của bé
Nội dung bài viết
- Giá trị dinh dưỡng của dâu tây
- Tác dụng của dâu tây đối với trẻ con
- Cung cấp vitamin C
- Cung cấp canxi và phốt pho
- Cung cấp chất chống oxy hóa
- Cung cấp folate
- Có nên cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây không?
- Độ tuổi tốt nhất để cho bé ăn dâu tây là khi nào?
- Những rủi ro khi bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây thường thấy
- Bé có thể bị hóc
- Bé có thể bị dị ứng
- Cách cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây an toàn
Dâu tây là một trong những loại trái cây được trẻ con yêu thích. Nhưng liệu bạn có nên cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây không? Hãy cùng Marry Baby đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Giá trị dinh dưỡng của dâu tây
Dâu tây không chỉ có sắc đỏ bắt mắt khi chín mà hương vị ngọt ngào của nó cũng rất ngon miệng. Đây là loại trái phổ biến trên thế giới, cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cho trẻ nhỏ.
Cứ 100g dâu tây thì thu được các giá trị dinh dưỡng như sau:
+ Nước 90,95g
+ Protein 0,67g
+ Carbohydrate 7,68g
+ Chất xơ 2g
+ Đường 4,89g
+ Vitamin A 0,036mg
+ Vitamin B6 0,047mg
+ Vitamin C 58,8mg
+ Vitamin K 2.2ug
+ Vitamin E 0,29mg
+ Canxi 28mg
+ Photpho 27mg
+ Kali 220mg
+ Magiê 13mg
+ Folate 24ug

Dâu tây rất giau dinh dưỡng
Tác dụng của dâu tây đối với trẻ con
Dâu tây cũng như các loại quả mọng không chỉ kích thích vị giác mà còn là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé. Dây tây cung cấp nguồn vitamin và chất dinh dưỡng dồi dào, mang đến cho bé các bữa ăn vặt ngon miệng.
Cung cấp vitamin C
Dâu tây rất giàu vitamin C, giúp cho hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh để chống lại bệnh tật, nhất là các bệnh về mắt.
Cung cấp canxi và phốt pho
Canxi rất quan trọng cho sự phát triển xương của trẻ con và cũng giúp cho hoạt động của tim khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, canxi còn tham gia và quá trình tạo cơ bắp và giúp hệ dây thần kinh của bé khỏe mạnh.
Trong khi đó, phốt pho lại có thể cải thiện hệ tiêu hóa, giúp sửa chữa các tế bào, phá vỡ protein và chịu trách nhiệm điều chỉnh các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể của bé.
Thật tuyệt vời khi dâu tây lại rất dồi dào 2 khoáng chất này!
Cung cấp chất chống oxy hóa
Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa, có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương cho gan của bé.
Khi chức năng gan của bé còn quá non nớt thì việc giảm tải gánh nặng cho gan bằng cách cho bé ăn các thức ăn khoa học là rất cần thiết.
Cung cấp folate
Axit folic hoặc folate là bắt buộc cho sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, axit folic hoặc folate còn hỗ trợ cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu, từ đó giúp hệ tuần hoàn của bé khỏe mạnh. Trong khi đó dâu tây rất giàu folate.
Có nên cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây không?
Mặc dù dâu tây được biết đến là loại trái cây lành tính và giàu dinh dưỡng, rất tốt cho trẻ nhỏ, nhưng với bé dưới 1 tuổi, bạn nên cân nhắc khi cho bé ăn dâu tây.
Theo nghiên cứu, một số chất được tìm thấy trong dâu tây có thể gây dị ứng cho các bé có cơ địa nhạy cảm, do đó không nên cho bé ăn dâu tây khi chưa được 1 tuổi.
Ngoài ra, các bé có tiền sử gia đình bị dị ứng với dâu tây hoặc hay dị ứng với trái cây cũng cần phải cân nhắc khi cho ăn.

