Suy giáp là bệnh gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước dưới cổ. Cơ quan này sẽ tiết hormone tuyết giáp vào máu và vận chuyển đến các mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp có chức năng giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giữ cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.
Suy giáp (Hypothyroidism) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormone. Suy giáp là bệnh lý có thể xuất hiện trong thai kỳ. Bệnh suy giáp khi mang thai cũng có nhiều triệu chứng ốm nghén giống mang thai. Vì thế, phụ nữ mang thai có thể nhầm lẫn giữa hai dấu hiệu này.
>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh cường giáp trong thai kỳ, mách bà bầu cách chữa trị
Triệu chứng suy giáp khi mang thai là gì?
Suy giáp khi mang thai có thể không được phát hiện từ ban đầu vì có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nặng dần lên trong quá trình mang thai. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của suy giáp khi mang thai bạn nên chú ý:

- Mệt mỏi
- Táo bón
- Tăng cân
- Sưng mặt
- Chuột rút
- Khàn giọng
- Khó tập trung
- Nhịp tim chậm
- Không chịu được nhiệt độ lạnh
- Mắc hội chứng ống cổ tay (tay ngứa ran hoặc đau)
- Thay đổi da và tóc, bao gồm da khô và rụng lông mày
- Kinh nguyệt không đều (đối với phụ nữ không có thai)
Nguyên nhân mắc suy giáp khi mang thai là gì?
Theo
American Thyroid Association (Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ) cho biết; suy giáp khi mang thai có thể xảy ra trong thai kỳ với biểu hiện ban đầu của viêm tuyến giáp Hashimoto. Dưới đây là các nguyên nhân:
- Rối loạn tự miễn dịch hay gọi là viêm tuyến giáp
- Phụ nữ từng điều trị suy giáp nhưng liệu trình không đầy đủ.
- Phụ nữ điều trị quá mức về bệnh lý cường giáp bằng thuốc kháng giáp.
Khi mang thai bị suy giáp có nguy hiểm không?
Nhiều thai phụ lo lắng việc “suy giáp có nguy hiểm không?” hay “bà bầu bị tuyến giáp có nguy hiểm không?”. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng khi mang thai. Vì trong 18-20 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc sản xuất hormone tuyến giáp của người mẹ.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!