Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/06/2015

Dùng thời gian biểu: Cách dạy con cứng nhắc?

Dùng thời gian biểu: Cách dạy con cứng nhắc?
Trẻ ở độ tuổi từ chập chững biết đi cho đến lúc vào nhà trẻ sẽ luôn cảm thấy thật bé nhỏ trước thế giới xung quanh. Với bé, mọi thứ xảy ra đều thật mới mẻ. Bé muốn mình đoán biết được điều gì sắp xảy ra. Vì như thế, bé sẽ có cảm giác kiểm soát được tình hình. Một nếp sống hàng ngày quen thuộc và dễ đoán sẽ đem lại cho bé cảm giác an toàn và ý thức sắp xếp cuộc sống của mình một cách thuần thục

Những bé nắm bắt được nếp sống hàng ngày sẽ dễ dàng hợp tác hơn so với những bé có cảm giác bị thúc ép bởi một tình huống ngẫu nhiên. Xây dựng một nếp sống với những thói quen đều đặn hàng ngày là một cách cốt yếu nhằm đem lại cho bé cảm giác yên tâm khi biết rõ điều gì tiếp theo sẽ diễn ra trong ngày.

Thực tế, đa số chúng ta đều thích cảm giác được tự do quyết định một cách ngẫu hứng những điều sẽ xảy ra, và đôi khi đấy chính là khởi nguồn của sự sáng tạo. Tuy nhiên, điều đó chỉ đem lại hiệu quả cao nhất khi chúng ta quyết định những quy tắc nào cần phá vỡ. Nếu cảm thấy bị bủa vây bởi những điều không lường trước, hoặc nếu không được đáp ứng nhu cầu cơ bản về sự an toàn, đa số chúng ta sẽ không khỏi cảm thấy lo âu và căng thẳng.

Cách nuôi dạy con
Không chỉ cần thiết cho trẻ, việc lên kế hoạch cho một ngày cũng quan trọng đối với mẹ

Lên “thời gian biểu” cho bé như thế nào?

Không hẳn là một thời gian biểu chi tiết với thời gian ăn, thời gian ngủ đúng từng phút, đơn giản, mẹ có thể chia sẻ với bé những gì sẽ diễn ra trong ngày. Chẳng hạn, vào buổi sáng, sau những ôm ấp nựng nịu đầu ngày, mẹ có thể bảo: “Nào, giờ thì mẹ con mình mặc quần áo đẹp rồi ăn sáng, sau đó chúng ta sẽ cùng đi phiêu lưu nhé!” Chuyến phiêu lưu hôm ấy có thể là đến cửa hàng tạp hóa, còn hôm sau là đến hiệu thuốc… Nếu mẹ xem chuyến đi ấy như một cuộc phiêu lưu và một trải nghiệm để học hỏi, đó cũng chính là cách mà bé sẽ lĩnh hội về điều này.

Trên đường về nhà, mẹ có thể ôn lại những việc đã làm trong buổi sáng. “Sáng nay thật vui con nhỉ … Khi mẹ con mình thức dậy, chúng ta ôm ấp nhau … rồi mình ăn sáng với cháo yến mạch .. rồi mình chải răng và đi giày vào như mỗi sáng vẫn làm… rồi mình cùng có một chuyến phiêu lưu đến cửa hàng tạp hóa. Con thích điều gì nhất nào?”

Sau đó, mẹ có thể nói với bé về những việc sẽ xảy ra kế tiếp. “Khi về nhà, mẹ sẽ cất những món đồ vừa mua được. Con có muốn giúp mẹ không nào? Sau đó, chúng mình sẽ nấu bữa trưa, kể một câu chuyện và đi ngủ trưa nhé. Chiều nay, con muốn ra sân chơi hay đi công viên?”

Mẹ có cần lưu ý điều gì?

– Không nên quá cứng nhắc

Khi áp dụng “lịch trình” cho trẻ, mẹ không nên ép buộc trẻ tuân theo một khuôn khổ lặp đi lặp lại và vô tác dụng, hay một lịch trình cứng nhắc khiến trẻ không thể ngừng lại một chút để nghiên cứu một chú bọ ven đường? Tất nhiên là không.

Nếp sống hàng ngày của trẻ cần rất nhiều khoảng trống linh hoạt để trẻ có thể hoàn thành một trong những nhiệm vụ quan trọng. Đó là khám phá và thử nghiệm. Và trẻ cũng cần thật nhiều cơ hội để tự ra những quyết định, những lựa chọn của riêng mình về việc sẽ dùng thời gian như thế nào trong thời khóa biểu đã đề ra.

– Cùng con lên kế hoạch

Để giúp bé hình dung tốt hơn về “nếp sống hàng ngày” của mình, mẹ có thể làm một tấm poster với thời khóa biểu và những bức hình của bé trong các hoạt động thường ngày được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Poster có thể dễ dàng mua ở ngoài cửa hàng, nhưng sẽ thú vị hơn nếu mẹ cùng bé tự làm một cái cho riêng mình. Mẹ chỉ cần sắp xếp các bức ảnh trên tấm bìa theo trình tự mô tả những việc trong ngày: thức dậy, đi bô, mặc quần áo, ăn sáng, làm việc lặt vặt, ăn nhẹ, chơi, ăn trưa, ngủ trưa …

Ngoài ra, mẹ có thể viết chú thích kế bên các tấm ảnh, dùng băng dính thay vì dùng keo dán để có thể dễ dàng thay đổi vị trí các tấm ảnh. Chẳng hạn khi muốn thay “làm việc vặt” bằng “đi thăm Bà” hoặc bạn cũng có thể mua bảng thời khóa biểu có nam châm và dán hình bé lên những thỏi nam châm để có thể di chuyển tấm hình tùy ý.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x