Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/01/2023

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Thời gian này mẹ cần chú ý những điều dưới đây để vết khâu hồi phục nhanh hơn.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Sau khi sinh, cơ thể người mẹ bị mất sức và chịu nhiều đau đớn. Đặc biệt là vết khâu ở tầng sinh môn. Vết khâu tầng sinh môn khiến mẹ đau rát vùng kín và khó vệ sinh.

Không biết, vết khâu tầng sinh môn bao giờ hết đau. Đừng lo, chỉ cần mẹ vệ sinh đúng cách, ăn uống điều độ, đi lại nhẹ nhàng thì vết thương sẽ nhanh lành và không để lại sẹo.

Vì đâu có vết khâu tầng sinh môn?

Dù ít hay nhiều, mẹ đã từng nghe đến người thân hoặc bạn bè truyền tai nhau chuyện phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Nhiều người vui tính bảo “đau thấy mười ông mặt trời”. Đau như thế, vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Cùng Marrybaby tìm hiểu vì đâu có vết khâu tầng sinh môn nhé.

Khâu tầng sinh môn là thủ thuật tiểu phẫu giúp vết thương ở tầng sinh môn nhanh lành hơn. Đồng thời, giúp trẻ hóa, thu hẹp và tăng độ co giãn cho vùng kín của mẹ bầu sau sinh.

vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành
Đa số mẹ sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn

Từ đó, hạn chế và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín. Một tác dụng đặc biệt của khâu tầng sinh môn chính là giúp chị em phụ nữ sau sinh tự tin hơn khi quan hệ.

Khâu tầng sinh môn thường thực hiện khi mẹ sinh thường. Nguyên nhân là do em bé chào đời theo đường âm đạo của người mẹ.

Âm đạo người mẹ giãn nở không đạt tiêu chuẩn để em bé chui ra ngoài nên bác sĩ bắt buộc phải rạch tầng sinh môn để em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Vết rạch tầng sinh môn sẽ được khâu lại ngay sau khi em bé chào đời. Vậy vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Khâu tầng sinh môn thế nào?

Quá trình khâu kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào vết rạch và tay nghề của người khâu. Chỉ khâu vết thương tầng sinh môn thường là chỉ tự tiêu.

Sau một thời gian nhất định nó sẽ tự tiêu và không cần phải cắt chỉ. Trong trường hợp chỉ tự tiêu bị đứt quá sớm, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có cần khâu lại hay không.

Khâu tầng sinh môn không đau. Vì thuốc tê vẫn còn tác dụng nên không gây cảm giác đau đớn. Nhưng sau khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ sẽ có cảm giác rất đau, nhất là khi đi vệ sinh. Cảm giác này sẽ qua nhanh thôi nên mẹ cố lên nhé.

Vết khâu tầng sinh môn bao giờ hết đau? Vết khâu xuất hiện để chào đón những thiên thần nhỏ bé của mẹ nên thời gian làm lành cũng rất nhanh. Vậy vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Vết khâu tầng sinh môn ở phụ nữ sau khi cũng tương tự các vết khâu sau phẫu thuật ở những vùng khác trên cơ thể. Thông thường, nếu sản phạm sau sinh được chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào thì vết khâu sẽ tự lành sau 2 đến 3 tuần.

Ngoài ra, MarryBaby sẽ giải đáp thêm thắc mắc về việc cắt chỉ, thời gian hết sưng, bao lâu thì chỉ tự tiêu,…

1. Khi nào cắt chỉ vết khâu tầng sinh môn?

Thường khi khâu vết thương tầng sinh môn, các bác sĩ sử dụng chỉ tự tiêu nên mẹ không cần phải cắt chỉ sau khi khâu. Phương pháp này cực kỳ an toàn cho mẹ sau sinh.

2. Khi nào vết khâu tầng sinh môn hết sưng?

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, đến 80% các bà mẹ sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu ở vùng kín. Vết khâu bắt đầu xuất hiện tình trạng sưng, đỏ nặng hoặc nhẹ tùy cơ địa. Đó là quá trình tự làm lành vết thương của cơ thể. Sau khoảng 7 ngày, vết thương sẽ hết sưng. Mẹ không nên lo lắng quá.

vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành
Vết khâu tầng sinh môn sẽ hết sưng sau 5 đến 7 ngày

3. Khi nào vết khâu tầng sinh môn tiêu chỉ?

Sau khoảng 2 đến 3 tuần thì chỉ sẽ tự tiêu. Có những người cần tới 1 tháng mới có cảm giác như bình thường. Mẹ không nên quá chú ý vào cảm giác đau hay khó chịu ở vết khâu tầng sinh môn.

