Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/05/2023

Các giai đoạn ăn dặm của bé từ bột đến cháo và cơm

Các giai đoạn ăn dặm của bé từ bột đến cháo và cơm
Những điều cần biết khi tập cho bé ăn dặm như một sự chuẩn bị khôn ngoan để mẹ chăm sóc con đúng nhất và tốt nhất trong những năm đầu đời.

Trong những giai đoạn đầu đời của bé, mẹ cần trang bị kiến thức vững chắc để hỗ trợ con phát triển toàn diện về mặt thể chất. Trong đó, một điều quan trọng mà mẹ cần biết đó là các giai đoạn ăn dặm của bé để biết cách tập ăn cho bé mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

  • Từ ngọt đến mặn: Lúc đầu mẹ hãy tập cho bé ăn món có vị ngọt rồi dần dần chuyển sang món có vị mặn.
  • Từ ít đến nhiều: Mẹ bắt đầu tập ăn dặm cho bé từ 1 đến 2 thìa bột loãng, hoặc rau củ rây nhuyễn, sau đó tăng dần lên.
  • Từ loãng đến đặc: Mẹ cho bé ăn dặm với bột loãng (đối với ăn dặm truyền thống), rau củ rây nhuyễn (đối với ăn dặm kiểu Nhật); và dần tăng độ đặc lên tùy theo khả năng thích nghi của bé.

Cụ thể hơn trong các giai đoạn ăn dặm của bé mẹ cần lưu ý những gì; mẹ đọc tiếp ở nội dung tiếp theo đây!

2. Các giai đoạn ăn dặm của bé từ bột đến cháo và cơm

Bé 5-6 tháng tuổi là giai đoạn bé phát triển cơ hàm. Do đó, mẹ cần lưu ý:

Các giai đoạn ăn dặm của bé
Trong các giai đoạn ăn dặm của bé, đây là giai đoạn bé chỉ nên ăn 1 muỗng/bữa/ngày

Lúc đầu, mặc dù đồ ăn lỏng như nước canh nhưng bé cũng không dễ dàng gì để nuốt được. Dù việc cho ăn không thuận lợi, bé không chịu ăn hay đồ ăn trào ra khỏi miệng; nhưng mẹ cũng nên nhẹ nhàng và bình tĩnh. Sau khi ăn dặm, mẹ cho bé bú ti hoặc uống sữa nếu con muốn.

Sau 1 tháng, mẹ tăng lên 1 ngày với 2 bữa ăn vì lượng bé ăn lúc này đã tăng lên. Mẹ có thể tập cho bé ăn dặm thêm các thực phẩm có protein như đậu hay cá trắng.

2.2 Giai đoạn ăn dặm 2: Từ 7 đến 9 tháng

Ở độ tuổi này, bé có thể di chuyển lưỡi, đẩy thức ăn vào sâu và nuốt tốt. Vì vậy, mẹ lưu ý:

  • Số bữa ăn trong ngày: 2 đến 3 bữa.
  • Mở rộng sự đa dạng trong bữa ăn bằng cách bao gồm các loại thực phẩm như thịt, gà, cá, cơm, mì ống và pho mát đã được nấu chín kỹ.
  • Tập ăn dặm cho bé để có cử động nhai bằng cách cho bé ăn thức ăn lợn cợn và tăng dần độ to của miếng thức ăn. Mẹ tuyệt đối không được đút liên tục vào miệng bé và đưa thìa sâu vào trong vì có thể làm cho bé bị nghẹn.
  • Đan xen làm những bữa phụ với các món có kích cỡ bằng ngón tay (finger food) như táo, lê, bánh mì, pho-mát và cho bé tự do bốc. Vào thời điểm 8 tháng tuổi bé sẽ cần được phát triển vận động tinh trong bữa ăn thông qua hành vi bốc thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ.
Từ 7 đến 9 tháng tuổi
Các giai đoạn ăn dặm của bé

Với giai đoạn ăn dặm này của bé, mẹ đừng quên các nguyên tắc cũ:

Đến thời điểm này, bé cũng có thể làm quen với các kết cấu thức ăn đặc, lợn cợn; mẹ không cần nghiền thực phẩm quá nhuyễn nữa.

Bé chấp nhận các loại thực phẩm chưa quen thuộc lắm trước đây như thịt bò, súp lơ… cũng là một dấu hiệu đáng để mẹ vui mừng.

