Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Phương Vy
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 16/11/2021

Cơn gò sinh lý khi mang thai có phải dấu hiệu nguy hiểm?

Cơn gò sinh lý khi mang thai có phải dấu hiệu nguy hiểm?
Hiện tượng cơn gò sinh lý khi mang thai hẳn khiến nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng. Liệu đây có phải là dấu hiệu thai nhi đang gặp nguy hiểm?

Cơn gò sinh lý có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ lành tính đến nguy hiểm có thể khiến mẹ bầu bị gò bùng, căng tức bụng khi mang thai. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay trong bài viết này nhé!

Cơn gò sinh lý khi mang thai có nguy hiểm không?

Chị em đang mang thai tháng thứ 6 hay bước sang tam cá nguyệt thứ 2 và nhận thấy rằng đôi khi bụng bầu của bạn rất cứng, căng tức. Nhiều mẹ bầu còn cảm thấy sự khó chịu thì rất có thể là các cơn co thắt Braxton-Hicks.

Những cơn co thắt này, còn được gọi là cơn gò sinh lý hay “cơn co thắt thực hành” hoặc “cơn co thắt giả”. Chúng có thể khiến mẹ nhầm tưởng mình sắp chuyển dạ.

Cơn gò Braxton-Hicks không gây đau đớn như cơn co thắt chuyển dạ nhưng có thể giúp tử cung tập luyện cho quá trình chuyển dạ thật.

Cơn gò sinh lý
Cơn gò sinh lý khi mang thai không nguy hiểm như mẹ tưởng

Cơn co thắt Braxton-Hicks giống như một cơn đau vết khâu ở hai bên bụng do các dây chằng gắn với tử cung bị kéo căng ra. Chúng thường chỉ kéo dài 20-30 giây và có thể xảy ra suốt cả ngày mà không thường xuyên.

Cơn gò giả Braxton-Hicks có thể gây khó chịu khiến mẹ bầu khó di chuyển hoặc cúi gập người. Tình trạng này có thể biến mất sau một thời gian nghỉ ngơi, nhưng có thể đến và kéo dài trong suốt thai kỳ.

Điều gì kích hoạt các cơn gò sinh lý hoạt động mạnh mẽ?

Khi các mẹ chú ý đến các cơn gò sinh lý trong khoảng thời gian nhất định. Có thể sẽ bắt đầu nhận thấy rằng chúng được kích hoạt thường xuyên bởi một số hoạt động nhất định như:

  • Mẹ di chuyển sau khi nằm yên hoặc tập thể dục.
  • Trước hoặc sau khi mẹ đi tiểu.
  • Quan hệ tình dục và đạt cực khoái.
  • Em bé di chuyển nhiều trong bụng mẹ.
  • Mẹ bầu bị mất nước.
  • Bụng bầu không may bị chạm hay va đập vào đâu đó.
  • Mẹ bầu làm việc quá sức cũng có thể khiến các cơn gò Braxton-Hicks xuất hiện thường xuyên hơn.

Những điều cần biết về cơn gò sinh lý khi mang thai

Một số thông tin dưới đây có thể giúp mẹ hiểu hơn về cơn chuyển dạ giả này:

1. Thời điểm xuất hiện

Cảm giác gò cứng bụng khi mang thai do những cơn chuyển dạ giả thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu mẹ mang thai lần thứ 2 trở đi thì dấu hiệu này sẽ xuất hiện ngay từ tam cá nguyệt thứ 2.

2. Dấu hiệu nhận biết

Cơn chuyển dạ giả thực chất chỉ là cơn gò tử cung bình thường. Vậy cơn gò tử cung cảm giác như thế nào?

Nhiều phụ nữ cho biết Braxton Hicks có cảm giác như bị căng cơ bụng, vùng bụng cảm thấy như bị thắt chặt và căng cứng kèm theo cảm giác nặng bụng dưới khi mang thai.

Điều này khiến mẹ cảm thấy khó di chuyển hoặc khó cúi gập người trong suốt thời gian đó. Cơn đau này thường chỉ kéo dài 20-30 giây và có thể xảy ra liên tục suốt cả ngày.

Cơn gò sinh lý
Bụng căng cứng là một trong những dấu hiệu rõ rệt của cơn chuyển dạ giả

Điều gì “kích hoạt” các cơn gò cứng bụng khi mang thai?

