Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 17/01/2022

Mẹ khó thở khi mang thai tháng thứ 7, em bé có bị thiếu oxy?

Mẹ khó thở khi mang thai tháng thứ 7, em bé có bị thiếu oxy?
Mẹ thường xuyên cảm thấy hụt hơi và khó thở khi mang thai tháng thứ 7? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này để những tháng cuối thai kỳ của mẹ được dễ chịu hơn nhé.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 là một trong số những triệu chứng phổ biến trong giai đoạn này. Mẹ bầu khó thở khi nằm, cứng bụng khó thở khi mang thai hay mệt mỏi khi mang thai tháng cuối?

Tất cả các thắc mắc trên sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết dưới đây.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7, nguyên nhân từ đâu?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi có sự phát triển vượt bậc và cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi. Một số triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn này như khó thở khiến mẹ lo lắng, không biết liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé hay không.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết tình trạng này mẹ nhé!

1. Do tác động của hormone

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn do sự gia tăng hormone progesterone. Hormone này kích thích não của mẹ hoạt động nhiều hơn, tăng độ sâu của hơi thở để mẹ hấp thụ nhiều oxy hơn, phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.

Progesterone cũng khiến các mao mạch đường hô hấp tăng kích thước và làm giãn các cơ của phổi và ống phế quản. Điều này đòi hỏi mỗi hơi hít vào của mẹ dường như mạnh hơn, sâu hơn bình thường nên có thể khiến mẹ cảm thấy hụt hơi.

2. Do sự phát triển của thai nhi

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, kích thước thai nhi cũng như của tử cung đã tăng lên đáng kể. Lúc này, tử cung sẽ tăng lực ép lên cơ hoành, khiến cơ này bị đẩy lên phía trên khoảng 4cm so với vị trí trước khi mang thai.

Điều này khiến dung tích phổi của mẹ bị ép nhỏ lại một chút, nên mẹ thường cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7.

Ngoài ra, việc gia tăng kích thước tử cung còn đem đến một triệu chứng không mấy dễ chịu cho mẹ bầu, đó là bụng căng cứng. Cứng bụng khó thở khi mang thai là hiện tượng phổ biến trong những tháng cuối thai kỳ.

khó thở khi mang thai tháng thứ 7
Sự phát triển của thai nhi cũng là nguyên nhân khó thở khi mang thai tháng thứ 7

3. Do 1 số nguyên nhân khác:

  • Mặc quần áo chật: Cơ thể mẹ bầu vào những tháng cuối có nhiều sự thay đổi, nên có thể mẹ cần tăng size quần áo nhiều hơn. Việc mẹ mặc quần áo quá chật, bó sát vào cơ thể cũng là một trong những lý do khiến mẹ thấy khó thở.
  • Căng thẳng, lo âu: Thường xuyên căng thẳng trong công việc, luôn suy nghĩ tiêu cực hoặc lo lắng quá nhiều sẽ khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai tháng cuối. Khi cơ thể uể oải, mẹ sẽ dễ cảm thấy hụt hơi, khó thở.
  • Thiếu máu: Thiếu máu, thiếu sắt rất dễ gây ra các triệu chứng như choáng đầu, mệt mỏi, thở không ra hơi, người xanh xao. Mẹ có thể bổ sung sắt thông qua các món ăn như thịt bò, bông cải xanh, hoặc dùng thuốc sắt cho bà bầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hen suyễn: Nếu mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn thì rất dễ cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7. Trong trường hợp này, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có giải pháp phù hợp nhé.
  • Bệnh cơ tim: Đây là một dạng suy tim có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, cơ thể mệt mỏi và tim đập nhanh.
  • Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi xảy ra khi xuất hiện cục máu đông trong động mạch phổi. Thuyên tắc có thể ảnh hưởng đáng kể đến hô hấp và gây ho, đau ngực và khó thở.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7, em bé có đang bị thiếu oxy không?

