Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/01/2015

Xử trí nhanh khi bị vỡ ối

Xử trí nhanh khi bị vỡ ối
Không hiếm bà bầu chưa kịp ra máu báo đã vỡ ối bất thình lình. Những lúc thế này chắc hẳn ai mà chẳng hoảng loạn. Trang bị ngay cách xử trí nhanh dưới đây!
xử trí khi bị vỡ ối
Không có gì phải quá lo lắng khi bị vỡ ối, mẹ bầu nhé!

Một lượng lớn dịch lỏng ra vào đáy quần trong của bạn chính là dấu hiệu của vỡ ối trong tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10-15% phụ nữ mang thai bị vỡ ối trước khi sinh nở. Để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như tinh thần cho việc chuyển dạ, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Trước vỡ ối, những cơn co bắt đầu xuất hiện và tần suất trở nên thường xuyên hơn. Đây chính là cảnh báo dễ nhận ra nhất, và dễ bị nhầm với cơn co gò chuyển dạ.

Khi vỡ ối, bạn cảm giác như mình vừa bị són tiểu, kéo theo là từng giọt dịch lỏng nhỏ chậm. Bạn có thể bị nhầm lẫn là mình vừa lỡ tiểu ra quần, nhưng nên kiểm tra kỹ trường hợp này vào tháng cuối của thai kỳ. Vì nước ối không có mùi, và nếu bạn không thể phân biệt, nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn và xác định xem liệu đó có phải là do nước ối bị rò rỉ hay không.

Bạn nên để ý đều màu sắc cũng như mùi của dịch lỏng ngay từ những giọt đầu tiên. Nếu nó có màu nâu hoặc xanh lá, nên lập tức đến bệnh viện để được theo dõi, vì rất có thể em bé của bạn đã gặp vấn đề về tiêu hóa khi lỡ tiêu thụ lượng nước ối đang dần trở nên “ô nhiễm” trong tử cung. Trong những trường hợp như vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng tampon, băng vệ sinh, quan hệ tình dục để tránh bị nhiễm trùng. Bạn cũng nên tránh đi tắm vì tránh việc trượt ngã khi hoảng loạn phát hiện ra nước ối rò rỉ ra nhiều hơn.

Sau khi nước ối vỡ, bà bầu sẽ bắt đầu bị co thắt trong khoảng 12-24 giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng để “vượt cạn”. Nếu nước ối bị rò rỉ trước 37 tuần, bạn nên xác định rằng bé con trong bụng sẽ đối mặt với nguy cơ sinh non.

Trong khi sinh nở, bác sĩ cũng có thể thực hiện thủ thuật chọc màng nước ối để kích thích việc “vượt cạn” diễn ra nhanh hơn. Một chiếc móc nhựa mỏng sẽ được dò vào trong tử cung và “đục” một lỗ nhỏ để nước ối chảy ra.

Không có gì phải lo lắng hay hoảng loạn khi phát hiện vỡ ối vào thời điểm gần ngày dự sinh. Đó là một trong những bước mẹ bầu nhất định phải trải qua trong từng bước sinh nở. Đừng quên chuẩn bị bỉm dành cho người lớn hay băng vệ sinh ngay đầu giường hoặc khăn mềm để thấm nước ối bị rò rỉ bất thình lình. Mẹ bầu nhớ nhé, đây là một phần tự nhiên của việc sinh nở và nó báo hiệu điều tuyệt vời rằng: Bé con đang chuẩn bị chào đời. Bình tĩnh, tự tin và chiến thắng!

Mẹ bầu có biết?

Túi ối bắt đầu hình thành khoảng 12 ngày sau thụ thai. Nó không chỉ bảo vệ thai nhi,, dây rốn, mà còn giúp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho bé. Khi bé thở và tiêu hóa các chất lỏng, túi ối còn giúp bé phát triển phổi và hệ tiêu hóa.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x