Nên trộn dâu tây với sữa và các nguyên liệu khác cho bé dễ ăn.
Độ tuổi tốt nhất để cho bé ăn dâu tây là khi nào?
Bé dưới 1 tuổi các chức năng trong cơ thể còn rất non nớt, vì vậy rất dễ bị dị ứng khi ăn phải các thức ăn không phù hợp.
Nhiều tổ chức y tế đồng quan điểm khi đưa ra khuyến cáo cho các bậc cha mẹ, chỉ nên cho trẻ ăn dâu tây hoặc những loại quả mọng khi các bé từ 1 tuổi trở lên để tránh những rủi ro về dị ứng.
Những rủi ro khi bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây thường thấy
Bé có thể bị hóc
Dâu tây mọng nước, da mềm, trơn nên rất dễ gây hóc khi cho bé ăn cả miếng, vì bé thường nuốt luôn mà không nhai.
Bé bị hóc nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nghẹt thở, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi cho bé ăn dâu tây, bạn nên xắt thành từng miếng mỏng, nhỏ, hoặc xay thành sinh tố để cho bé ăn.
Bé có thể bị dị ứng
Bất kỳ em bé nào cũng có nguy cơ bị dị ứng dâu tây, do đó bạn cần xem xét đến cơ địa của bé trước nay có hay bị dị ứng với các loại thức ăn hay không. Nếu có, bạn nên cân nhắc việc cho bé ăn dâu tây khi bé chưa được một tuổi.
Bên cạnh đó, nếu tiền sử gia đình bạn bị dị ứng với dâu tây hoặc các loại trái cây, bạn cũng nên thận trọng khi cho bé ăn.
Ngoài ra, các gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn cũng được khuyến cáo nên thận trọng khi cho bé ăn nếu bé chưa được một tuổi. Tốt hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trẻ sơ sinh bị dị ứng dâu tây thường có các dấu hiệu:
+ Sưng mặt
+ Sưng lưỡi hoặc cổ họng
+ Phát ban trên da
+ Quấy khóc, khó chịu

Cho bé ăn dâu tây mẹ nên nghiền nhỏ hoặc xắt mỏng.
Cách cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây an toàn
+ Bạn có thể xem xét tới sự phát triển của bé đã phù hợp để ăn dâu tây hay chưa. Chẳng hạn bé đã biết kiểm soát đầu hay chưa; khả năng ngồi với sự hỗ trợ như thế nào; chuyển động nhai của bé ra sao; bé có tò mò về những gì mẹ đang ăn hay không… Đây là một số dấu hiệu giúp bạn biết được liệu bé đã sẵn sàng để ăn dâu tây hoặc các loại trái cây hay không.
+ Khi bạn đã xác định được bé có thể ăn dâu tây, bạn nên xắt dâu thành từng miếng mỏng nhỏ để tránh cho bé bị hóc.
+ Bạn chế biến dâu tây với sữa, sữa yến mạch hoặc bánh pudding cho bé ăn. Cách này giúp bé dễ ăn hơn và còn mang đến khẩu vị mới lạ cho bé.
+ Sau khi cho bé ăn dâu tây lần đầu, bạn nên chờ tiếp 3 ngày sau nếu muốn cho bé ăn lại. Cách này sẽ giúp bạn biết được bé có bị dị ứng dâu tây hay không.
+ Nên cho bé ăn bao nhiêu quả dâu tây một lần, bạn cần dựa vào độ tuổi của bé. Nếu bé chưa được một tuổi, bạn chỉ nên cho bé ăn một phần tư hoặc một nửa quả dâu tây mỗi lần.
+ Nếu trong phân của bé có hạt dâu tây, bạn không cần phải lo lắng. Tình trạng này là do dạ dày của bé còn non nên không nghiền hết được thức ăn.
Dâu tây là một loại trái cây ngon và giàu dinh dưỡng nhưng bạn cần cân nhắc có nên cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây không vì bé có thể bị dị ứng với dâu tây.
Hanako
-
Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặmSự phối hợp giữa nhiều nhóm thực phẩm khác nhau sẽ giúp bé cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhưng bạn nên chú ý cân đối khi lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm
-
Vì sao cần cung cấp đủ kali cho trẻ?Kali là dưỡng chất quan trọng để duy trì sự cân bằng dịch của cơ thể cũng như duy trì mức huyết áp tối ưu và giúp cho cơ bắp co bóp.Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay trẻ chỉ nhận thấp hơn 60%...
-
Chuẩn cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm "đã" miệngMuốn nấu cháo ếch cho bé ăn dặm ngon miệng, khỏe mạnh, lớn nhanh như thổi mẹ phải có bí quyết riêng trong việc chọn thịt ếch cũng như kết hợp với các loại rau củ.
-
"Điểm danh" các loại gia vị an toàn cho bé ăn dặmKhông muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ nói "không" với hầu hết các loại gia vị khi nấu ăn cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoại trừ muối, đường, bột ngọt, vẫn còn nhiều loại gia vị...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
nên bổ sung tất cả các loại hoa quả cho bé nhé, nhưng nhớ chỉ cho bé ăn với liều lượng vừa vừa thôi nhé