Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 4 tuần trước

Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách khắc phục hiệu quả cho mẹ bầu

Són tiểu khi mang thai: Nguyên nhân, chẩn đoán, cách khắc phục hiệu quả cho mẹ bầu
Bị són tiểu khi mang thai là hiện tượng rất thường gặp ở mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của mẹ.

Trong 9 tháng thai kỳ, sự thay đổi của nội tiết tố sẽ kích thích cơ thể loại bỏ chất thải nhanh hơn, hệ tiết niệu cũng bị ảnh hưởng. Một số mẹ bầu còn có tình trạng bị són tiểu khi mang thai kể cả khi ho, cười, hắt hơi, tập thể dục hay thay đổi tư thế đứng-ngồi… Mỗi bà bầu có thể bị tiểu són ở những mức độ khác nhau. Vậy cách khắc phục tình trạng bị són tiểu khi mang thai là gì?

Hệ bài tiết thay đổi như thế nào trong thai kỳ?

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, đối với nhiều phụ nữ, đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu mang thai. Sự thay đổi của hormone khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu, tử cung tăng kích thước gây tăng áp lực lên bàng quang. Do đó, bị són tiểu khi mang thai 3 tháng đầu là điều hoàn toàn bình thường, ngay cả khi thai nhi còn nhỏ.

Trong 3 tháng tiếp theo, những triệu chứng thai kỳ sẽ giảm nhẹ bởi lúc này tử cung lớn thêm và lên cao hơn ở vùng bụng, tránh xa bàng quang, vì vậy bạn sẽ đi tiểu ít hơn.

Đặc biệt, mẹ dễ bị són tiểu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ, vì em bé sẽ được đẩy xuống thấp hơn khung chậu để chuẩn bị chuyển dạ. Việc này sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang, khiến mẹ sẽ bắt đầu đi tiểu nhiều trở lại, gây hiện tượng són tiểu khi mang thai tháng cuối.

Biểu hiện của són tiểu khi mang thai là gì?

Són tiểu khi mang thai là tình trạng không kiểm soát được việc đi tiểu, dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Dấu hiệu của tình trạng này có thể bao gồm cảm giác cần đi tiểu ngay lập tức hoặc rò rỉ nước tiểu giữa các lần đi vệ sinh. Nếu bạn trải qua vấn đề tiểu không kiểm soát, có thể bạn sẽ phải sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên. Đây là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 40% phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân khiến mẹ bị són tiểu khi mang thai

bị són tiểu khi mang thai tháng cuối
Tử cung giãn nở trong 3 tháng cuối khiến bàng quang và hệ tiết niệu bị ảnh hưởng.

Són tiểu khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ mức độ nào, từ rò rỉ một vài giọt nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi đến són tiểu nhiều hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Thai nhi càng lớn thì áp lực trong bụng cũng càng tăng. Tử cung tăng kích thước gây tăng áp lực lên bàng quang, khiến cơ vòng bàng quang (một van nằm ở đáy bàng quan có tác dụng kiểm soát dòng nước tiểu) và cơ đáy chậu chịu áp lực lớn, dần trở nên quá tải và không thể thực hiện tốt chức năng.
  • Cơ quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống) có tác dụng ngăn nước tiểu chảy ra cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Quá trình sinh nở làm yếu cơ đáy chậu. Không chỉ bị són tiểu khi mang thai, mà sau sinh, tình trạng này cũng có thể tiếp diễn, khiến dây thần kinh chi phối bàng quang bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, cũng có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ són tiểu khi mang thai như ho mãn tính hoặc hắt hơi liên tục, mang đa thai, bị thừa cân hoặc béo phì làm tăng áp lực lên bàng quang.

Són tiểu khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị són tiểu khi mang thai tháng cuối có sao không? Hiện tượng này khá phổ biến và cũng không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây cảm giác rất khó chịu do mẹ cứ mắc tiểu liên tục nhưng lại “đi” được rất ít. Từ đó gây nên các khó khăn như:

1. Khiến mẹ bầu mất ngủ

Theo các bác sĩ cho biết, ở những thai phụ ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày ở những tháng cuối thai kỳ có khả năng sinh khó, phải sinh mổ và quá trình sinh nở cũng diễn ra lâu hơn.

Việc đi tiểu nhiều lần khiến cho mẹ bầu thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, dễ bị kiệt sức và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn em bé trong bụng.

2. Tạo nên sự căng thẳng, lo lắng ở mẹ bầu

Bị són tiểu khi mang thai khiến mẹ bầu luôn ở trong tâm trạng căng thẳng, lo lắng vì sợ mỗi lần “ tiểu không kiểm soát” bị rỉ ra quần.

