Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Phong
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 16/06/2022

Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Vi khuẩn ăn thịt người là gì và nó có thực sự “ăn thịt người” hay không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

1. Vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Trên thực tế không có loại vi khuẩn ăn thịt người theo nghĩa đen. Cụm từ “vi khuẩn ăn thịt người” thường bị nhầm lẫn do hiện tượng “viêm cân mạc hoại tử (Necrotizing – NF)”.

Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da hiếm gặp, tiến triển rất nhanh; có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.

Viêm cân mạc hoại tử thường được phân làm hai loại:

  • Viêm cân mạc hoại tử loại I là do nhiễm khuẩn hỗn hợp (nhiễm nhiều loại vi khuẩn).
  • Viêm cân mạc hoại tử loại II là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, và viêm cân mạc hoại tử loại II thường xảy ra nhiều hơn.

Vi khuẩn ăn thịt người

Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Hình ảnh vi khuẩn ăn thịt người (Flesh-Eating Bacteria)

Loại vi khuẩn ăn thịt người là gì? Có những nhóm vi khuẩn thường gặp là:

  • Liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A – (group A beta hemolytic streptococcal – GABHS). Loại vi khuẩn này thường thâm nhập vào con người thông qua đường mũi, họng và da. Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.
  • Vi khuẩn Vibrio vulnificus thường do ăn hàu hoặc hải sản sống; chưa chín. Hoặc vết thương hở tiếp xúc với những loại động vật đó.
  • Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) thường thâm nhập qua đường da hoặc mũi. Nó cũng thường được tìm thấy trong các khu vực chung như phòng thay đồ, ký túc xá và viện dưỡng lão.
  • Một số khác như: Klebsiella Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,…); E. coli; Aeromonas hydrophila,…

Hàng năm trên toàn Hoa Kỳ có khoảng 600 đến 700 trường hợp được chẩn đoán viêm cân mạc hoại tử, tỉ lệ tử vong khoảng 25% tới 30%. Viêm cân mạc hoại tử hiếm khi xảy ra ở trẻ em.

2. Biểu hiện, dấu hiệu vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Vi khuẩn ăn thịt người

Biểu hiện mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người là gây sốt, buồn nôn và đau quặn bụng

Biểu hiện bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người là gì? Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 24h kể từ khi nhiễm khuẩn. Thông thường, những triệu chứng, dấu hiện sẽ không xuất hiệu đơn lẻ mà xuất hiện kết hợp với nhau.

Các dấu hiệu của vi khuẩn ăn thịt người là gì?

  • Tiêu chảy, kèm theo đau quặn bụng, buồn nôn và sốt.
  • Đau họng, ớn lạnh và đau nhức toàn thân.
  • Có mẩn đỏ (ban đỏ) hoặc cảm thấy đau xung quanh vùng da đỏ. Vùng da đỏ thường xuất hiện tại điểm nhiễm trùng (như vết phẫu thuật, vết cắt, vết xước, vết bầm tím, nhọt, chỗ bôi thuốc hoặc tiêm thuốc).
  • Trường hợp nội thương (nhiễm trùng máu): sốt nhiễm độc, ớn lạnh, tụt huyết áp nghiêm trọng và phần vết thương hở sẽ bị phồng rộp.
  • Đối với nhiễm trùng vết thương hở: Các vùng da chuyển màu tím, xuất hiện mụn nước chứa dịch sẫm màu có mùi khó chịu.

>> Bạn có thể xem thêm: Nhũ hoa có đốm trắng: Dấu hiệu bình thường hay bất thường?

3. “Vi khuẩn ăn thịt người” có phải là bệnh Whitmore không?

HIểu lầm bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người đang được lan truyền rộng khắp; nhưng thông tin này là chưa chính xác. Vì vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore và vi khuẩn ăn thịt người là khác nhau.

Whitmore là bệnh gì? Bệnh Melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho cả người và động vật. Bệnh chủ yếu xảy ra ở các nước khí hậu nhiệt đới, cụ thể là Đông Nam Á và phía Bắc nước Úc (Australia) Và bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei; không phải do vi khuẩn ăn thịt người gây ra.

