40 tuần thai

Tuần 26
Thai nhi 26 tuần tuổi có nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay.
Chiều dài
- cm
Cân nặng
0,77 kg - Súp lơ
Thai nhi 26 tuần tuổi có nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay.
Chiều dài
- cm
Cân nặng
0,77 kg - Súp lơ
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thai nhi 26 tuần có những phát triển rõ rệt. Từ đó, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi để thích ứng. Mời mẹ xem đó là những thay đổi như thế nào nhé!
Nếu mang thai 26 tuần, mẹ đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là bé chào đời. Tuy vậy, mẹ hãy từ từ chăm sóc thai kỳ trong giai đoạn này thật tốt nhé!
Ở tuần thai thứ 26, cân nặng thai nhi 26 tuần khoảng 0,77kg (bằng cỡ một cây súp lơ) và dài khoảng hơn 35,56cm nếu duỗi chân. Như vậy, mẹ đã biết thai 26 tuần nặng bao nhiêu rồi nhé.
>> Mẹ có thể tham khảo: Thai bao nhiêu tuần thì máy?
Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Thai nhi 26 tuần tuổi có nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực.
Thai nhi 26 tuần đã ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay.
Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu trong trường hợp bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26; phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp đặc biệt của y tế.
Khi của thai nhi 26 tuần, phổi của bé đang phát triển các mạch máu; các tế bào tiết surfactant trong giai đoạn bà bầu 6 tháng này. Do chưa phát triển hoàn thiện nên những bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp.
Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.
>> Mẹ có thể tham khảo: Mang thai tháng thứ 7 bé đạp nhiều, mẹ nên làm gì
Tim của thai nhi 26 tuần đã bơm máu, mạch máu đã phát triển và thực hiện vai trò của mình.
Dây rốn dày và khỏe hơn để cung cấp cho bé nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Nhau thai và dây rốn sẽ khỏe mạnh khi mẹ bổ sung đầy đủ chất sắt. Nguồn dinh dưỡng này có trong nhiều rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh, dưa chuột, thịt nạc…
Thai nhi tuần thứ 26 sẽ thực hành những chuyển động sau khi sinh, cụ thể như đạp vào bụng mẹ như một cách thức luyện tập kỹ năng… đi bộ.
Ở thời kỳ này, hệ thần kinh của bé phát triển hơn. Nhờ vậy, thai nhi thực hiện được nhiều chuyển động phối hợp, có những chuyển động mạnh hơn… và đôi khi còn gây đau đớn cho mẹ.
Để giảm đau trong những lần bị thai nhi 26 tuần “tấn công” như thế, mẹ thử thay đổi tư thế hoặc thực hiện một số động tác duỗi tay hoặc chân.
Mẹ đang lo lắng không biết mình có đang tăng cân nhiều hay ít, theo bảng chuẩn cân nặng của bà bầu thì khi mang thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?
Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân.
Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.
Ngoài các biện pháp cải thiện như trên, khi gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân mẹ bầu cũng cần phải xem lại việc bổ sung canxi trong thai kì của mình như nào; hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng canxi bổ sung cũng như cách uống đúng nhé.
>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo hay giảm chuột rút khi mang thai
Khi mang thai 26 tuần, mẹ đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ và tử cung của mẹ cao hơn rốn khoảng 1 cm. Tử cung phình ra đủ để đẩy bụng của mẹ bầu về phía trước, làm cho rốn của mẹ nhô ra. Tuy nhiên, nó sẽ trở lại vị trí ban đầu sau khi sinh.
Chứng ợ nóng và chuột rút ở chân, đi tiểu thường xuyên khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng với những bài tập an toàn dành cho bà bầu. Đồng thời, mẹ cũng không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
Lựa chọn cho mẹ khi muốn bổ sung vitamin C: Ngoài nước cam, mẹ bầu 26 tuần cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.
>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!
Đau xương sườn khi mang thai khiến mẹ cảm thấy vô cùng khó chịu. Để giảm bớt, mẹ hãy:
Nguy cơ bị rạn da phụ thuộc vào một số yếu tố như di truyền, tuổi tác và cân nặng của mẹ. Mẹ có thể áp dụng các cách sau để giảm thiểu tình trạng rạn da trong thời kỳ mang thai, gồm:
Theo thời gian, màu sắc vết rạn da sẽ mờ đi một cách tự nhiên. Sau sinh, mẹ có thể nhờ bác sĩ kê kem bôi, điều trị bằng laser và điều trị bằng ánh sáng để giảm bớt vết rạn.
Nghe có vẻ xa vời vào lúc này nhưng cũng không là quá sớm để nghĩ đến chuyện kế hoạch hóa gia đình. Mẹ hãy cân nhắc về việc ngừa thai sau sinh trước khi bé chào đời. Một số biện pháp ngừa thai cần được bác sĩ tư vấn và yêu cầu ký giấy đồng ý trước khi thực hiện như thắt ống dẫn trứng – thủ thuật sẽ được thực hiện cùng lúc khi mổ lấy thai. Vì vậy, nếu mẹ muốn thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau khi sinh em bé nên thảo luận với bác sĩ từ sớm.
Nếu đây là bé đầu lòng, mẹ hãy tham khảo bác sĩ, chuyên viên y tế, mẹ hoặc bạn bè để biết thêm thông tin hoặc tham dự các lớp hướng dẫn kỹ năng cho con bú nhé.
Thai nhi 26 tuần, đây cũng là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 hay còn gọi là mang thai tháng thứ 7 nên mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai cho mình từ những người đã có kinh nghiệm hoặc bác sĩ dinh dưỡng để khỏe mẹ an thai.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. 26 weeks pregnant
https://raisingchildren.net.au/pregnancy/week-by-week/second-trimester/26-weeks
Ngày truy cập 25/11/2021
2. Week-by-week guide to pregnancy
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-26/
Ngày truy cập 25/11/2021
3. You and your baby at 26 weeks pregnant
https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/13-to-27/26-weeks/
Ngày truy cập 25/11/2021
4. 26th Week Pregnancy: Symptoms, Baby Development, Tips And Body Changes
https://www.momjunction.com/articles/26th-week-pregnancy-symptoms-baby-development-tips-body-changes_0088386/
Ngày truy cập 25/11/2021
5. 26 Weeks Pregnant: What to Expect
https://parenting.firstcry.com/articles/26-weeks-pregnant-what-to-expect/
Ngày truy cập 25/11/2021