Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/02/2021

Uống nhiều nước có tốt không, bà bầu đọc ngay nhé!

Uống nhiều nước có tốt không, bà bầu đọc ngay nhé!
Chúng ta luôn được khuyến cáo phải uống nước để khỏe mạnh. Tuy nhiên, tùy thể chất và tình trạng sức khỏe mỗi người có có điều chỉnh cho phù hợp. Vậy bà bầu uống nhiều nước có tốt không?

Uống nhiều nước có tốt không đối với mẹ bầu? Đây là câu hỏi hơi lạ đối với những mẹ đang mang thai phải không nào! Song, bạn nhớ dành thời gian tìm hiểu nhé!

Bà bầu uống nhiều nước có tốt không?

Bà bầu uống nhiều nước có tốt không?

Uống nhiều nước có tốt không? Câu trả lời thật sự còn tùy thuộc vào trạng thái của mỗi người và trong từng trường hợp cụ thể khác nhau. Riêng với phụ nữ mang thai, lời khuyên cho bạn là nên uống nhiều nước nhưng “nhiều” ở đây là phù hợp với sức khỏe bản thân mẹ và bé.

Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng lên. Vì vậy, bạn cần bổ sung đủ nước để đáp ứng nhu cầu này. Thông thường, mỗi ngày mẹ bầu cần uống 1.000-1.500ml (khoảng 8 cốc) nước là tương đối thích hợp.

Do thai nhi tạo thành một áp lực nhất định lên bàng quang nên mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Mỗi khi khát bạn lại uống một ngụm để thúc đẩy tuần hoàn và tiêu hóa, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi.

Mặc dù uống đủ nước đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu nhưng nếu lạm dụng quá mức cũng có thể làm tăng gánh nặng cho thận hoặc tích nước gây phù thủng. Nếu mẹ bầu xuất hiện tình trạng sưng phù trong thai kỳ thì cần kiểm soát lượng nước uống, mỗi ngày nên uống khoảng 1.000ml là vừa, ngoài ra chế độ ăn uống cũng cần khoa học hơn.

Bà bầu không thích uống nước phải làm sao?

sữa đậu nành

Uống nhiều nước có tốt không? Đích thực uống nước đầy đủ rất có lợi cho sức khỏe, nhưng không ít bà bầu vốn bình thường đã không thích uống nước, vậy phải làm sao để cải thiện thói quen này?

Khi bạn không quen uống nước thì hãy chia nhỏ số lần uống trong ngày, mỗi lần chỉ cần uống một lượng ít nước là được, dần dần bạn sẽ tạo được thói quen tích cực của việc uống nước mà không cảm thấy quá “ngán”.

Bên cạnh nước lọc, mẹ bầu có thể kết hợp thêm những thức uống khác để tăng thêm khẩu vị, chẳng hạn như các món canh súp, sữa đậu nành, nước ép trái cây

Các loại thức uống này ngoài cung cấp lượng nước còn bổ sung nhiều loại dưỡng chất có lợi cho mẹ và bé.

Hậu quả của việc không uống đủ nước khi mang thai

1. Mẹ bầu dễ bị nội nhiệt

Bà bầu nếu uống ít nước rất dễ sinh nhiệt trong cơ thể. Lượng nước có tác dụng giúp tản bớt thân nhiệt, đồng thời khi hơi nước thải ra theo đường mồ hôi cũng giúp đẩy bớt độc tố trong cơ thể ra ngoài. Do đó, mẹ bầu thiếu nước sẽ gây mất cân bằng thân nhiệt, dễ bị chứng nội nhiệt thường gặp.

2. Ảnh hưởng đến nước ối

Ảnh hưởng đến nước ối

Nước ối là môi trường sinh trưởng và phát triển của thai nhi, có tác dụng giảm áp lực từ bên ngoài, giúp thai nhi được an ổn và tránh bị tổn thương. Nếu mẹ bầu không uống đủ nước sẽ ảnh hưởng đến dung lượng máu trong cơ thể, dẫn đến lượng nước ối cũng theo đó mà bị ít đi hoặc bị hỗn loạn, ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi, thậm chí là ngạt do thiếu oxy.

3. Táo bón nặng hơn

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt tình trạng này sẽ càng nặng hơn nếu mẹ bầu không uống nhiều nước. Khi cơ thể thiếu nước, thành phần nước trong phân sẽ bị đại tràng hấp thu trở lại. Kết quả là phân thải ra sẽ khô, cứng mà dẫn đến chứng táo bón, ngoài ra còn gây trĩ, nứt hậu môn.

