Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/11/2021

Những người mẹ "bé nhỏ" nhưng "lớn lao" của gia đình mùa dịch

Những người mẹ "bé nhỏ" nhưng "lớn lao" của gia đình mùa dịch
“Bình thường mới” đã diễn ra được 2 tháng, các gia đình cũng đã dần quen với nhịp sống gần giống như trước đây. Dù vậy, ở thời điểm nào, những người phụ nữ trong gia đình luôn phải thích ứng để không chỉ chăm sóc tốt cho bản thân mà còn quán xuyến chăm lo cả gia đình trọn vẹn.

Đó là một hành trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của những “little big women” – những người phụ nữ “bé nhỏ” nhưng “lớn lao”.

Công việc làm mẹ mà không có sự hỗ trợ của người cha ở cuộc sống bình thường đã khó, làm mẹ chăm con một mình trong giai đoạn COVID-19 bùng phát và phải xa chồng thì lại càng khó hơn. Để có thể vượt qua, tôi không còn cách nào khác ngoài việc nỗ lực và buộc phải trở thành phiên bản mạnh mẽ hơn của chính mình lúc bình thường rất nhiều lần!

Con khóc, con mọc răng bị sốt, con đi tiêm phòng, con bệnh… Tất cả một tay tôi chăm bé. May sao, có chồng luôn yêu thương và động viên hai mẹ con dù đang ở tâm dịch, đã giúp tôi đủ kiên cường để chăm con thật tốt.

Khi giãn cách, mỗi ngày gia đình nhỏ của tôi đều gọi video để nói chuyện với nhau, anh hỏi thăm con nay ăn giỏi không, học được điều gì mới không. Còn phần mình, anh kể chuyện đi tình nguyện như thế nào cho hai mẹ con nghe, luôn bảo tôi an tâm vì anh biết giữ an toàn cho bản thân,… Mặc dù dịch khiến cho tài chính của gia đình tôi không tốt nhưng tình cảm thì lại tăng thêm mỗi ngày, tôi trân quý điều đó.

Thời gian nuôi dạy con một mình cũng giúp tôi thêm trưởng thành trong việc chăm sóc con cái. Cá là một em bé hiếu động và cá tính nên mỗi lần con mè nheo, thay vì nóng giận, tôi giữ bình tĩnh và nhỏ nhẹ nói chuyện với con để cùng con giải quyết vấn đề. Qua từng ngày, tôi và Cá cùng học được cách trưởng thành và lớn lên. Con biết cách ứng xử và kiểm soát cảm xúc, tôi biết cách “làm bạn” và thấu hiểu con hơn”.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

“MẸ VUI VẺ ĐỂ CÓ NHỮNG ĐỨA CON VUI VẺ”

Dù cho không chịu cảnh xa cách thì việc kề bên gia đình với rất nhiều lo toan cho cuộc sống cũng là những thách thức không hề nhỏ với bất kỳ người mẹ nào. Không ít mẹ trăn trở khi COVID-19 bùng phát: Làm sao để sắp xếp được công việc của bản thân, cách nào chăm sóc khi con phải nghỉ học ở nhà, sắp xếp sao cho gia đình có bữa cơm đầy đủ,.. Thế nhưng, vẫn có nhiều người mẹ đã rất nỗ lực để cân bằng trọn vẹn được thời gian cho cả gia đình và bản thân theo cách tích cực như người mẹ dưới đây.

Những người mẹ bé nhỏ nhưng lớn lao

“Tôi tên là Phan Thị Ngọc Thảo, 31 tuổi, đang sống tại TP. HCM, làm nghề kinh doanh tự do. Hiện tại, vợ chồng tôi có được hai bé gái sinh đôi 4 tuổi. Trong suốt giai đoạn giãn cách vì dịch, lúc nào tôi cũng cố gắng giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái. Ví dụ như khi nấu cơm tôi sẽ nghe tin tức hoặc nghe kể chuyện, buổi tối khi con ngủ thì sẽ cùng chồng xem phim. Tôi luôn sắp xếp và chia đều thời gian trong ngày để có thể hoàn thành các công việc như: thời gian dành cho con, thời gian cho việc dọn dẹp, nấu nướng, thời gian cho bản thân và phải còn thời gian riêng tư dành cho chồng nữa.