Khi mẹ chú ý đến các cơn co thắt Braxton-Hicks đủ lâu, mẹ có thể sẽ bắt đầu nhận thấy rằng chúng được “kích hoạt” thường xuyên bởi một số hoạt động nhất định, bao gồm:

  • Mẹ chuyển động sau khi nằm yên hoặc tập thể dục
  • Sau khi mẹ đi tiểu
  • Sau khi quan hệ tình dục
  • Đi lại, di chuyển nhiều
  • Cơ thể bị mất nước
  • Bụng của mẹ đã bị va đập mạnh
  • Làm việc quá sức

Cơn co thắt do chuyển dạ giả có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Các cơn co thắt Braxton-Hicks có thể gây khó chịu và bất tiện, nhưng nhìn chung chúng không gây ra vấn đề gì quá lớn.

Điều quan trọng là mẹ phải biết các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ thực sự, và làm thế nào để phân biệt chúng với các cơn co thắt chuyển dạ giả.

Chuyển dạ thực sự tạo ra cơn gò tử cung cảm giác như thế nào?

Nếu mẹ có những cơn co thắt kèm theo bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, hãy liên hệ với bác sĩ sản phụ khoa vì những dấu hiệu này có thể báo hiệu sự bắt đầu chuyển dạ:

  • Cơn co thắt diễn ra đều đặn và lâu dài hơn
  • Càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn về cường độ
  • Chảy máu âm đạo
  • Rò rỉ nước ối
  • Chuột rút hoặc đau lưng dưới liên tục

Khi nào mẹ nên lo lắng về cơn co thắt Braxton-Hicks?

Chỉ là những cơn co thắt Braxton-Hicks thì mẹ bầu không cần phải lo lắng. Điều cần chú ý là không phải cơn gò Braxton-Hicks mà nhiều mẹ bầu lại hiểu nhầm.

Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện cơn gò như Braxton-Hicks kèm theo một số biểu hiện dưới đây thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa hay đến bệnh viện gấp. Bởi đây có thể là những dấu hiệu báo mẹ sắp chuyển dạ.

  • Các cơn gò tử cung đều đặn và thời gian lâu hơn.
  • Cường độ hoạt động của các cơn gò tử cung mạnh mẽ hơn.
  • Mẹ cảm thấy sự đau đớn.
  • Mẹ ra huyết hồng.
  • Chất lỏng rò rỉ ngày càng nhiều ra bên ngoài.
  • Mẹ bị chuột rút và cảm thấy đau lưng vùng dưới liên tục hay xuất hiện thành từng cơn.

Bà bầu có thể làm gì với các cơn gò cứng bụng khi mang thai?

Nếu như cảm giác bụng căng cứng khi mang thai của mẹ bầu chỉ ở mức độ lành tính, hãy thử một số biện pháp khắc phục để giảm bớt chúng sau đây:

  • Uống thêm nhiều nước
  • Tắm nước ấm
  • Nghỉ ngơi – nằm xuống hoặc ngồi xuống mỗi khi đau bụng
  • Thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim, đọc sách,…
  • Thay đổi vị trí nằm: Ngủ nghiêng được coi là an toàn nhất cho bà bầu và thai nhi ở 2 tam cá nguyệt cuối cùng. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên mẹ bầu nên ngủ nghiêng về bên trái bất cứ khi nào có thể vì nó sẽ cải thiện tuần hoàn và bảo vệ gan của mẹ.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng thêm một chiếc gối giữa hai đầu gối hoặc bên dưới bụng để hỗ trợ thêm

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh hiện tượng cơn gò sinh lý khi mang thai đặc biệt ở các tháng cuối thai kỳ. Bước vào giai đoạn này, cơ thể mẹ sẽ gặp những thay đổi tương đối lớn về thể chất, trong đó có cả việc phải làm quen với những cơn gò cứng bụng khi mang thai.

Nghỉ ngơi có thể giúp bà bầu giảm căng tức bụng

Điều quan trọng là mẹ cần biết phân biệt trường hợp nào là nguy hiểm và trường hợp nào an toàn. Nếu cảm thấy không yên tâm, mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 

What Causes My Belly to Feel Hard and Tight?

https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-causes-my-belly-to-feel-hard-and-tight

Truy cập ngày 16/11/2021

8 third trimester pains and how to deal with them

https://utswmed.org/medblog/third-trimester-discomfort/

Truy cập ngày 16/11/2021

Stomach Pain in Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/abdominal-pain-during-pregnancy/

Truy cập ngày 16/11/2021

How can I get better sleep while pregnant?

https://intermountainhealthcare.org/blogs/topics/intermountain-moms/2018/05/how-can-i-get-better-sleep-while-pregnant/

Truy cập ngày 16/11/2021

2nd trimester pregnancy: What to expect

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20047732

Truy cập ngày 16/11/2021

x