Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/02/2024

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh và những điều bà bầu cần biết

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh và những điều bà bầu cần biết
Cơn gò chuyển dạ giả (còn gọi là cơn gò Braxton Hicks) là vấn đề hầu hết thai phụ đều gặp phải. Mẹ bầu nên học cách phân biệt sự khác nhau giữa chuyển dạ thật – giả để biết khi nào cần nhập viện, khi nào không.

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu đang trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dạ nói chung và hiện tượng chuyển dạ giả nói riêng, mời mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây.

Chuyển dạ giả là gì?

Muốn biết chuyển dạ giả bao lâu thì sinh bạn cần tìm hiểu chuyển dạ giả là gì. Chuyển dạ giả hay còn được biết đến dưới tên gọi khoa học Braxton – Hicks. Theo các chuyên gia, chuyển dạ giả là tình trạng cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện và biến mất nhưng lại không kích thích quá trình sinh em bé. Cơn đau chuyển dạ giả có cường độ đều nhau thay vì diễn ra khá dồn dập như quá trình chuyển dạ thật.

Nhiều bà mẹ chuẩn bị sinh, khi cảm nhận được những cơn gò sinh lý liền lo lắng, bất an. Thậm chí có nhiều gia đình còn ngay lập tức khăn gói đồ đạc đến bệnh viện để sẵn sàng chuyển dạ nhưng lại phải ra về vì thực chất chỉ là hiện tượng chuyển dạ giả và cổ tử cung cũng không mở. Chuyển dạ giả thường gắn liền với những cơn gò sinh lý làm mẹ lo lắng và mất bình tĩnh.

chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Rất nhiều mẹ bị nhầm lẫn giữa 2 cơn đau chuyển dạ thật và giả

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh?

Nhiều người thắc mắc chuyển dạ giả bao lâu thì sinh hay chuyển dạ giả có nguy hiểm không để chuẩn bị đến bệnh viện kịp thời. Tuy nhiên, những cơn gò này thực sự không quá đáng sợ nhưng mọi người vẫn nghĩ. Những cơn gò sinh lý Braxton – Hicks sẽ không làm giãn tử cung mà ngược lại sẽ làm cho tử cung săn chắc hơn, thúc đẩy lưu thông máu đến nhau thai, sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật.

Càng về giai đoạn cận sinh các cơn co thắt sinh lý sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Thậm chí các cơn đau sẽ diễn ra ngày một mạnh và dày đặc hơn làm cho các mẹ khó phân biệt được cơn gò chuyển dạ thật – giả.

Chuyển dạ giả có thể bắt đầu vài ngày, vài tuần, thậm chí một tháng hoặc sớm hơn trước khi quá trình chuyển dạ tích cực bắt đầu. Thực tế là bác sĩ không thể xác định chính xác việc mẹ bầu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Nguyên nhân là bởi các cơn gò chuyển dạ giả chỉ là những cơn gò sinh lý, không phải là dấu hiệu sắp sinh.

Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì bác sĩ thường khuyên mẹ bầu bình tĩnh, theo dõi thai kỳ với mong muốn em bé sinh càng gần 40 tuần thai (ngày dự sinh) càng tốt. Một điều nữa mẹ bầu cần lưu tâm rằng chuyển dạ giả không phải phải là dấu hiệu sinh mổ hoặc giục sinh.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là điều nguy hiểm?

Cách phân biệt chuyển dạ giả (cơn gò Braxton-Hicks) và chuyển dạ thật

Thực tế, cơ thể mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Rất khó để có một khoảng thời gian cụ thể cho mẹ bầu có thể xác định được chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Hơn nữa, càng vào cuối thai kỳ, các cơn co chuyển dạ giả càng nhiều và càng đau. Nên rất khó cho mẹ khi phân biệt là khi nào mình sẽ sinh thật.

Cách tốt nhất là mẹ bầu nên xác định dựa vào tần suất và cường độ của các cơn co cùng những triệu chứng sau.

1. Vị trí của cơn đau để biết chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh

Với chuyển dạ giả thì các cơn co chủ yếu xuất hiện ở phần bụng dưới và vùng chậu. Còn khi đau thật, cơn đau không cố định một chỗ mà sẽ di chuyển.

Co thắt thường sẽ bắt đầu ở phần lưng dưới, lan dần sang phần bụng. Có nhiều mẹ sắp chuyển dạ cơn đau còn lan sang hai bên sườn và cả bắp đùi.

2. Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Tần suất càng nhiều càng gần ngày sinh

Sau khi trải qua quá nhiều cơn co sinh lý không thường xuyên và đến bất chợt thì cơn đau của chuyển dạ thật có thể đến đều đặn, kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại.