Tuy nhiên, nếu mẹ thường xuyên lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng và dễ khiến thai phụ gặp một số vấn đề như sảy thai, tăng nguy cơ sinh non, tăng nhịp tim, huyết áp tăng,…

3. Ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày

Việc mẹ bầu bị mắc chứng són tiểu sẽ khiến cho việc sinh hoạt và cuộc sống gặp phải không ít phiền toái do lúc nào cũng phải ở gần nhà vệ sinh để có thể đi tiểu cho kịp.

4. Tác nhân gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác:

Bị són tiểu khi mang thai có sao không? Trong một số trường hợp, rò rỉ nước tiểu có thể dẫn đến các bệnh lý khác, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến thai nghén. Mẹ cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu chứng tiểu không kiểm soát khi mang thai kèm theo những điều sau:

  • Cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát âm hộ tại thời điểm rò rỉ
  • Rò rỉ hoặc muốn đi vệ sinh ngay sau khi ra khỏi phòng tắm
  • Nước tiểu có màu vàng sẫm kèm theo mùi bất thường, nồng nặc
  • Có máu trong nước tiểu của mẹ

Theo Tiến sĩ sản phụ khoa Marlene Corton tại Trung tâm Y khoa UT Southwestern (Dallas, Hoa Kỳ), có hơn 80% phụ nữ khi mang thai tiếp tục gặp tình trạng này sau sinh mà không có sự khắc phục. Điều này gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng cuộc sống của mẹ bầu, mẹ sau sinh một cách tiêu cực.

Cách chẩn đoán són tiểu khi mang thai

són tiểu khi mang thai tháng cuối
Nhật ký ghi lại việc đi tiểu sẽ giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng này tốt hơn.

Hầu hết các vấn đề bị són tiểu khi mang thai hoặc sau sinh sẽ biến mất theo thời gian. Mẹ nên ghi nhật ký ghi lại những lần đi vệ sinh của mình. Trong nhật ký này, mẹ cần đảm bảo theo dõi mức độ thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu và thời điểm nó xảy ra.

Trong một cuộc hẹn, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe để loại trừ các tình trạng bệnh lý khác nhau và xem bàng quang của mẹ đang hoạt động tốt như thế nào. Bác sĩ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm khác nhau, song mẹ chỉ nên tham khảo các thông tin dưới đây, mọi xét nghiệm đều cần được thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ.

  • Phân tích nước tiểu: Mẫu nước tiểu sẽ được phân tích để tìm các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra tiểu không kiểm soát.
  • Siêu âm: Hình ảnh do sóng siêu âm tạo ra có thể đảm bảo rằng bàng quang của mẹ đang rỗng, không có gì bất thường.
  • Kiểm tra bàng quang (bladder stress test): Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu rò rỉ nước tiểu khi mẹ ho mạnh hoặc khó chịu.
  • Soi bàng quang: Xét nghiệm này bao gồm một ống mỏng có gắn camera thu nhỏ ở một đầu được đưa vào niệu đạo của mẹ. Bác sĩ sẽ có thể quan sát bên trong bàng quang và niệu đạo của mẹ trong quá trình kiểm tra này.
  • Niệu động học: Một ống mỏng được đưa vào bàng quang trong quá trình thử nghiệm này. Nước chảy qua ống này để làm đầy bàng quang, do đó có thể đo được áp suất bên trong bàng quang.

Nếu đây là tình trạng cần được can thiệp, hỗ trợ, bác sĩ có thể cho mẹ dùng thuốc để kiểm soát co cơ bàng quang, làm mạnh thêm cơ niệu đạo hoặc làm dịu bàng quang hoạt động quá mức.

Cách khắc phục tình trạng són tiểu khi mang thai tại nhà

són tiểu khi mang thai 3 tháng cuối
Các bài tập cơ đáy chậu, Kegel giúp mẹ kiểm soát tình trạng bị són tiểu khi mang thai tháng cuối.

Có một số kỹ thuật để điều trị các vấn đề về kiểm soát bàng quang. Các bài tập Kegel có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang và giảm rò rỉ nước tiểu. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân và sắp xếp thời gian đi vệ sinh có thể hữu ích cho mẹ.

Một số gợi ý để giúp giải quyết các vấn đề về kiểm soát bàng quang bao gồm:

  • Chuyển sang đồ uống hoặc nước đã khử caffein, uống đồ uống có ga, cà phê và trà có thể khiến mẹ cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Hạn chế lượng chất lỏng bạn uống sau bữa tối để giảm số lần đi vệ sinh vào ban đêm.
  • Ăn thức ăn có nhiều chất xơ để tránh bị táo bón, vì táo bón cũng có thể gây rò rỉ nước tiểu.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Trọng lượng cơ thể tăng thêm có thể gây thêm áp lực lên bàng quang. Giảm cân sau khi sinh con có thể giúp giảm bớt một số áp lực lên bàng quang của mẹ.
  • Ghi lại thời điểm bị rò rỉ nước tiểu. Mẹ nên theo dõi thời gian nào trong ngày mà mẹ bị rò rỉ nước tiểu. Nếu mẹ có thể nhìn thấy một mô hình, mẹ có thể tránh rò rỉ bằng cách lên kế hoạch đi vệ sinh trước.
  • Sau khi đã thiết lập các thói quen trên thường xuyên, mẹ có thể kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh. Bằng cách giữ cho mình phải đi tiểu lâu hơn, mẹ sẽ củng cố các cơ vùng chậu và tăng khả năng kiểm soát bàng quang.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mách mẹ phương pháp khắc phục tình trạng bị són tiểu khi mang thai

