Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/10/2016

Các sản phẩm cho bé bị hăm tã

Các sản phẩm cho bé bị hăm tã
Bất kể mẹ chăm sóc bé yêu cẩn thận đến đâu, vào một lúc nào đó, hầu hết các bé đều sẽ bị hăm tã. Hăm tã có thể gây đau đớn và trong một số trường hợp, nó còn dẫn tới bệnh nhiễm trùng. Ba mẹ nhớ tìm đến bác sĩ nếu chứng hăm tã ở con không cải thiện với cách chữa thông thường tại nhà. Có một số sản phẩm được dùng để điều trị hăm tã. Tham khảo để biết sản phẩm nào là tốt nhất cho chứng hăm tã của bé con nhà bạn nhé!

Kem và thuốc mỡ

Kem và thuốc mỡ được thiết kế để tạo nên một rào chắn bảo vệ trên da bé và làm dịu bớt chứng hăm tã. Theo nhiều bác sỹ, kem thoa là lựa chọn tốt nhất để trị hăm tã vì không như thuốc mỡ, kem vẫn tạo điều kiện cho da được thoáng khí. Bạn nên chọn một loại kem chứa oxit kẽm. Tránh các sản phẩm chứa những thành phần gây hại tiềm tàng như axit boric, camphor (long não), phenol, benzocaine hoặc salicylate.

Kem chống hăm cho bé
Một số loại kem trị hăm tã phổ biến

Phấn

Phấn làm từ bột ngô hoặc oxit kẽm có thể giúp giữ da bé khô khoáng và giảm nhẹ tình trạng da bị tấy rát. Tuy nhiên, phấn có khả năng gây hại cho phổi nếu bé hít phải, nên bạn nhớ đặt bình phấn tránh xa mặt trẻ nhé. Trước tiên nên cho phấn vào lòng bàn tay bạn, rồi mới thoa phấn vào vùng mặc tã của bé.

Phấn rôm trị bé bị hăm tã
Một số loại phấn rôm thường gặp

Dược phẩm

Nếu đã dùng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà chứng hăm tã ở bé không thuyên giảm, bác sĩ có thể kê thuốc để điều trị. Bạn chỉ nên cho con dùng thuốc chữa hăm tã nếu đây là biện pháp được bác sĩ nêu ra. Thuốc do bác sĩ cho có thể gồm một liều hydrocortisone nhẹ mà bạn không cần toa vẫn mua được. Nếu chứng hăm tã phát triển thành nhiễm trùng nấm, bác sĩ có thể đề nghị dùng kem kháng nấm như Clotrimazole hoặc Nystatin. Thuốc thoa hoặc thuốc uống sẽ được kê trong trường hợp bé bị nhiễm vi khuẩn.

Sản phẩm thiên nhiên

Có một số thành phần tự nhiên hữu ích trong việc giảm nhẹ và chữa lành chứng hăm tã. Theo Ask Dr. Sears – website tư vấn cách nuôi dạy con và chăm sóc sức khỏe dành cho phụ huynh, kem acidophilous là một loại phấn kháng khuẩn tự nhiên có thể chống lại hăm tã do nấm men gây ra. Ask Dr. Sears còn khuyến nghị dùng Lansinoh hoặc lanolin (mỡ cừu) nguyên chất để xoa dịu cơn đau vì hăm tã. Kem chứa chamomile hoặc calendula có thể giúp giảm đau và làm lành vết hăm tã.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x