3. Mức độ đau khi chuyển dạ giả

Mức độ đau của cơn chuyển dạ giả không làm mẹ quá đau đớn, có thể giảm sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng với chuyển dạ thật thì không, chỉ có đau hơn mà thôi.

chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Cơn đau chuyển dạ giả không quá mạnh và dồn dập

4. Nhịp điệu cơn đau

Theo nghiên cứu của chuyên gia, các cơn đau của cơn chuyển dạ thật rất đều đặn. Ban đầu có thể cơn đau sẽ xuất hiện 10 phút một lần. Nhưng sau đó cơn đau diễn ra tần suất dày đặc hơn như 2 – 3 lần trong 10 phút.

Thông thường sẽ là 5 cơn co trong khoảng 1 tiếng. Riêng đối với chuyển dạ giả, cơn đau diễn ra thất thường và có thể giảm dần hoặc hết khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Các cơn co chuyển dạ giả diễn ra thất thường, không theo quy luật cụ thể.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Dấu hiệu mẹ con sắp gặp nhau

Nguyên nhân gây chuyển dạ giả

Sau khi tìm hiểu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nguyên nhân gây ra hiện tượng này, chẳng hạn như:

  • Vị trí của em bé: Bạn có thể dễ gặp tình trạng chuyển dạ giả nếu em bé của bạn ở tư thế ngôi mông. Lý do xuất phát từ việc tử cung cố gắng di chuyển em bé bằng các cơn co thắt trong một khoảng thời gian và sau đó dừng lại nếu không hiệu quả.
  • Yếu tố thể chất: Khung chậu không bằng phẳng hoặc bất thường ở tử cung có thể dẫn đến những cơn co thắt này.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi: Cảm xúc lo lắng về việc mang thai hoặc những điều khác trong cuộc sống của bạn có thể gây ra chuyển dạ giả.
  • Tiền sử mang thai trước: Điều này có thể liên quan đến cách tử cung thay đổi hoặc giãn ra sau khi mang đa thai.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Thai 36 tuần gò nhiều có nguy hiểm đến mẹ và con không?

Cách giảm bớt khó chịu vì chuyển dạ giả

Trên thực tế bạn không cần quá lo lắng vì chuyển dạ giả là dấu hiệu bình thường để cơ thể thích nghi, và sẵn sàng với những cơn chuyển dạ thật. Nếu quá khó chịu bạn hãy thử một vài cách dưới đây:

  • Đi dạo, thay đổi vị trí hoặc đứng dậy và di chuyển sẽ giúp các cơn co thắt chuyển dạ giả dừng lại.
  • Nếu bạn đã hoạt động, hãy ngủ hoặc nghỉ ngơi trong chốc lát.
  • Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc nghe nhạc.
  • Massage sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Nghỉ ngơi là một cách hạn chế vấn đề cơn chuyển dạ giả

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Nếu bạn không chắc chắn về các dấu hiệu chuyển dạ của mình là chuyển dạ giả hay thật thì hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, trong những trường hợp sau đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi:

  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Nước ối bị vỡ và rò rỉ liên tục.
  • Các cơn co thắt mạnh cứ sau 5 phút trong một giờ.
  • Các cơn co thắt đau dữ dội mà bạn không thể chịu được.
  • Sự chuyển động bất thường đáng chú ý của em bé trong bụng.
  • Bất kỳ triệu chứng co thắt chuyển dạ thực sự nào nếu thai chưa được 37 tuần.

Hiện tượng chuyển dạ giả diễn ra thường không phải là lý do đáng lo ngại và không có nghĩa rằng em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm. Nhưng nếu có lo lắng, bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Để cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể uống nước, đi bộ hoặc tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng. Việc nghỉ ngơi đầy đủ trong những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có nhiều sức khỏe hơn để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. False vs True Labor: How to Tell the Difference https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/intermountain-moms/2017/12/false-vs-true-labor/

Ngày truy cập 25/10/2021

2. What Is Prodromal Labor?

https://www.verywellhealth.comprodromal-labor-5179655

Ngày truy cập 25/10/2021

3. False Labor Pain and Signs It’s Not Quite Time

https://www.parents.com/pregnancy/giving-birth/labor-and-delivery/prodromal-labor-contractions-how-long-do-they-last/

Ngày truy cập 25/10/2021

4. Prodromal Labor

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/prodromal-labor/

Ngày truy cập 25/10/2021

5. True Vs. False Labor

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9686-true-vs-false-labor

Ngày truy cập 25/10/2021

 

x