Mặc dù triệu chứng hụt hơi, khó thở không mấy dễ chịu với mẹ bầu nhưng mẹ yên tâm là điều này không ảnh hưởng đến thai nhi. Em bé vẫn được cung cấp oxy liên tục qua nhau thai của mẹ.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 sẽ khiến mẹ có cảm giác không khí hít vào ít hơn. Mặc dù vậy, không khí sẽ lưu lại trong phổi lâu hơn để cung cấp đủ lượng oxy cho em bé cần.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, lưu lượng máu của mẹ sẽ tăng rất nhiều so với bình thường để đảm bảo lượng oxy đáp ứng cho thai nhi.

1. Những triệu chứng khó thở nào mẹ cần lưu ý

Mặc dù khó thở, mệt mỏi khi mang thai là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Mẹ hãy theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường khác nếu có.

Trong trường hợp phát hiện thấy một trong số những dấu hiệu sau, mẹ nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

  • Tình trạng khó thở xảy ra liên tục, dồn dập và ngày càng tăng cường độ, khiến mẹ rất khó khăn trong việc hít thở.
  • Khó thở kèm với hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thậm chí ngất xỉu.
  • Ngực đau tức, khó thở, thở không ra hơi.
  • Khó thở và môi hoặc đầu nóng tay chuyển sang màu hơi xanh, chân sưng to.
khó thở khi mang thai tháng thứ 7
Khó thở kèm theo các triệu chứng nguy hiểm mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay

2. Mẹ nên làm gì nếu khó thở khi mang thai tháng thứ 7

Mệt mỏi khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc khi mang trong mình sinh linh bé bỏng sẽ giúp mẹ vượt qua hết mỏi mệt. Mẹ hãy tham khảo một số cách sau để làm dịu đi những triệu chứng khó chịu trong kỳ tam cá nguyệt cuối cùng này nhé.

  • Tăng cường nghỉ ngơi: Làm việc quá sức, công việc áp lực, căng thẳng khiến mẹ cảm thấy lao lực, mệt mỏi, khó thở. Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhất có thể. Mẹ có thể ngủ hoặc làm những việc mà mình yêu thích và thấy thoải mái nhất như đọc sách, đi dạo, xem phim, cắm hoa, ca hát. Đặc biệt, mẹ nên giữ tâm trạng vui vẻ, suy nghĩ tích cực, tránh xa lo âu, buồn phiền.
  • Ngủ đủ giấc: Mẹ bầu khó thở khi nằm, mẹ bầu khó thở khi ngủ là những tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ. Tư thế ngủ dễ chịu nhất được khuyến cáo là mẹ nằm nghiêng bên trái, kèm theo một chiếc gối êm mềm mại để kê phần bụng. Mẹ cũng có thể dùng thêm 1 chiếc gối giữa hai chân để hạn chế tình trạng chuột rút khi ngủ.
  • Vận động nhẹ nhàng: Tập các động tác yoga cho bà bầu hay đi bộ nhẹ nhàng là một cách giúp cơ thể mẹ được thư giãn, trở nên linh hoạt và giảm những cơn đau nhức khó chịu.
Ngủ đủ giấc là cách hạn chế khó thở hiệu quả

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7. Chúc mẹ trải qua kỳ tam cá nguyệt thứ 3 nhẹ nhàng và có cuộc vượt cạn suôn sẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Why Do Some Pregnant Women Have Trouble Breathing?

https://kidshealth.org/en/parents/breathing.html Truy cập ngày 26/11/2021

Shortness of breath

https://www.marchofdimes.org/complications/shortness-of-breath.aspx Truy cập ngày 26/11/2021

Shortness of Breath During Pregnancy

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/short-breath.aspx Truy cập ngày 26/11/2021

33 Weeks Pregnant: You May Start to Have Trouble Breathing

https://www.healthywomen.org/your-health/pregnancy–postpartum/33-weeks-pregnant-symptoms-and-signs Truy cập ngày 26/11/2021

Causes of shortness of breath during pregnancy

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322316 Truy cập ngày 26/11/2021

x