Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huyền Nguyễn
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Văn Hoàn
Cập nhật 18/04/2022

Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?
Bà bầu bị Covid-19 có uống thuốc được không? Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con? Cách chăm sóc bà bầu bị Covid-19 như thế nào để nhanh khỏi bệnh? Các triệu chứng nhận biết bà bầu bị nhiễm Covid-19…

Tất cả những thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh vấn đề bà bầu bị Covid uống thuốc gì sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Các mẹ cùng tham khảo để biết cách chăm sóc bản thân giúp 2 mẹ con sớm vượt qua đại dịch và mẹ tròn con vuông.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị Covid-19 sớm nhất

Trước khi, biết được giải đáp bà bầu bị Covid thì uống thuốc gì; các mẹ cần nhận biết một số biểu hiện phổ biến khi mắc bệnh như:

  • Sốt
  • Có cảm giác ớn lạnh
  • Mẹ bầu bị viêm họng, ho khan hoặc ho có đờm
  • Nhiều mẹ bầu có triệu chứng khó thở, thở nhanh, thở gấp, hơi thở ngắn
  • Đau nhức toàn thân, luôn có cảm giác mệt mỏi
  • Mất khứu giác hoặc vị giác
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Có thể bị buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy

Các triệu chứng sẽ biểu hiện mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Hầu hết, các mẹ mắc Covid-19 đều có triệu chứng nhẹ và có thể âm tính sau khoảng 7 đến 10 ngày điều trị.

Bên cạnh đó, một số mẹ bầu gặp phải triệu chứng rất nghiêm trọng và cần được cấp cứu kịp thời như tình trạng khó thở nặng, môi tím tái, mắc hội chứng suy hô hấp cấp…

Một số thai phụ bị Covid-19 có xu hướng chuyển biến bệnh nặng như những phụ nữ mang thai trên trên 35 tuổi, bị thừa cân, béo phì hoặc có bệnh lý mạn tính, bệnh lý nền chưa được điều trị dứt điểm…

bà bầu bị covid uống thuốc gì
Mẹ bầu bị viêm họng, kho khan hay có đờm cũng có thể là dấu hiệu nhận biết đang mắc Covid-19

Thai phụ mắc Covid-19 có nguy hiểm không?

Bà bầu bị Covid uống thuốc gì và gặp nguy hiểm gì không? Đối với phụ nữ mang thai, khi bị nhiễm virus đường hô hấp nói chung và virus SARS-CoV-2 nói riêng thì hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương hơn so với người bình thường.

Cụ thể, mẹ bầu bị nhiễm Covid-19 có nguy cơ cao bệnh chuyển biến nặng hơn và điều trị khó khăn hơn. Nhiều trường hợp phải dùng đến kháng sinh liều cao, thở máy hay can thiệp ECMO; có khi còn nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ con.

1. Đối với những bà bầu bị Covid-19 mà không mắc bệnh lý

Bà bầu mắc Covid-19 mà sức khỏe bình thường, không có bệnh lý nền có thể gặp phải nguy cơ như sinh non, thai chậm phát triển, sảy thai,… Nó thường xảy ra ở những tuần đầu hay tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.

2. Đối với thai phụ bị Covid-19 đồng thời có bệnh lý nền

Còn với thai phụ mắc Covid-19 và một số bệnh lý nền như bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch… thì dễ chuyển biến xấu.

Tình trạng mức độ bệnh nền có thể nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ nhập viện. Thai phụ bị Covid-19 có thể gặp nguy hiểm hơn nhiều đối tượng khác và cần được chăm sóc đặc biệt.

Vì vậy, mẹ bầu nên tiêm phòng vắc xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế và tổ chức Y Tế Thế Giới. Đồng thời, các mẹ cần chủ động phòng chống nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 bằng cách hạn chế tiếp xúc, tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách 2m với người khác và xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng.

bà bầu bị covid uống thuốc gì
Tiêm phòng Covid-19 là các tót nhất bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Bà bầu bị Covid uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh?

Việc bà bầu bị nhiễm Covid nên uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của triệu chứng. Vậy cùng tìm hiểu xem với bà bầu điều trị tại nhà và điều trị tại bệnh viện cần uống thuốc gì.

1. Những trường hợp bà bầu bị Covid-19 cách ly tại nhà

Nếu thai phụ sức khỏe bình thường, không có bệnh nền thì sau 7 ngày điều trị tại cơ sở y tế và đã có kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính sẽ được cho về nhà tự cách ly.

Những mẹ bầu có tải lượng virus thấp (Kết quả Realtime RT-PCR cho giá trị Ct>=30) cũng có thể điều trị tại nhà vì khả năng lây nhiễm cho người khác thấp, nhất là những người đã tiêm vắc xin trước đó. Khi mẹ bầu điều trị tại nhà cần ghi nhớ một số lưu ý như:

  • Thường xuyên mang khẩu trang ngoại trừ những lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân.
  • Nhớ thay khẩu trang thường xuyên và khử khuẩn bằng cồn trước khi bỏ
  • Khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…
  • Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là với những mẹ bầu có triệu chứng sốt. Khi mẹ bầu sốt trên 38.5 độ C thì cần uống thuốc.
  • Vậy bà bầu bị Covid-19 nên uống thuốc gì để hạ sốt? Mẹ bầu có thể sử dụng thuốc paracetamol với liều từ 10-15mg/kg cân nặng mỗi lần, uống cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.
  • Nếu dị ứng với paracetamol, mẹ bầu có thể uống ibuprofen: Chú ý, ibuprofen không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Còn khi mẹ bầu dị ứng với cả ibuprofen và paracetamol thì có thể dùng aspirin, celecoxib, diclofenac. Dù bà bầu dùng bất cứ loại thuốc giảm sốt nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Uống đủ nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Bù nước bằng nước điện giải Oresol.
  • Khai báo y tế ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.
  • Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước; tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày (hít sâu thở từ từ).
  • Lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.
Bà bầu bị Covid uống thuốc gì
Bà bầu bị Covid uống thuốc gì để hạ sốt? Paracetamol cũng có thể là một lựa chọn

