trẻ nhỏ khi nuốt.

Để tránh hóc, nghẹn, mẹ cần lưu ý:

● Tránh cho trẻ ăn khi đang đi xe.

● Nếu mẹ cho bé ngậm thuốc kích thích mọc răng, hãy nhớ coi chừng bé cẩn thận vì nó có thể làm tê liệt cổ họng và cản trở việc nuốt của bé.

Những thức ăn dễ gây dị ứng: Các bác sỹ trước đây thường hay khuyên các bậc phụ huynh phải chờ cho đến khi bé được một tuổi hoặc lớn hơn thì mới cho trẻ ăn những loại thức ăn có khả năng gây dị ứng, đặc biệt là đối với trẻ có nguy cơ dị ứng cao. Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) mới đây đã thay đổi khái niệm này. Những nghiên cứu gần đây cho thấy bé vẫn có thể phát triển các triệu chứng dị ứng cho dù có đợi cho bé tới một tuổi hay không.

Tuy vậy thì đây vẫn là một cách làm hay, cha mẹ nên từ từ cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn hơn, cứ cách vài ngày sẽ cho bé ăn thử một món mới để chắc chắn bé không dị ứng với nó. Và nếu tin rằng bé có khả năng bị dị ứng thức ăn – ví dụ như gia đình thường bị dị ứng thức ăn hoặc bé nhà bạn chàm bội nhiễm nghiêm trọng – bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sỹ để tìm ra cách tốt nhất trong việc cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, các loại hạt, cá và hải sản.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x