Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/10/2020

7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ trẻ sơ sinh

7 quan niệm sai lầm về giấc ngủ trẻ sơ sinh
Để đảm bảo cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh, bạn nên loại bỏ ngay những miếng đệm hoặc bất cứ thứ gì để che chắn xung quanh ra khỏi nôi ngay, chỉ trừ khăn trải vừa khít nôi và bé yêu thôi.
giấc ngủ trẻ sơ sinh
Giấc ngủ trẻ sơ sinh rất quan trọng

1. Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Không bao giờ đánh thức bé đang ngủ

Sự thật: Có thể bạn đã nghe điều này cả nghìn lần (và có thể đã làm theo khi mẹ chồng khuyên như vậy), nhưng đừng tin điều này. Trong một vài tuần đầu, bé yêu của bạn dường như cần được ăn liên tục, nhưng thật ra là cách mỗi 2 đến 3 tiếng mỗi lần.

Vì thế, có những lúc bạn sẽ phải nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để cho bé bú, Tanya Remer Altmann, MD., tác giả của cuốn sách Mommy Calls (American Academy of Pediatrics), cho biết. Có nghĩa là việc đánh thức bé đang ngủ không những chẳng sao mà còn là điều quan trọng bạn cần làm để bé có được cân nặng mạnh khỏe.

Nhưng khi bé mới sinh đã đạt đủ cân nặng thì bạn có thể để bé ngủ vào buổi tối bao nhiêu tùy bé mà không cần đánh thức dậy để cho bú (và nếu bé có thể kéo dài được thời gian ngủ thì mẹ quá sướng). Lúc đó, các mẹ chỉ cần bảo đảm cho bé bú thường xuyên vào ban ngày. Điều quan trọng với giấc ngủ trẻ sơ sinh là bạn không nên để bé ngủ quá nhiều.

2. Miếng đệm quanh nôi bảo vệ bé

Sự thật: Các miếng đệm quanh nôi mới trông qua thì có vẻ như chúng giúp bảo vệ bé khỏi u đầu, sứt trán hay có những vết tím bầm do va chạm vào thành nôi, nhưng thật ra lại rất nguy hiểm (cũng giống như những loại gối mềm hay tương tự khác) có thể gây nguy cơ ngộp thở cho bé.

Theo bà Altmann, mặc dù chưa gặp trường hợp bé nào bị u đầu nghiêm trọng do đập đầu vào thành nôi nhưng bà đã gặp trường hợp các bé lăn và bị quấn vào các miếng đệm quanh nôi rất nguy hiểm. Do vậy, mẹ nên loại bỏ ngay những miếng đệm hoặc bất cứ thứ gì để che chắn xung quanh ra khỏi nôi ngay, chỉ trừ khăn trải vừa khít nôi và bé yêu mà thôi các mẹ nhé.

3. Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Giữ phòng bé hoàn toàn yên ắng

Sự thật: Đúng là bạn có thể cần sự yên lặng hoàn toàn để ngủ và duy trì giấc ngủ, nhưng hầu hết trẻ sơ sinh lại thích những tiếng ồn môi trường với tiếng động chẳng hạn giống như tiếng quạt quay.

Altmann cho biết: “Tiếng động này có thể rất thoải mái và quen thuộc vì các bé được nghe thường xuyên trong dạ con 24/7”.

Vâng, nếu bạn không biết thì sự thật là trong bụng bạn khá là ồn ào đấy. Hơn nữa tiếng ồn “trắng” (white noise) này có thể “xua đi” những tiếng động khác trong nhà, vốn là những thanh âm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Do vậy, nếu mẹ gặp rắc rối không thể dỗ hoặc khiến bé duy trì giấc ngủ, hãy thử tìm cách tạo ra tiếng ồn “trắng” hoặc những dùng thiết bị gì đó tạo âm thanh tương tự để giúp bé ngủ nhé.

4. Nên cho bé ngủ suốt đêm từ tuần 12

Sự thật: “Nếu bé nhà bạn ăn tốt vào ban ngày, duy trì thói quen thường xuyên và kèm một chút may mắn, bé yêu của bạn sẽ ngủ suốt cả đêm vào từ tháng 12”, Altmann cho biết và nhấn mạnh chỗ “may mắn”.