4. Dễ tổn hại gan

uống nhiều nước dễ tổn hại gan

Cơ thể thiếu nước làm cho độc tố không cách nào thải ra ngoài thuận lợi, từ đó tạo thêm áp lực cho gan. Trong suốt thời gian dài, gan phải làm việc cật lực và khó khăn, mệt mỏi nên dễ sinh các bệnh về gan.

5. Tổn hại đến thai nhi

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, lượng nước cần thiết trong huyết dịch cũng tăng theo tương ứng, nó giúp thai nhi được cung cấp đủ thể dịch để hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất thuận lợi.

Nếu bà bầu uống ít nước thì nồng độ các vật thải của quá trình trao đổi chất trong máu huyết sẽ tăng cao, không được thải ra thuận lợi, ngoài ra nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu cũng cao hơn. Đây là bất lợi cho sức khỏe người mẹ nhưng đồng thời cũng gây tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu uống nước gì tốt và uống nước nhiều có tác dụng gì?

Uống nhiều nước có tốt không

Nước đun sôi để nguội là lựa chọn lý tưởng nhất cho bà bầu. Đây là loại nước uống dễ dàng giúp bạn giải khát, điều tiết thân nhiệt và vận chuyển dinh dưỡng khắp cơ thể cũng như góp phần làm sạch các cơ quan trong cơ thể.

Nước đun sôi để nguội có hoạt tính sinh học mạnh, có lợi cho việc thúc đẩy các tế bào trao đổi chất, chuyển tải năng lượng, kích thích tuần hoàn máu và duy trì sự cân bằng chất điện giải.

Ngoài ra, nước đun sôi để nguội còn giúp tăng hàm lượng hemoglobin trong máu, tăng cường chức năng miễn dịch và đề kháng với bệnh tật. Bên cạnh đó, hàm lượng khoáng chất và nguyên tố vi lượng trong nước đun sôi để nguội cũng thích hợp nhất với cơ thể con người.

Bà bầu nên hạn chế uống những thức uống nào?

Bà bầu uống nhiều nước có tốt không? Mặc dù đã biết câu trả lời đầy đủ nhưng bên cạnh đó, việc lựa chọn loại thức uống cũng rất quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Một số loại thức uống sau đây, bà bầu nên hạn chế sử dụng.

1. Nước đá lạnh

Khi thời tiết nóng nực, các loại thức uống dù là nước lọc nhưng cho thêm đá lạnh đều ít nhiều gây hại cho bà bầu. Đồ lạnh khi vào cơ thể có thể gây co hẹp các mạch máu ở dạ dày và đường ruột, dẫn đến thiếu máu lưu thông và các triệu chứng khác như đau bụng, đau dạ dày, tiêu hóa kém. Thai nhi cũng rất nhạy cảm đối với kích thích lạnh. Mẹ uống nhiều nước đá lạnh sẽ làm thai nhi bất an.

2. Trà đậm

Uống nhiều nước có tốt không
Bà bầu nên hạn chế uống trà đậm

Một số người có thói quen thích uống trà nhưng nếu bạn đang trong thai kỳ thì nên kiêng sở thích này, đặc biệt là thích uống trà đậm. Trong lá trà có chứa khoảng 2 – 5% thành phần cafein, bà bầu uống nhiều trà đậm sẽ tạo hưng phấn quá mức, gây kích thích đến thai nhi, điển hình là động thai, thậm chí trở ngại sự phát triển của bé.

3. Nguồn nước bị ô nhiễm

Nguồn nước nếu bị ô nhiễm cho dù đun sôi ở nhiệt độ cao thì các vật chất hóa học độc hại trong đó vẫn tồn tại. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bé trong bụng, mẹ bầu cần lựa chọn nước uống cẩn thận để đảm bảo hạn chế tối đa tác hại này.

4. Nước đun sôi nhiều lần

Lượng nước đun sôi để nguội cho mẹ bầu nên đun ngày nào sử dụng hết trong ngày đó là tốt nhất. Với nước nếu đun đi đun lại nhiều lần, nồng độ các độc tố như nitrit và asen càng tăng, không những tác hại cho cơ thể mẹ mà còn ảnh hưởng đến an toàn của thai nhi.

Lê Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/drink-enough-water/ https://www.healthline.com/health/pregnancy/how-much-water-should-a-pregnant-woman-drink https://k.sina.cn/article_7234320045_1af32f6ad00100oc42.html https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/6824.html https://m.k.sohu.com/d/475283749?channelId=1&page=1 https://zhuanlan.zhihu.com/p/30223317
x