Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/02/2017

Để ăn dặm không trở thành một cuộc chiến

Để ăn dặm không trở thành một cuộc chiến
Trong thời gian cho bé ăn dặm, mẹ cần phải kiên nhẫn, vì nó rất đúng với câu: "Vạn sự khởi đầu nan". Cùng điểm qua những khó khăn thường gặp và cách để mẹ và bé cùng vượt qua nhé

Con ăn siêu chậm

Trên hết, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân. Liệu bé có bị điều gì làm mất tập trung không? Hay bé không đói? Nếu bạn tìm ra điều gì khiến bé bị phân tán, hãy loại bỏ nó khỏi bữa ăn. Chẳng hạn, các anh, chị của bé có thể đang trêu bé và bạn nên bảo các con chơi gì đó trong lúc mẹ cho em nhỏ ăn.

Nếu bé không thực sự đói khi bạn bắt đầu bữa ăn, hãy chờ thêm một lúc nữa và đừng cho bé ăn quá nhiều các thức ăn lặt vặt gần thời điểm mẹ cho bé ăn bữa chính. Thực ra, ăn chậm là thói quen tốt vì bé có thời gian để cảm nhận hương vị của thực phẩm và nhận biết khi nào mình đã no.

Cho bé ăn dặm và thử thách cần vượt qua
Mẹ cần lập ra giờ giấc cụ thể và cố định cho các bữa ăn

Cả người bé lấm lem đồ ăn

Bạn cần đưa thức ăn vào miệng bé, nhưng bé lại không hề ăn mà lại làm đổ đầy ra người. Thực ra, việc khám phá thức ăn bằng những ngón tay cũng quan trọng không kém việc nếm chúng. Điều này khiến bé cảm thấy vui vẻ. Đối với trẻ lớn hơn 7 tháng thì việc ăn bốc và chơi đùa với thức ăn là bước phát triển tiếp theo không thể thiếu của quá trình ăn dặm.

Bạn nên dùng bát chống đổ (loại có giác hút ở đáy) và đặt vài miếng lót trên sàn để tránh phải lau dọn mất thời gian. Nếu bạn cứ nhặt tất cả đồ ăn bé làm rớt lên, bé sẽ nghĩ đó là một trò chơi và tiếp tục vứt đồ ăn đi. Nếu bé vẫn thích đổ thức ăn, hãy lau sạch sàn và lấy thức ăn còn lại đi.

Bé nôn ra tất cả đồ ăn

Thực ra, nôn là một phản xạ giúp bé không bị hóc, vì vậy mẹ đừng quá hoảng hốt. Tiếp đến, bạn thử kiểm tra xem mình có đút quá nhiều hay đưa thìa quá sâu vào miệng bé không.

VIệc chuyển từ thức ăn dạng nhuyễn sang có các hạt lẩn sẩn cũng khiến bé cảm thấy không an toàn và sẽ có phản xạ muốn nôn ra khi gặp phải các hạt thức ăn hơi lớn một chút. Bí quyết để khắc phục tình trạng này là chuyển đổi chậm rãi, bắt đầu với các hạt thật nhỏ rồi mới chuyển sang các dạng thức ăn có hạt to.

Một khi bé đã có biểu hiện nôn thức ăn, mẹ cũng không phản xạ thái quá như bế bé ra khỏi ghế ăn mà chỉ vuốt ve và nói những lời dỗ dành nhẹ nhàng để trấn an con.

Bé không chịu ăn rau

Trái với các loại củ, quả, bé thường từ chối các loại rau xanh. Đừng tỏ ra thất vọng vì điều này rất bình thường. Bạn có thể thử lại sau vài ngày. Nếu bé vẫn không ưa loại rau đó, bạn tạm thời hãy chọn những loại rau có hương vị nhẹ nhàng hơn. Một cách khác là trộn lẫn rau và trái cây, dần dần tăng lượng rau lên và giảm bớt trái cây đi.

Bé từ chối những món mới

Dường như bé chẳng chịu ăn bất kỳ món nào mới và công sức chuẩn bị của bạn thành công cốc!

Khi gặp tình huống này, mẹ đừng cố ép con ăn vì nó chỉ khiến bé nghĩ rằng, bữa ăn là khoảng thời gian khủng khiếp. Cứ để con ăn những món mà bé thích. Tuy nhiên, đừng từ bỏ nỗ lực giới thiệu những món mới. Và mẹ cũng nên lưu ý, việc giới thiệu quá nhiều hương vị mới trong một ngày có thể khiến bé bị “quá tải” đấy. Một gợi ý hay là nên giới thiệu hương vị mới vào bữa ăn buổi sáng (khoảng 10 giờ). Nếu bé phản ứng lại và khóc lóc, giờ ngủ ngay gần đó sẽ giúp bé bình tĩnh trở lại và quên mất mình vừa ăn món không ưng ý.

>> Tham khảo thêm chủ đề liên quan từ cộng đồng:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x