Với những người khác thì điều này có thể không xảy ra trong hơn 1 tháng, 2 tháng, hay có khi là 3 tháng tới nữa, và bạn cũng nên biết như thế không có nghĩa là bạn làm gì sai đâu nên đừng lo lắng. Nhưng bạn có thể làm vài thứ để “vận động” bé kéo dài giấc ngủ lâu hơn: thiết lập quy trình ngủ ngắn và yên lặng, để bé tự ngủ (không cần dỗ hay chăm cho bé ngủ). Khi bé đã ngủ, đừng lao ngay vào phòng bé mỗi khi mẹ nghe tiếng ồn của bé cất lên – bé cần phải học cách tự ngủ.

Nếu mẹ kiên trì, MarryBaby bảo đảm là thiên thần của bạn có thể sẽ ngủ ít nhất 6 đến 8 tiếng liền vào ban đêm từ thời điểm 4 đến 6 tháng tuổi.

5. Cho bé ngủ trễ sẽ ngăn bé dậy quá sớm vào buổi sáng

trẻ sơ sinh ngủ

Sự thật: Được thế thì chẳng phải tốt hơn sao? Mặc dù nghe có vẻ hợp lý, nhưng điều này thường là con dao hai lưỡi.

Lý do là để giữ cho bé thức khuya, mẹ sẽ khiến bé rất mệt, và khi rất mệt rồi thì sẽ có hiệu ứng dây chuyền, mà thực tế là khiến bé khó ngủ hơn và khó ngủ lại được nếu bé dậy sớm. Và để bé dậy trễ hơn vào buổi sáng hôm sau, bạn phải may mắn lắm mới có thể khiến bé đi ngủ sớm hơn được. Không tin thì bạn cứ thử đi! Cứ để bé nhà bạn ngủ sớm 30 phút so với bình thường, bảo đảm với bạn là bé sẽ thức dậy trễ hơn vào buổi sáng.

6. Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Cho chó ngủ trong phòng của bé cũng không sao

Sự thật: Cơ quan American Academy of Pediatrics khuyến cáo không bao giờ được để em bé hoặc trẻ một mình với thú nuôi, bao gồm cả việc để thú nuôi ngủ trong phòng trẻ. Lý do: có khoảng 600.000 trẻ em bị chó cắn mỗi năm, nghiêm trọng tới mức cần phải điều trị y tế. Ngay cả một con mèo “ham vui” cũng có thể nhảy vào nôi của bé mới sinh và cào bé.

Altmann còn cho biết thêm: “Tôi đã gặp nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị chó cắn rất dã man, và thường đều là chó quen trong gia đình”.

Thế nên để an toàn cho bé, các mẹ nên giữ phòng ngủ của bé “an ninh” bằng cách không được cho thú nuôi ở gần nơi bé ngủ.

7. Thêm ngũ cốc vào bình sữa của bé sẽ giúp bé ngủ suốt đêm

Sự thật: Chẳng có bằng chứng nào cho thấy việc thêm ngũ cốc vào bình sữa bú trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ lâu hơn, nên bạn đừng làm thế. Trên thực tế, ngũ cốc trong bình sữa làm tăng lượng calo mà bé hấp thụ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cho bé chưa đến 4 tháng ăn thức ăn đặc có thể góp phần làm bé bị béo phì.

Cơ quan American Academy of Pediatrics khuyến cáo nên chờ đến khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi mới nên cho bé làm quen với thức ăn đặc và luôn dùng thìa đút thức ăn đặc cho bé để tránh bé bị sặc. Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ, chẳng như bác sĩ khuyến cáo bổ sung ngũ cốc để điều trị chứng trào ngược. Trong trường hợp ngoại lệ này thì mẹ cần làm theo khuyến cáo của bác sĩ thật cẩn thận. Và nếu muốn bé ngủ suốt đêm, tốt nhất bạn nên thử mẹo nhỏ ở sai lầm số 4.

Linh Lan

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x