Trường hợp thai phụ bị Covid-19 nhập viện điều trị

Một số thai phụ có biểu hiện nặng như dưới đây cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:

  • Sốt trên 38.5 độ C, thở nhanh hơn 20 lần/phút, SpO2 là nồng độ bão hòa oxy trong máu dưới 95%, đau tức ngực
  • Tím môi hoặc đầu chi, thở nhanh hơn 30 lần/phút, SpO2 dưới 93%, lừ đừ, li bì khó đánh thức

Mẹ bầu cần mang theo một số vật dụng dưới đây khi nhập viện để đảm bảo việc điều trị thuận lợi và nhanh khỏi bệnh hơn:

  • 1 hộp khẩu trang y tế
  • 1 kính chắn giọt bắn
  • 1 chai nước rửa tay, 15 – 30 cặp găng tay dùng 1 lần
  • 1 chai xà phòng rửa tay, chai khử trùng nhỏ
  • 1 chai xà phòng tắm, gội đầu chai nhỏ
  • 2 khăn lau mặt, 2 khăn tắm
  • Áo quần gọn nhẹ đủ dùng 14 ngày
  • Bàn chải đánh răng
  • Đồ sạc pin điện thoại
  • Giấy tờ tùy thân, tiền mặt đủ dùng
  • 1 cặp nhiệt độ
  • Vậy bà bầu bị Covid uống thuốc gì khi điều trị tại các cơ sở y tế? Tùy theo từng trường hợp, bệnh của bà bầu biểu hiện nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê toa.

    Những điều thai phụ mắc Covid-19 không được làm

    Thực tế, nhiều thai phụ khi bị Covid-19 đã tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà. Điều này rất nguy hiểm và có thể gây tổn hại đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được làm một số việc dưới đây:

    • Không tự ý dùng thuốc kháng virus như Morlupiravir, Favipiravirg Abidol… mà không có chỉ định của bác sĩ.
    • Khi chưa có chỉ định của bác sĩ không dùng chống viêm ức chế miễn dịch như Medrol, Prednisonon, Mythypresnisonon…
    • Không tự ý dùng chống đông như Enoxaparin, (Levonox), Xarelto…
    • Chưa có ý kiến của bác sĩ cũng không được dùng thuốc Đông y, thuốc Nam
    • Không mua thuốc theo đơn của người khác hay đọc trên mạng
    Bà bầu bị Covid-19 cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ

    Thai phụ mắc Covid-19 nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?

    Một số việc nên làm giúp thai phụ bị F0 nhanh khỏi bệnh được các bác sĩ khuyến cáo. Cùng tìm hiểu xem, mẹ bầu nên làm gì khi mắc Covid-19 nào.

    • Thai phụ cần giữ tâm lý vững vàng vì nếu quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, ăn uống và cơ thể bị suy yếu.
    • Tập hít thở sâu giúp cơ thể tăng cường chức năng phổi và đào thải độc tố ra bên ngoài. Mẹ bầu nên tập hít thở sâu đều đặn mỗi ngày 15 phút bằng cách đơn giản hít vào thì bụng phình ra và khi thở ra thì bụng xẹp lại.
    • Bên cạnh việc uống thuốc bổ như canxi, viên sắt thì bà bầu cần bổ sung vitamin C bằng thực phẩm tự nhiên như cam, quýt, bưởi, xoài…; vitamin D, kẽm, các loại vitamin B. Những thực phẩm này không chỉ hỗ trợ phát triển hệ xương thai nhi mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ phòng chống bệnh tật.

    Vậy là đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị Covid uống thuốc gì. Thực tế, bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì còn tùy thuộc vào triệu chứng bệnh nhẹ hay nặng mà bác sĩ kê toa phù hợp.

    Bà bầu mắc Covid-19 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả 2 mẹ con. Do đó, cách tốt nhất là mẹ cần thực hiện 5K đúng chuẩn của Bộ y tế và bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh. Chúc các mẹ an toàn vượt qua đại dịch.

    Xem thêm:

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    1. Special Considerations in Pregnancy

    https://www.covid19treatmentguidelines.nih.gov/special-populations/pregnancy/

    Ngày truy cập: 10/03/2022

    1. Focusing Treatment on Pregnant Women With COVID Disease

    https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fgwh.2021.590945/full

    Ngày truy cập: 10/03/2022

    1. Medicine management for pregnant patients with COVID-19 – guidance for NSW Health clinicians

    https://www.health.nsw.gov.au/Infectious/covid-19/communities-of-practice/Pages/medicine-mgnt-pregnant-patients-covid19.aspx

    Ngày truy cập: 10/03/2022

    1. Pregnancy and COVID-19: What are the risks?

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronavirus/in-depth/pregnancy-and-covid-19/art-20482639

    Ngày truy cập: 10/03/2022

    1. Coronavirus and Pregnancy: What You Should Know

    https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/coronavirus/coronavirus-and-covid-19-what-pregnant-women-need-to-know

    Ngày truy cập: 10/03/2022

    x