Cách phân biệt són tiểu và rỉ ối ở mẹ bầu

Bị són tiểu khi mang thai gây nên bất tiện khi mẹ không chắc mình có đang bị rỉ ối hay không. Bởi nếu đó là nước ối nghĩa là mẹ cần đến bệnh viện nhanh chóng để kiểm tra và thực hiện điều trị nhằm tránh các biến chứng cho thai kỳ.

Một số cách giúp mẹ có thể nhận biết mình có đang trong tình trạng rỉ ối hay không.

Màu sắc

Nước tiểu có màu vàng, trong khi nước ối có màu trắng trong hơn và đôi khi có chứa các tạp chất màu trắng hoặc kèm theo chất nhầy hoặc máu,… được gây ra bởi vảy, tóc và chất béo của thai nhi.

Do đó, khi mang bầu đã đủ ngày đủ tháng, mẹ bầu nên mặc đồ lót sáng màu để thuận tiện hơn trong việc phân biệt xem dịch tiết có phải là nước ối hay không.

Mùi

Mùi nước tiểu không cố định, đôi khi không mùi và đôi khi có mùi hăng, thường được quyết định bởi loại thức ăn mẹ vẫn ăn. Trong khi nước ối không mùi hoặc có mùi nhẹ, sờ vào thấy tương đối nhớt.

Giấy quỳ tím

Dựa vào giấy quỳ mẹ bầu có thể phân biệt giữa són tiểu và rỉ ối khi mang thai tháng cuối.

Mẹ có thể dùng giấy quỳ để phân biệt nước ối và nước tiểu. Nếu giấy quỳ không đổi màu thì đó là nước tiểu bình thường và ngược lại giấy quỳ chuyển màu xanh đen thì đó là nước ối. Lúc này mẹ cần đi bệnh viện ngay nhé.

Lượng

Són tiểu là khi nước tiểu rỉ chảy không liên tục. Trong khi đó nếu vỡ ối, mẹ sẽ thấy nước ối chảy nhanh và thường xuyên, không thể kiểm soát được và đôi khi đi kèm với đau bụng, hoặc có những cơn co thắt gò tử cung.

Mẹ bầu tự quan sát và cảm nhận

Mẹ bầu cũng có thể dựa vào sự bất thường bằng cách quan sát và cảm giác của mình để phân biệt 2 hiện tượng khác nhau. Nếu như vừa đi vệ sinh xong chứng tỏ bàng quang trống, nên khi xuất hiện nước rỉ ra ở vùng âm hộ chứng tỏ mẹ bầu có thể đang bị vỡ ối.

Bên cạnh đó để có thể xác định, các mẹ sử dụng băng vệ sinh để thấm hút dung dịch và dùng các giác quan cảm nhận, quan sát để phân biệt.

Nếu nghi ngờ mình bị rỉ ối hay vỡ ối, cần liên hệ với bác sĩ để có được sự can thiệp kịp thời. Rỉ ối hay vỡ ối là tình trạng nguy hiểm, báo hiệu cơn chuyển dạ sắp xảy ra.

Bà bầu bị són tiểu khi mang thai tháng cuối nếu cảm thấy khó chịu với tình trạng này tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn chi tiết, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp mẹ giải tỏa căng thẳng nếu không may gặp trường hợp bị són tiểu khi mang thai tháng cuối này nhé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 11 điều chị em cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ để mẹ tròn con vuông

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1.Són tiểu khi mang thai: Làm sao để khắc phục?

https://hellobacsi.com/mang-thai/thai-ky/suc-khoe-khi-mang-thai/di-tieu-nhieu-hay-son-tieu-khi-mang-thai-co-nguy-hiem/

Ngày truy cập: 18/1/2022

2.Kegel exercises: A how-to guide for women

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/kegel-exercises/art-20045283

Ngày truy cập: 18/1/2022

3. Leaking Urine During Pregnancy: Causes and Coping Methods

https://www.newhealthadvisor.org/leaking-urine-during-pregnancy.html

Ngày truy cập: 18/1/2022

4. Leaking Amniotic Fluid

https://www.newhealthadvisor.org/Leaking-Amniotic-Fluid.html

Ngày truy cập: 18/1/2022

5. Pregnancy and Bladder Control

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/16094-pregnancy-and-bladder-control#:~:text=For%20many%20women%2C%20urine%20leakage,for%20many%20women%20during%20pregnancy.

Ngày truy cập: 18/1/2022

x