Từ 8 đến 10 tháng tuổi
Đây là một trong các giai đoạn ăn dặm của bé mà bé có thể không cần xay nhuyễn thức ăn nữa

2.4 Giai đọan ăn dặm 4: Từ 10 đến 12 tháng

Khi bé ở giai đoạn này, con có thể ăn lên đến ngày 3 bữa. Đặc trưng của giai đoạn này là bé có nhu cầu tự ăn. Nếu để đồ ăn trước mặt, bé sẽ bốc và đưa vào miệng. Hành động bốc đồ ăn của bé thể hiện sự tò mò về hình dáng thức ăn và các cảm giác của ngón tay.

Với giai đoạn ăn dặm này của bé, mẹ lưu ý các vấn đề sau:

  • Số bữa ăn trong ngày: 2 đến 3 bữa kèm theo 1 đến 2 bữa phụ.
  • Rau cho bé: Bé có thể ăn hầu hết các loại rau ở giai đoạn 1 tuổi.
  • Trái cây bé có thể ăn ở tuổi này: Đào, kiwi, dâu, cam, cherries, sơ-ri, bưởi, nho… Những loại thực phẩm có tính a-xít như cam, chanh nên được giới thiệu cho bé nhưng không cần nóng vội.
  • Tiếp tục theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm mỗi khi giới thiệu cho con một loại thực phẩm mới.
  • Sử dụng các thực phẩm khuyến khích việc cắn, nhai và khám phá bao gồm cơm nắm nhỏ, bánh mì kẹp có kích cỡ bằng ngón tay, rau củ hấp và các miếng thịt dài đã được nấu chín kỹ.

Bí quyết để tập ăn dặm trong các giai đoạn của bé là: Cho bé quan sát mẹ nhai; Cho bé tham gia bữa ăn cùng gia đình; Chia cho bé thức ăn cùng với người lớn.

Giai đoạn từ 10 đến 12 tháng tuổi
Các giai đoạn ăn dặm của bé

Trong các giai đoạn ăn dặm của bé, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn thực phẩm dưới đây:

  • Mật ong.
  • Các loại hải sản có vỏ như sò, ốc.
  • Sữa bò tươi hoặc sữa thanh trùng, tiệt trùng.
Mật ong
Mật ong là tuyệt đối không được dùng trong các giai đoạn ăn dặm của bé

3.3 Chọn dụng cụ tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Khi bắt đầu các giai đoạn tập ăn dặm của bé; các mẹ thường lúng túng không biết chọn dụng cụ nào để tập cho bé ăn dặm hiệu quả. Nếu cũng đang phân vân chưa biết chọn dụng cụ cho bé ăn thế nào, mẹ hãy tìm hiểu thông tin dưới đây.

  • Ghế cao: chọn loại ghế được thiết kế một cách an toàn và cố định, có thể giữ bé ở tư thế lưng thẳng để bé có thể nuốt thức ăn đúng cách. Ghế ăn dặm còn giúp bé ăn tập trung hơn.
  • Cốc uống nước: khuyến khích bé uống nước từ cốc trong bữa ăn thay vì bú bình. Những loại cốc không có van có thể giúp bé học cách nhâm nhi đồ uống và tốt hơn cho sự phát triển răng của con.
  • Thìa ăn dặm: thìa nên mềm, có thể làm bằng silicon hoặc nhựa an toàn, để không tác động vào nướu của bé.
  • Nồi chảo: sắm thêm một nồi nhỏ và chảo nhỏ có nắp dùng nấu món ăn dặm cho bé; phù hợp để tiện chế biến lượng thức ăn ít của bé.

3.4 Cách giúp bé ăn dặm dễ dàng hơn trong các giai đoạn

Bí quyết để giúp bé ăn tốt là để bé hơi nghiêng về phía sau một chút; dùng thìa chạm vào môi dưới của con và rút muỗng ra sau khi con ngậm miệng lại. Mẹ chỉ nên cho bé ăn từng loại thức ăn một. Sau đó, mẹ vừa quan sát tình trạng của bé vừa tăng dần số lượng lên.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ là cẩm nang hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về các bước tập cho bé ăn dặm để ăn dặm; cũng như thông tin về các giai đoạn ăn dặm của bé để quá trình này “không còn là cuộc chiến” nữa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Baby care – weaning
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/baby-care-weaning  
Ngày truy cập: 25.05.2023

2. Feeding Guide for the First Year
https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/feeding-guide-for-the-first-year
Ngày truy cập: 25.05.2023

3. Weaning: Tips for breast-feeding mothers
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/weaning/art-20048440
Ngày truy cập: 25.05.2023

4. Weaning
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/weaning.html
Ngày truy cập: 25.05.2023

5. What is weaning?
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/
Ngày truy cập: 25.05.2023

x