Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 22/10/2022

Bác sĩ giải đáp: Bầu tắm đêm có sao không? Mẹ nào hay tắm đêm nhất định phải xem!

Bác sĩ giải đáp: Bầu tắm đêm có sao không? Mẹ nào hay tắm đêm nhất định phải xem!
Chuyện tắm rửa trong thai kỳ cần phải đảm bảo nhiều yếu tố như nhiệt độ nước, thời điểm tắm, sữa tắm… Trong đó, bầu tắm đêm có sao không là trăn trở của không ít mẹ bầu. Tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đọc hỏi:

Thưa bác sĩ, hiện tại, em đang mang thai đến tháng thứ 2 rồi. Vì tính chất công việc nên em phải về nhà muộn vào buổi tối (khoảng 10 giờ), hơn nữa, em có thói quen phải tắm rửa sạch sẽ thì mới ngủ được. Người nhà có khuyên em nên dậy sớm tắm vì tắm đêm dễ đột quỵ. Em không biết bầu tắm đêm có sao không? Bầu tắm đêm liệu có gây ảnh hưởng gì đến em bé không ạ? Mong sớm nhận được lời giải đáp từ bác sĩ.

(Thanh Xuân – Nghệ An)

Bác sĩ trả lời:

Chào chị Thanh Xuân. Có thể nói, vấn đề của chị cũng là trăn trở của nhiều mẹ bầu khác. Sau đây là phần giải đáp cho câu hỏi của chị: Bầu tắm đêm có sao không? Có nguy hiểm cho thai nhi không?

Bầu tắm đêm có sao không?

Trước khi tìm hiểu bà bầu tắm đêm có sao không, mẹ cần biết rằng, kể từ sau 10 giờ tối, nhiệt độ giảm mạnh khiến việc tắm đêm của mẹ trở nên lợi bất cập hại. Mẹ bầu có thói quen tắm đêm nguy cơ cao sẽ gặp các trường hợp đáng tiếc sau:

  • Đột tử

Bà bầu tắm đêm có sao không? Bầu tắm đêm dễ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể, các mạch máu co lại, khiến máu không lên não dẫn đến nguy cơ tai biến, đột quỵ.

  • Đau đầu kinh niên

bầu tắm đêm có sao không? Bầu tắm đêm dễ bị đau đầu kinh niên

Không ít người có thói quen tắm đêm xong liền đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt. Điều này khiến da đầu bị nhiễm lạnh, dẫn đến các mạch máu khó lưu thông, gây đau đầu mãn tính.

  • Cơ thể bị nhiễm lạnh

Trường hợp cơ thể mẹ đang đổ nhiều mồ hôi mà lại tắm đêm, mẹ sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Khi cơ thể đổ mồ hôi là lúc lỗ chân lông còn đang mở ra, hơi nước dễ ngấm vào bên trong dễ khiến mẹ bị ho, sốt, nhiễm lạnh phổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị lạnh chân, hiện tượng phổ biến hay dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe

  • Hoa mắt, chóng mặt

Cơ thể mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm, do đó, nếu mẹ hỏi bầu tắm đêm có sao không thì bầu tắm đêm có thể khiến mẹ hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Tắm đêm, đặc biệt là tắm nước lạnh có thể làm mẹ bầu bị co mạch máu ngoại vi, làm tăng huyết áp. Mạch máu co lại làm cản trở lưu thông máu về tim, khiến mẹ bị thiếu oxy máu dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu, nghiêm trọng hơn là đột quỵ. Chưa dừng lại ở đó, thai nhi lúc này cũng bị thiếu oxy khiến não bộ chậm phát triển, tăng nguy cơ sảy thaisinh non cho bé.

Vì thế, trả lời cho câu hỏi bà bầu tắm đêm có sao không chắc chắn là “có” mẹ nhé. Mẹ bầu tắm đêm có thể gây đột tử, mắc chứng đau đầu kinh niên, bị nhiễm lạnh, ngất xỉu, tăng nguy cơ sảy thai cho mẹ. Đối với thai nhi, bé sẽ bị chậm phát triển trí não và sinh non.

>>Bạn có thể quan tâm: Dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Lời bật mí đầy bất ngờ!

