Rubella khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý để đề phòng nhé.
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Rubella khi mang thai sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý để đề phòng nhé.
50% trường hợp rubella khi mang thai thường không mang những triệu chứng điển hình nên mẹ thường bỏ qua, tuy nhiên điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Rubella là bệnh do virus RNA nhóm Togavirus lây truyền qua đường hô hấp. Tuy bệnh Rubella là một loại sốt phát ban lành tính nhưng nó cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ đang mang thai. Trong giai đoạn đầu khi mang thai, nếu mẹ bị nhiễm có thể gây ra nhiều tác động đến thai nhi, điển hình là hội chứng Rubella bẩm sinh.
Theo dịch tễ học thì bệnh này có mặt ở khắp nơi trên thế giới, thường gặp nhất là vào mùa đông và mùa xuân. Mầm bệnh sẽ lây lan cho người lành tiếp xúc với các dịch thể (nước bọt khi hắt hơi) từ người mang bệnh.
Đặc biệt là khi mang thai, Rubella sẽ dễ dàng nhiễm cho mẹ hơn bao giờ hết do hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm đi tiếp xúc với người mang bệnh.
Bệnh nhân Rubella có nguy cơ truyền bệnh cao nhất là vào một tuần trước khi phát ban và một tuần sau đó. Bệnh Rubella có thể truyền từ mẹ mang thai qua đường máu.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn hình thành các bộ phận của thai nhi. Khi mẹ bị nhiễm virus Rubella có thể qua hàng rào nhau thai, xâm nhập vào bào thai và tác động tới quá trình phát triển của bào thai.
Có khoảng 50% trường hợp mắc bệnh không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nên nhiều phụ nữ có thai mắc rubella không được phát hiện. Việc này gây ra nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe đối với người mẹ và thai nhi.
Nếu bị nhiễm virus Rubella trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì có tới 90% trường hợp người mẹ có thể truyền virus sang thai nhi.
Nhiễm Rubella trong thời kỳ đầu khi mang thai có thể gây ra sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Trẻ được sinh ra từ mẹ bị Rubella khi mang thai có nguy cơ cao mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (2) (CRS) với nhiều dị tật nghiêm trọng.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bầu mấy tháng có sữa non: mẹ ghi nhớ nếu có bất thường nhé
Một số người trong giai đoạn mang thai bị nhiễm virus Rubella nhưng chỉ biểu hiện sốt nhẹ hoặc hầu như không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nên không được phát hiện sớm, do đó để lại hậu quả cho thai nhi khi sinh ra. Theo thống kê, khoảng 70-90% hội chứng rubella ở trẻ là do mẹ bị nhiễm rubella trong giai đoạn đầu.
Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) có thể gặp ở 70-90% trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm Rubella trong tam cá nguyệt đầu mang thai.
Một số dị tật bẩm sinh do virus Rubella gây ra như: dị tật tim bẩm sinh, viêm não, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ…
Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ có những biểu hiện như sinh thiếu tháng, thiếu cân, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, viêm phổi, viêm não,vv
Trong một vài trường hợp, bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, người ta nhận thấy nó cũng gần giống như những triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường. Đồng thời, tình trạng phát ban cũng quan sát thấy sẽ mất đi trong từ 7 đến 10 ngày.
Trong một số ít trường hợp, virus có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hoặc sưng, viêm trong não. Đây là mối quan tâm hàng đầu và các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
Nếu phát hiện nhiễm rubella khi mang thai, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ chỉ định các hình thức can thiệp y tế ngay lập tức.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không?
Cách duy nhất để chẩn đoán nhiễm rubella khi mang thai là thực hiện xét nghiệm máu.
Trường hợp mẹ đã được tiêm vắc-xin, xét nghiệm máu sẽ dựa vào nồng độ kháng thể đã có của mẹ để tiến hành điều trị tùy theo khả năng miễn dịch.