Thay vào đó nên tập trung vào các quá trình hồi phục cơ thể sau sinh. Đó cũng là làm cách vết khâu nhanh lành hơn bình thường.

Nếu trường hợp chỉ tự tiêu bị đứt quá sớm, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có cần khâu lại hay không trước khi đến bệnh viện nhé.

4. Vết khâu tầng sinh môn bao giờ hết đau?

Mẹ bị đau khi phải rạch và khâu tầng sinh môn là điều dễ hiểu. Tùy vào cơ địa từng người, cảm giác đau sẽ biến mất sau khoảng 2 đến 3 tuần nếu mẹ chăm sóc sức khỏe cẩn thận và không bị biến chứng. Đây cũng là khoảng thời gian vết khâu lành lại.

Trong trường hợp hơn 1 tháng mẹ vẫn cảm thấy đau hoặc khó chịu mẹ nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Có hai nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy cơn đau liên tục và kéo dài, có thể là vì vết khâu quá chặt hoặc đã bị nhiễm trùng.

Tuyệt đối không tự điều trị bằng thuốc bôi hoặc giảm đau nếu không được sự đồng ý của bác sĩ. Mẹ đã rõ vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành chưa? Và đây là những cách giảm đau mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn cho mẹ sinh thường

Có rất nhiều cách giảm đau cho vết khâu tầng sinh môn. Trong đó, ăn uống là vấn đề được nhiều mẹ chú ý. Khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì, kiêng uống gì hay có cần kiêng quan hệ vợ chồng không?

vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành
Mẹ sau sinh nên ăn nhiều các nhóm thực phẩm chứa DHA, canxi, sắt, vitamin C

Sau đây là những cách giảm đau, giảm sưng, viêm sau khi khâu tầng sinh môn cho mẹ sinh thường:

  • Giữ vết khâu luôn sạch sẽ, khô ráo để không bị nhiễm trùng.
  • Nên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và rửa một cách thật nhẹ nhàng. Thực hiện đều đặn 3 lần mỗi ngày và dùng khăn mềm thấm khô ngay sau đó.
  • Nếu sau sinh, vết khâu chưa lành hẳn mà mẹ đã hành kinh trở lại thì phải vệ sinh kỹ hơn nữa.
  • Có thể dùng khăn giấy mềm và sạch để đặt lên vết khâu khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện để không bị rát.
  • Mẹ sau sinh nên dùng quần lót giấy hoặc loại quần thông thoáng, thoải mái nhất.
  • Khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì? Mẹ nên kiêng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều cholesterol. Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, uống đủ nước để tránh bị tình trạng táo bón.
  • Tập đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông và giúp vết khâu nhanh lành.
  • Không nên quan hệ vợ chồng trong 1 tháng đầu hoặc đợi cho đến khi vết khâu lành hẳn.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Nhanh thôi, từ 2 đến 3 tuần. Đừng quên vệ sinh vùng kín và vết khâu 3 lần/ ngày để không bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm vùng kín sau sinh nhé!

AN HY

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Episiotomy, vaginal tears, perineal massage, complications, stitches

https://www.healthpages.org/surgical-care/episiotomy/

Truy cập ngày 4/10/2021

2. Episiotomy and perineal tears

https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/episiotomy-and-perineal-tears/

Truy cập ngày 4/10/2021

3. Recovering from a perineal tear

https://www.tommys.org/pregnancy-information/after-birth/recovering-perineal-tear

Truy cập ngày 4/10/2021

4. Recovering from Delivery (Postpartum Recovery)

https://familydoctor.org/recovering-from-delivery/

Truy cập ngày 4/10/2021

5. First- and second-degree tears

https://www.rcog.org.uk/en/patients/tears/first-second/

Truy cập ngày 4/10/2021

x