Vì có 2 bé sinh đôi nên đợt dịch vừa rồi, tôi kiêm luôn nhiệm vụ chăm sóc và dạy học cho các bé, nhưng với mức độ X2 (nhân đôi). Tuy ở nhà nhưng tôi cố gắng giữ nề nếp sinh hoạt cho con giống như ở trường, có giờ học, giờ chơi, giờ ngủ trưa và giờ đọc sách rõ ràng. Còn các bé, qua mùa dịch này cũng lớn lên và ý thức hơn rất nhiều. Như là bé biết dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, cất sách vở ngay ngắn, tưới cây giúp mẹ, thấy mẹ nấu cơm nóng nực thì chạy đi mở quạt, mẹ khát thì lấy nước mẹ uống…

Có thể nói, tôi hạnh phúc với niềm vui giản dị khi nhớ về những ngày mà cả nhà thức dậy cùng nhau, ăn cơm cùng nhau, đi ngủ cùng nhau. Khi ấy, tôi có thể dành nhiều thời gian để dạy và chơi với các con nhiều hơn. Bản thân tôi khi mùa dịch qua đi thì cũng học nấu thêm rất nhiều món ăn ngon cho gia đình mình.

Dịch bệnh cũng tạo cơ hội cho gia đình tôi tăng kết nối với bạn bè thông qua việc hỏi thăm nhau mỗi ngày, tương tác trên Facebook để biết nhau vẫn đang khoẻ mạnh. Đối với gia đình, đây cũng là cơ hội để luôn “có cớ” cho mình được bộc lộ sự quan tâm, hỏi han và chia sẻ với người thân, họ hàng”.

Bên cạnh đó, dù bận rộn với những công việc “vô danh” ở nhà đặc biệt là trong mùa giãn cách nhưng vẫn có những người mẹ cực kỳ nỗ lực để chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của chính mình để từ đó làm chỗ dựa chăm sóc cho cả gia đình, như chia sẻ từ người mẹ dưới đây.

những người mẹ bé nhỏ nhưng lớn lao

“Tôi tên là Lê Ngọc Khánh Trang – 28 tuổi, sống ở Bình dương, làm công việc kế toán. Có những lúc, tôi cảm thấy cực kì stress khi nhìn bản thân mình qua gương. Bởi phụ nữ sau sinh hầu như ai cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như rụng tóc, rạn da sau sinh,… Chính vì thế, dù không có nhiều thời gian nhưng sau thai sản, tôi luôn cố gắng giữ gìn cơ thể sạch sẽ, gọn gàng, dù là ở nhà hay ra ngoài cũng phải tươm tất, chỉn chu.

những người mẹ bé nhỏ nhưng lớn lao

“Tôi tên là Hồ Thị Thu Thảo – 29 tuổi, sống tại TP. HCM và hiện làm trưởng phòng hàng hoá của một công ty logistic. Vì đặc thù ngành hàng nên khi dịch ập đến cũng là lúc tôi và các nhân viên trong công ty tăng cường làm việc để duy trì nguồn khách hàng biến động. Nhưng thú thật nhờ có dịch, tôi nhận ra đôi khi mình quá lao đầu vào công việc mà quên đi gia đình. Trong khi mục đích làm việc của tôi cũng chỉ vì gia đình và nhất là con cái. Thật sự, dù khó khăn nhưng tôi rất trân trọng thời gian qua vì đã giúp tôi thay đổi vì gia đình mình.

Trước dịch hầu hết cả ngày cả nhà mình ít gặp và không sinh hoạt cùng nhau vì mỗi người một việc, hiếm khi ăn cơm ở nhà. Nhưng khi giãn cách xã hội, khoảng thời gian cả nhà bên nhau cả ngày tuy là những trải nghiệm khó khăn lúc ban đầu nhưng thực sự rất đáng quý. Tôi thấy đây là sự thay đổi tích cực, mọi người có thời gian ở cùng nhau nhiều hơn, chia sẻ và quan tâm nhau nhiều hơn, việc ăn uống ở nhà cũng đảm bảo vệ sinh và tiết kiệm chi phí hơn là ăn ngoài.”

(Lời kể của chị Trịnh Ánh Kiều) – “Khi đại dịch xảy ra, sự ly tán dần làm tôi và chồng cảm thấy buồn tủi. Không có chồng bên cạnh, mình cần làm gì đều phải tự tay: thay bóng đèn bị đứt, treo tấm mành che nắng trước cửa nhà, leo lên cao sửa giàn mướp. Nhưng chính vì vậy mà tôi hiểu được sức mạnh của bản thân có thể độc lập chăm sóc bé để chồng yên tâm làm việc xa”.