Các xét nghiệm máu sẽ giúp xác định số lượng kháng thể kháng rubella, tức là IgG và IgM trong cơ thể. Nó được tiến hành sau khoảng từ 7 đến 10 ngày ngay khi có những biểu hiện khởi phát của bệnh. Lúc này, các kháng thể IgM trong máu ở mức cao nhất và sau đó giảm dần sau một vài tuần. Vì vậy mà xét nghiệm máu sẽ được thực hiện lại sau hai đến ba tuần để xác định lại mức nồng độ của kháng thể.
Các kháng thể IgG sẽ chỉ xuất hiện sau khi các kháng thể IgM cho thấy sự hiện diện của chúng. Một khi các kháng thể IgG xuất hiện, các kháng thể này có thể tồn tại suốt đời.
Giải thích các xét nghiệm huyết thanh học cho rubella:
Một xét nghiệm khác để chẩn đoán rubella là nuôi cấy virus. Nó liên quan đến việc kiểm tra một mẫu dịch cơ thể như dùng tăm bông lấy phần dịch ở họng hoặc mũi để phát hiện RNA của virus rubella để xác nhận có nhiễm trùng hay không.
Bị rubella khi mang thai cần làm gì? Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với rubella và hội chứng rubella bẩm sinh.
Tuy nhiên, các triệu chứng của nó vẫn có thể được kiểm soát tốt. Nếu trường hợp mẹ bầu mắc phải căn bệnh này và không muốn chấm dứt thai kỳ, thì các bác sĩ có thể tiêm kháng thể gọi là globulin siêu miễn dịch cho mẹ. Dù rằng mũi tiêm này không hoàn toàn bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng nhưng nó lại có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc các dị tật ở một mức độ nào đấy.
Rubella gây ra các triệu chứng tương tự cảm cúm nên cần thực hiện các biện pháp như giảm đau, hạ nhiệt, tránh ra gió khi bị phát ban.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị quai bị có sao không? Mẹ nhận biết ngay dấu hiệu nguy hiểm để điều trị kịp thời
Nếu phụ nữ mang thai khi có xét nghiệm dương tính với virus Rubella thì cần bình tĩnh. Không phải bất cứ các trường hợp nhiễm Rubella khi mang thai nào cũng phải bỏ thai.
Ngoài ra, việc thăm khám và nhận đầy đủ tư vấn từ các bác sĩ là điều rất quan trọng và cần thiết để có những thông tin hữu ích cho cả mẹ và con được khỏe mạnh.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh rubella khi mang thai là tiêm vắc-xin trước khi mang thai.
Nếu mẹ đang có ý định mang thai nhưng không chắc chắn liệu mình có được tiêm vắc-xin hay không, mẹ nên đi khám. Các bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể trong đó.
Tuy nhiên, nếu mẹ chưa được tiêm phòng sớm hơn, dưới đây là các tình huống khác nhau, mẹ hãy tham khảo
Ngoài ra, khi mang thai mẹ cần tránh đi du lịch đến những nơi đang có dịch rubella. Đồng thời, không sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc đến chỗ đông người, nơi có cơ hội nhiễm virus cao hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Togaviruses
https://www.sciencedirect.com/topics/neuroscience/togaviruses
Truy cập ngày 21/6/2022
2. Rubella
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rubella/symptoms-causes/
Truy cập ngày 21/6/2022
3. Pregnancy and Rubella
https://www.cdc.gov/rubella/pregnancy.html
Truy cập ngày 21/6/2022
4. How to diagnose rubella during pregnancy
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7457328/
Truy cập ngày 21/6/2022
5. Interpretation of rubella serology in pregnancy—pitfalls and problems
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1123673/
Truy cập ngày 21/6/2022
6. Rubella
https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/rubella/
Truy cập ngày 21/6/2022
7. Humoral Immune Response to Primary Rubella Virus Infection
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1391971/
Truy cập ngày 21/6/2022