Thằn lằn là những vị khách không mời có mặt ở mọi ngôi nhà. Làm thế nào để chúng cao chạy xa bay? Mẹ có thể tham khảo ngay những cách diệt thằn lằn và cách đuổi thằn lằn hiệu quả dưới đây nhé!
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bình luận
Thằn lằn là những vị khách không mời có mặt ở mọi ngôi nhà. Làm thế nào để chúng cao chạy xa bay? Mẹ có thể tham khảo ngay những cách diệt thằn lằn và cách đuổi thằn lằn hiệu quả dưới đây nhé!
Nhiều người cho rằng thằn lằn là một loại côn trùng vô hại. Đôi khi họ còn cảm kích những chú thằn lằn vì đã bắt ruồi, muỗi giúp. Nhưng trên thực tế, “nuôi” thằn lằn không hề tốt chút nào, đặc biệt là ở gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và tốt hơn hết, bạn nên tìm cách diệt thằn lằn hoặc chí ít là đuổi chúng khỏi không gian sinh sống của mình.
Bạn biết đấy, thằn lằn là một loại bò sát hoang dã, dù chúng có vẻ bề ngoài vô hại và hầu như không tấn công người. Nhưng bạn không thể kiểm soát được việc chúng lang thang những đâu, liệu có hay không mang những mầm bệnh lây lan cho bé cưng và cả gia đình. Hơn thế nữa, chúng còn bò ngang dọc khắp nơi và cư xử như thể “ta mới chính là chủ nhà”.
Thỉnh thoảng, chúng con “trút giận” lên những bộ quần áo và đồ đạc trong nhà, ăn vụng thức ăn. Và đặc biệt, chúng còn có sở thích “đi ị” ở bất cứ nơi đâu. Khi nhà có trẻ nhỏ, bạn nên đặc biệt để ý đến những bãi “chất thải” này nhé.
Vì sự an toàn của bé yêu, bạn nên ưu tiên những cách đuổi thằn lằn ra khỏi nhà mang tính tự nhiên, không dùng hóa chất độc hại, bởi đâu chỉ tiêu diệt thằn lằn, các hóa chất này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và cả nhà đấy. Cùng khám phá những cách đuổi thằn lằn đơn giản mà hiệu quả bất ngờ, mẹ nhé!
Thằn lằn rất dị ứng với mùi của vỏ trứng. Vì vậy nếu muốn đuổi chúng đi, mẹ chỉ cần treo vỏ trứng ở cửa ra vào cửa sổ và một số nơi trong nhà. Thằn lằn sẽ không bao giờ bén mảng tới gần.
Cũng giống như mùi trứng, thằn lằn cũng sợ mùi hương của tỏi và hành. Mẹ có thể treo tỏi và hành quanh bếp, tủ chén để thằn lằn tránh xa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử cách đuổi thằn lằn trong nhà bằng các bước: giã hành và tỏi rồi hòa chung với nước, sau đó đem dung dịch này xịt quanh nhà. Dung dịch này cũng giúp đuổi nhiều loại côn trùng khác.
Nếu như bạn gặp phải thằn lằn thì nước đá là một vũ khí hữu hiệu. Cơ thể thằn lằn cực kì nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu nhiệt độ đột nhiên thay đổi nó sẽ bị shock và nằm bất động. Nên mẹ chỉ cần xịt nước đá “điểm huyệt” là xong. Sau đó, dùng giấy hoặc túi nilon để bắt thằn lằn ra khỏi nhà.
Bạn có thể tự tay điều chế thuốc diệt thằn lằn an toàn từ bột cà phê và thuốc lá. Chúng sẽ bị tiêu diệt ngay khi ăn phải hỗn hợp này. Và bạn chỉ cần nhớ dọn dẹp sạch sẽ và tránh để bé đi đến những nơi đặt thuốc. Bạn nên bỏ thuốc diệt này ở gầm gường, kệ tủ… nơi mà thằn lằn thích ẩn náu.
Nếu có điều kiện, bạn có thể mua máy đuổi côn trùng. Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc sóng âm. Thậm chí cũng có một vài ứng phát ra các loại âm thanh xua đuổi côn trùng trên điện thoại. Bạn có thể thử tải về và sử dụng.
Sau khi áp dụng những cách diệt thằn lằn và cách đuổi thằn lằn kể trên, để đảm bảo thằn lằn không trở lại hoành hành trong nhà, bạn cũng nên đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. Bởi vì khi nhà bẩn, sinh nhiều muỗi thì sẽ tạo thành nguồn thức ăn hấp dẫn “mời” thằn lằn về. Nhà sạch hết muỗi sẽ hết thằn lằn.
Bên cạnh đó, bạn không nên để thức ăn bên ngoài bàn, kệ bếp mà nên cất vào tủ cẩn thận. Thằn lằn không chỉ thích ăn côn trùng mà cũng rất hào hứng nếm các món ăn trên mâm cơm của bạn và đưa đên nguy cơ ngộ độc thức ăn không hề nhỏ đâu nhé. Hơn nữa, thằn lằn thích bóng tối, nên nếu bạn không thường xuyên gọn gầm giường, hóc tủ, gầm bàn… thì chúng sẽ đến và an cư lập nghiệp trong đó luôn đấy nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.