“MẸ LUÔN CẦN SỰ TRỢ GIÚP”

Dù sống trong gia đình truyền thống hay hiện đại, dù thuộc tuýp phụ nữ của gia đình hay công việc thì tinh thần của người phụ nữ luôn dễ bị ảnh hưởng bởi những thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là người chồng. Rõ ràng, người vợ, người mẹ dù có mạnh mẽ đến đâu vẫn phải cần sự hỗ trợ, động viên và chia sẻ từ những người thân yêu trong gia đình. Bởi đây chính là chỗ dựa vững chắc nhất, truyền sức mạnh cho họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Những câu chuyện của các người mẹ dưới đây đã chứng minh được điều đấy.

những người mẹ bé nhỏ nhưng lớn lao

(Lời kể của chị Lê Ngọc Khánh Trang) – “Chồng tôi tuy hiền nhưng đôi lúc anh lại quá chú tâm vào công việc mà quên mất vợ con. Đôi lúc tôi cảm thấy rất tổn thương. Thời gian dịch bệnh, anh càng bận hơn nữa vì phải hỗ trợ chống dịch. Lúc tiêm vaccine về tôi bị sốt, nhưng vẫn phải chăm con, còn anh mãi làm việc. Sau dịch, tôi vừa đi làm, vừa phải về chăm anh và chăm bé bị ốm khiến mình kiệt sức, nhưng anh chưa từng động viên tôi khoảng thời gian đó.

Mãi đến khi nhận ra tôi không giao tiếp với anh, thì anh mới xin lỗi vì sự vô tâm. Anh cũng có cố gắng thay đổi, phụ giúp mình việc nhà nhiều hơn, chơi với bé nhiều hơn. Sau dịch, tôi đã đi làm lại, nên không còn đối mặt quá nhiều về việc vừa làm, vừa giữ con. Nhờ thế, tôi cũng đã vui vẻ phấn chấn hơn. Bởi theo tôi, dù là tuýp người như thế nào thì tinh thần của phụ nữ sẽ luôn bị ảnh hưởng rất lớn bởi những thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là người chồng và luôn cần sự trợ giúp từ gia đình.”

(Lời kể của chị Hồ Thị Thu Thảo) – “Chồng tôi không thuộc tuýp người lãng mạn, nhưng rất để ý xem tôi thích gì, muốn gì và làm theo. Khi thấy tôi quá bận rộn, chồng tôi tự giác chia sẻ công việc nhà với mình, nấu những món tôi thích ăn. Thêm vào đó, chồng tôi luôn là người gánh vác tài chính của gia đình, không gây áp lực tài chính về phía mình, để mình thoải mái với thu chi của tôi. Tôi cũng cảm thấy rất may mắn khi có má chồng dễ tính, nấu ăn siêu ngon, các chị thì luôn yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ. Tôi cũng biết ơn mẹ đã luôn giáo dục cho mình một bản lĩnh kiên cường để vượt qua mọi việc, và luôn chấp nhận để mình đón chào những thử thách. Tôi biết ơn gia đình, anh chị em đồng nghiệp, sếp của mình, đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành mọi việc”.

>>> Bạn có thể đọc thêm: Đàn ông trước và sau khi lấy vợ: Hình ảnh 8 thay đổi vui nhộn sau khi kết hôn

MARRYBABY – ĐỒNG HÀNH CÙNG HÀNH TRÌNH LÀM MẸ TRONG THỜI KỲ MỚI

Đặc biệt, ngoài sự giúp đỡ từ gia đình thì sự trợ giúp về mặt kiến thức đến từ một trang thông tin mẹ và bé bổ ích, đáng tin cậy và một cộng đồng những người mẹ có cùng tâm tư thực sự là chỗ dựa không thể thiếu với bất kỳ người mẹ nào. Điều đó ví như một “người bạn đồng hành” có thể túc trực 24/7, đem đến cho mẹ các thông tin một cách kịp thời và chính xác.

những người mẹ bé nhỏ nhưng lớn lao

(Lời kể của chị Hồ Thị Thu Thảo) – Tôi cũng như rất nhiều người mẹ khác đều cần đến một nơi chia sẻ những thông tin về việc sinh và nuôi dạy con có kiểm chứng để có thể “dựa vào” những khi không biết hỏi cùng ai. Lúc bầu bé đầu tiên, tôi thực sự không có một chút kiến thức gì về việc mang thai, sinh con và nuôi dạy con. Nhưng tình cờ sau khi biết đến trang MarryBaby, tôi đã học được khá nhiều kiến thức như tuần thai, xem cân nặng chuẩn khi mang thai, những kinh nghiệm khi đi sinh, các chia sẻ của mọi người khi mới sinh con, phương pháp giáo dục và nuôi con theo từng lứa tuổi. Nhờ MarryBaby, từ một người ở con số 0, tôi đã có kha khá kiến thức để có thể tự nuôi con mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào khác”.

Dù mỗi câu chuyện, hoàn cảnh của mỗi người mẹ trên có khác nhau thì chắc chắn điều đọng lại cuối cùng chính là sự mạnh mẽ và nỗ lực phi thường mà các người mẹ mang đến cho gia đình nhỏ. MarryBaby xin chúc những người mẹ luôn vững tâm, bền dạ, luôn đủ mạnh mẽ, đủ yêu thương để vun vén xây dựng hạnh phúc cho tổ ấm nhỏ của mình.

Ban biên tập MarryBaby

>

>

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x