Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung
Cập nhật 17/12/2021

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ được thực hiện như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi. Để phát hiện và chữa trị kịp thời, mẹ cần được xét nghiệm đường huyết thai kỳ.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ là một trong những xét nghiệm quan trọng, đặc biệt là đối với những mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Để hiểu rõ hơn về xét nghiệm này, mời mẹ bầu cùng đọc tiếp bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nó xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không thể sản xuất đủ insulin để giữ lượng glucose (đường) trong máu ở mức thích hợp.

Bệnh không được điều trị sẽ làm tăng khả năng sinh con lớn, khiến việc sinh nở của mẹ khó khăn hoặc làm tăng khả năng sinh mổ, đồng thời gây ra các biến chứng khi sinh cũng như các nguy cơ sức khỏe cho trẻ sơ sinh như:

  • Mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc đột ngột tăng huyết áp
  • Thai chết lưu ở những tuần cuối thai kỳ
  • Bé sinh ra bị vàng da, khó thở hoặc lượng đường trong máu thấp

Xét nghiệm đường huyết khi mang thai có quan trọng không?

Kiểm tra đường huyết là cách dễ dàng và hiệu quả để phát hiện bệnh tiểu đường sớm trong quá trình mang thai. Từ đó, mẹ bầu sẽ có những thay đổi trong lối sống, cách ăn uống cũng như sinh hoạt để có thể mang thai và sinh nở suôn sẻ hơn, em bé sinh ra cũng được khỏe mạnh hơn.

Theo khuyến cáo của Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), tất cả phụ nữ mang thai đều nên thực hiện xét nghiệm này. Ngay cả khi mẹ bầu không phải là người thích lấy máu hoặc xét nghiệm, đây vẫn là một cuộc kiểm tra không nên bỏ qua.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ
Phụ nữ mang thai thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao không nên bỏ qua xét nghiệm đường huyết

Mẹ bầu cần xét nghiệm đường huyết tuần bao nhiêu?

Nếu mẹ thắc mắc khi mang thai cần xét nghiệm đường huyết thai kỳ tuần bao nhiêu thì câu trả lời là trong tam cá nguyệt thứ hai – từ tuần 24 đến tuần 28.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ kiểm tra sớm hơn (có thể là ngay lần đầu tiên khám thai) nếu mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Các yếu tố rủi ro này bao gồm:

  • Mang thai trên 35 tuổi
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
  • Hội chứng buồng trứng đa nang hoặc acanthosis nigricans
  • Sử dụng corticosteroid trong thời kỳ mang thai
  • Lần sinh trước đó của một em bé lớn hơn 4000g
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường

Quy trình xét nghiệm đường huyết thai kỳ như thế nào?

Biết được quy trình xét nghiệm đường huyết như thế nào sẽ giúp mẹ có những chuẩn bị tốt hơn cho xét nghiệm này.

Sau đây là các bước trong quy trình Nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose (hay còn gọi là Nghiệm pháp tầm soát đái tháo đường thai kỳ).

Mẹ nên tránh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước lọc trong vòng 8 đến 12 giờ trước khi kiểm tra.

Khi vào xét nghiệm, mẹ sẽ được lấy máu trước, sau đó uống dung dịch có pha 75g glucose rồi tiếp lấy máu thêm hai lần nữa trong vòng hai giờ. Nếu kết quả của 1 trong 3 lần lấy máu cao hơn giá trị giới hạn cụ thể, điều đó có nghĩa là mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ có rủi ro gì không?

Các xét nghiệm đường huyết trong thai kỳ tương đối an toàn và không có bất kỳ rủi ro hoặc tác dụng phụ nào.

Tuy nhiên, vì phải uống thức uống chứa nhiều đường, một số phụ nữ nhận thấy rằng họ cảm thấy hơi buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc lâng lâng sau khi uống.

Cảm giác này sẽ dịu đi sau khi mẹ ăn một chút thức ăn. Nếu tình trạng này kéo dài lâu hoặc mẹ cảm thấy lo lắng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ khá an toàn nên mẹ an tâm thực hiện

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ bao nhiêu tiền?

Đây là xét nghiệm phổ biến tại phòng khám cũng như các cơ sở sản phụ khoa. Tuy nhiên, không có một mức chi phí cố định nào cho câu hỏi xét nghiệm đường huyết khi mang thai bao nhiêu tiền. Chi phí này sẽ khác nhau tùy vào từng cơ sở y tế cũng như phương pháp xét nghiệm của từng nơi.

Thông thường, giá xét nghiệm đường huyết bà bầu loại 50gr glucose sau 1 giờ dao động từ 50.000 – 80.000đ. Các xét nghiệm dung nạp glucose dao động từ 200.000 – 300.000đ.

Nếu xét nghiệm này nằm luôn trong gói quản lý thai nghén thì chi phí có thể rẻ hơn. Nếu làm ở bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế hoặc khám dịch vụ thì chi phí có thể cao hơn tùy thuộc vào nơi đó.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ
Nếu cảm thấy lo lắng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ tình trạng của bạn

Tuy nhiên, mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo, mẹ cần đến trực tiếp bệnh viện và hỏi xin tư vấn để biết được mức giá chính xác nhất.

Vừa rồi là những thông tin về xét nghiệm đường huyết thai kỳ. Đây là xét nghiệm tương đối quan trọng trong thai kỳ. Vì vậy nếu mẹ nằm trong nhóm phụ nữ có nguy cơ tiểu đường cao, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hiện tại để thực hiện xét nghiệm này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 

1. Glucose screening tests during pregnancy

https://medlineplus.gov/ency/article/007562.htm#:~:text=Most%20pregnant%20women%20have%20a,not%20have%20the%20screening%20test.

Truy cập ngày 4/10/2021

2. Glucose Screening and Glucose Tolerance Test

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/pregnancy-health/prenatal-testing-glucose-screening-glucose-tolerance-test/

Truy cập ngày 4/10/2021

3. Glucose testing – screening for gestational Diabetes

https://www.pregnancyinfo.ca/your-pregnancy/routine-tests/glucose-testing/

Truy cập ngày 4/10/2021

4. Gestational diabetes

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20355345

Truy cập ngày 4/10/2021

5. Glucose tolerance test

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/glucose-tolerance-test/about/pac-20394296

Truy cập ngày 4/10/2021

x