>>> Bạn có thể đọc thêm: Whitmore là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

4. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh do vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Vi khuẩn ăn thijt người

Cách chẩn đoán vi khuẩn ăn thịt người là gì? Thực hiện xét nghiệm; soi hình ảnh vi khuẩn ăn thịt người từ các mẫu máu xét nghiệm và các mô

Vi khuẩn ăn thịt người là gì và có giống bệnh viêm cân mạc hoại tử không? Vi khuẩn ăn thịt người (viêm cân mạc hoại tử) là như nhau; và có ảnh hưởng đến cơ thể rất nhanh, gây ảnh hưởng lên cơ thể trong vòng 24h kể từ khi nhiễm bệnh.

Cần thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán và phát hiện cơ thể có nhiễm vi khuẩn ăn thịt hay không:

  • Xét nghiệm máu: Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn ăn thịt người, ký sinh trùng hoặc viêm phổi, áp xe gan,.. lúc này nồng độ bạch cầu sẽ tăng cao hơn ngưỡng bình thường là 4.000 – 10.000/mm3 máu.
  • Xét nghiệm sinh thiết (Biopsy): Bệnh nhân cần được xét nghiệm sinh thiết thông qua việc lấy mô từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh.
  • Chụp CT, MRI (CT Scan, MRI): Tiếp cận bệnh bằng phương pháp chụp CT sẽ giúp bác sĩ biết cụ thể vị trí nhiễm khuẩn, nơi dịch mủ đang tích tụ trong cơ thể.

Cách điều trị tốt nhất đối với vi khuẩn ăn thịt người là gì? Chính là phát thiện và điều trị càng sớm càng tốt.

>>> Bạn có thể đọc thêm: Ung thư cổ tử cung: Những điều cần biết để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này

5. Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm khuẩn?

làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Cách phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người là gì? Rửa tay sau khi chạm vào chất bẩn, ăn uống vệ sinh, và nấu chín

Theo khuyến cáo của CDC, để giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương do vi khuẩn gây ra; bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Nếu bị thương, hãy tránh xa các vùng nước mặn, nước lợ, hạn chế đi biển, không nên để vết thương tiếp xúc các nguồn nước tự nhiên.
  • Băng vết thương bằng băng gạc không thấm nước.
  • Nên đeo găng tay khi xử lý động vật có vỏ sống.
  • Rửa kỹ vết thương bằng dung dịch vệ sinh và nước sau khi tiếp xúc với nước mặn, nước lợ hoặc hải sản sống.
  • Không ăn hàu sống hay các động vật có vỏ sống khác. Nấu kỹ động vật có vỏ (sò, nghêu, trai). Tránh nhiễm chéo hải sản nấu chín và các thực phẩm hải sản sống.

>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh đậu mùa khỉ: Cơn đại dịch tiếp theo sau COVID-19?

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn làm rõ vi khuẩn ăn thị người là gì. Và phân biệt vi khuẩn ăn thịt người và vi khuẩn Whitmore là khác nhau.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Necrotizing Fasciitis
https://rarediseases.org/rare-diseases/necrotizing-fasciitis/
Ngày truy cập 13/6/2022

2. Vibrio vulnificus & Wounds
https://www.cdc.gov/vibrio/wounds.html
Ngày truy cập 13/6/2022

3. People at Risk – CDC
https://www.cdc.gov/vibrio/people-at-risk.html
Ngày truy cập 13/6/2022

4. Vibrio vulnificus: An Environmental and Clinical Burden
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmicb.2017.00997/full
Ngày truy cập 13/6/2022

5. Necrotizing fasciitis
https://en.wikipedia.org/wiki/Necrotizing_fasciitis
Ngày truy cập 13/6/2022

6. Melioidosis
https://www.cdc.gov/melioidosis/index.html
Ngày truy cập 13/6/2022

7. Melioidosis
https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/9546/melioidosis
Ngày truy cập 13/6/2022

8. Melioidosis
https://rarediseases.org/gard-rare-disease/melioidosis/
Ngày truy cập 13/6/2022

x