Lưu ý khi tắm đêm cho bầu

bầu tắm đêm có sao không? Lưu ý khi bầu tắm đêm

Biết bầu tắm đêm có sao không đã quan trọng, nhưng biết những lưu ý sau đây để giảm nguy cơ đáng tiếc khi tắm đêm còn quan trọng hơn. Mẹ xem nhé:

1. Thời điểm tắm đêm

  • Đổ nhiều mồ hôi: Nếu cơ thể mẹ đang đổ nhiều mồ hôi, mẹ có thể chờ 15 phút để cơ thể hạ nhiệt rồi mới tắm. Mẹ cũng có thể cân nhắc việc lâu khô người bằng khăn ấm rồi tắm lại vào sáng hôm sau.
  • Khi bị ốm hoặc sau khi bị ốm: Mẹ rơi vào trường hợp này thường có nhiệt độ cao hơn bình thường và cơ thể đang cực kỳ yếu. Do đó, tắm lúc này sẽ dễ gây đột quỵ nhất.
  • Khi quá no hoặc quá đói: Khi ăn xong, cơ thể cần tập trung máu tới hệ tiêu hóa. Do đó, nếu mẹ tắm ngày thì mạch máu sẽ giãn nở làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá. Trường hợp bụng đang đói, tắm đêm sẽ vô tình gây hạ đường huyết, chóng mặt, đột quỵ.

>>Bạn có thể quan tâm: [Cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] Các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

2. Hình thức tắm đêm: Tắm bồn hay tắm vòi sen?

Nếu mẹ đã nắm được bà bầu tắm đêm có sao không? Mẹ sẽ cần biết nên tắm theo hình thức nào để an toàn. Tắm trong bồn nước có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và con, ngay cả khi mẹ tắm bằng nước ấm. Bác sĩ khuyên mẹ nên tắm bằng vòi sen với nước ấm và tắm khoảng 15 phút để tránh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, giảm nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, các tia nước của vòi hoa sen sẽ massage nhẹ nhàng cho mẹ khiến mẹ cảm thấy thư thái hơn.

Nếu đã biết bầu tắm đêm có sao không, mẹ sẽ muốn biết nên tắm vòi sen hay tắm bồn

3. Cách tắm

Bà bầu tắm đêm có sao không, để câu trả lời là “không”, mẹ cần đảm bảo:

  • Khi tắm, mẹ chú ý dùng khăn để lau nhẹ cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, rốn và bụng. Đối với vùng kín, mẹ chú ý rửa kỹ nhưng không thụt rửa quá sâu.
  • Sau khi tắm xong, mẹ chuẩn bị một chiến khăn tắm to để lau khô người, tránh gió lùa vào, dễ gây cảm lạnh. Ngoài ra, mẹ có thể thoa một ít tinh dầu ở lòng bàn chân hoặc hít vài hơi tinh dầu để làm ấm cơ thể. Mẹ lưu ý tham khảo bác sĩ về loại tinh dầu phù hợp cho cơ thể nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Cách chữa cảm lạnh cho bà bầu tại nhà

4. Nhiệt độ nước

Mẹ lưu ý nên tắm nước ấm thay vì nước nóng hoặc nước lạnh để cải thiện lưu thông máu từ đường bụng, tim từ đó ngăn nguy cơ đột quỵ và cảm lạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Should You Take an Epsom Salt Bath?

https://health.clevelandclinic.org/7-things-you-probably-didnt-know-about-epsom-salt/

Truy cập ngày 14/10/2022

2. Is it safe to use a hot tub during pregnancy?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/pregnancy-and-hot-tubs/faq-20057844

Truy cập ngày 14/10/2022

3. Hot tub use during pregnancy and the risk of miscarriage

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14607798/

Truy cập ngày 14/10/2022

4. CAN I HAVE A HOT BATH DURING PREGNANCY?

https://www.emmasdiary.co.uk/pregnancy-and-birth/1st-trimester-of-pregnancy/can-i-have-a-hot-bath-during-pregnancy

Truy cập ngày 14/10/2022

5. Is it safe to have hot baths during pregnancy?

https://www.babycentre.co.uk/x546741/is-it-safe-to-have-hot-baths-during-pregnancy

Truy cập ngày 14/10/2022

x