Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đinh Thanh Huy
Cập nhật 22/11/2023

Cách xử lý vết thương do côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa

Cách xử lý vết thương do côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa
Nếu trên da xuất hiện những vết đỏ kèm theo triệu chứng đau, rát hoặc ngứa thì có thể bạn đã bị côn trùng cắn. Bị côn trùng cắn là tình trạng vô cùng phổ biến. Tùy loại côn trùng mà vết cắn sẽ khác nhau cũng như có cách chữa trị khác nhau.

Hãy để MarryBaby giúp bạn nhận dạng vết cắn sưng đỏ, ngứa của từng loại côn trùng cũng như cách chữa trị phù hợp.

1. Cách phân biệt vết côn trùng cắn

Vết thương do mỗi loại côn trùng cắn sẽ tạo ra vết sưng đỏ, ngứa khác nhau. Dưới đây là đặc điểm nhận dạng vết cắn của một số loại côn trùng thường gặp:

1.1 Bọ ve

Vết cắn của bọ ve thường là một đốm đỏ. Bọ ve là loài côn trùng có khả năng sống bám vào người trong một khoảng thời gian dài, hút máu và phát triển. Bọ ve còn có thể lây nhiễm các bệnh nghiêm trọng như viêm não và một số bệnh khác.

Nếu bạn bị vết côn trùng là bọ ve cắn sưng khiến da nổi mẩn đỏ, ngứa nhưng không giảm sau nhiều ngày, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể xem xét vùng bị cắn, đánh giá triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn để đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

vết bọ ve cắn
Vết côn trùng là bọ ve cắn sưng đỏ ngứa ngáy

1.2 Bọ chét

Các vết cắn của bọ chét thường rất nhỏ và có quầng đỏ xung quanh vết cắn trung tâm. Vết cắn tập trung thành các nhóm 3-4 đốm nhỏ hoặc hình thành dọc theo đường cắn. Các vùng dễ bị cắn nhất là bắp chân, mắt cá chân, mu bàn tay…

Vết côn trùng là bọ chét cắn khiến da sưng đỏ, ngứa ngáy gây khó chịu. Những người nuôi thú cưng như chó, mèo dễ bị bọ chét cắn.

vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa
Vết côn trùng là bọ chét cắn sưng đỏ ngứa ngáy

1.3 Chấy

Nếu bạn thấy những chấm nhỏ màu đỏ trông giống muỗi đốt xuất hiện trên đầu, cổ và sau tai, có thể bạn đã bị cắn bởi chấy. Các vết cắn của chấy thường cách nhau vài centimet và trông giống như những vết đâm vào da.

Chấy có khả năng truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm cho con người, bao gồm sốt và thương hàn. Đó là lý do tại sao quá trình kiểm tra và điều trị cắn chấy là rất quan trọng. Nếu bạn nghi ngờ bị chấy cắn và có những triệu chứng bất thường như sốt, hoặc cảm thấy không khỏe, nên tìm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa ngáy
Vết côn trùng là chấy cắn sưng đỏ ngứa ngáy

1.4 Rệp

Vết cắn của rệp trông giống như bọ chét hay muỗi đốt hoặc phản ứng của dị ứng. Da trở nên đỏ, sưng và bắt đầu ngứa.

Các vết cắn của rệp sẽ rất gần nhau và trông giống như những con đường nhỏ trên da. Rệp cắn đau hơn muỗi. Những đường lằn của vết cắn thường xuất hiện vào sáng do rệp cắn vào ban đêm.

rệp cắn
Vết côn trùng là rệp cắn sưng đỏ ngứa ngáy

1.5 Ong bắp cày

Nếu bạn bị ong bắp cày đốt, khu vực xung quanh vết đốt sẽ trở nên đỏ và sưng; đôi khi xuất hiện mụn nước trên vùng bị đốt. Vết thương gây đau do chất độc từ vòi của ong bắp cày có chứa histamine và acetylcholine.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng như tay và chân lạnh, tai và môi chuyển màu xanh hoặc gặp khó khăn trong việc thở; bạn cần đến bệnh viện ngay. Triệu chứng trên là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Vết ong bắp cày đốt
Vết côn trùng là ong bắp cày cắn sưng đỏ ngứa ngáy da

>> Xem thêm: Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Có chữa được vết ong cắn?

1.6 Ong

Đối với vết côn trùng là ong cắn thì trên da sẽ để lại dấu kim kèm theo triệu chứng sưng đỏ, đau rát và ngứa nhẹ. Ngay lập tức, bạn cần nhổ vòi của con ong cắm vào vị trí vết thương.

1.7 Tò vò

Tò vò là một loại côn trùng nhỏ hơn ong. Khi tò vò đốt, triệu chứng tương tự như khi bị ong đốt. Vết côn trùng là tò vò đốt sẽ trở nên sưng đỏ, đau, nóng rát và ngứa mạnh. Có trường hợp, người bị đốt tò vò có thể thấy xuất hiện xuất huyết trên da, tức là có những vết chảy máu nhỏ.

Vết côn trùng là ong tò vò cắn sưng đỏ ngứa ngáy da
Vết côn trùng là tò vò cắn sưng đỏ ngứa ngáy da

1.8 Kiến ba khoang

Thật ra, kiến ba khoang không cắn chúng ta. Phần đuôi của kiến ba khoang có chứa độc mang tên Pederin. Pederin độc gấp 12-15 lần chất độc của rắn hổ mang, nhưng do lượng độc trên kiến ba khoang ít nên chỉ gây bỏng rát. Nếu vô tình đè lên người kiến túi độc Pederin sẽ lan ra.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị bỏng do kiến ba khoang đốt là sưng đỏ và rát tại vị trí da bị tổn thương. Sau đó, chúng sẽ phát triển thành những nốt mụn nước hoặc phỏng nước. Kèm theo đó là cảm giác đau rát hơn cùng với một số triệu chứng như sốt hoặc nổi hạch,…

kiến ba khoang cắn
Vết côn trùng là kiến ba khoang cắn sưng đỏ ngứa ngáy da

>> Xem thêm: Nấm linh chi có tác dụng chữa vết côn trùng cắn không?

2. Cách giải độc khi bị côn trùng cắn tại nhà

2.1 Cách xử lý vết ong đốt

Dưới đây là cách làm thuyên giảm vết cắn sưng đỏ, ngứa ngáy do con trùng là ong đốt:

  • Dùng tay hoặc nhíp gắp kim ong ra khỏi da.
  • Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương.
  • Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.
  • Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày.

2.2 Cách giải độc khi bị bọ cắn

Các loại côn trùng này khi cắn chúng bám rất chắc vào da do đó bạn cần làm theo các bước sau:

  • Trước tiên cần bắt chúng kéo từ từ ra khỏi da để răng chúng không sót lại ở chỗ cắn.
  • Sau đó rửa sạch vết cắn bằng xà phòng để ngăn vết cắn sưng to.

2.3 Cách xử lý vết sâu lông, sâu róm đốt

Khi có vết côn trùng là sâu cắn khiến da sưng đỏ, ngứa ngáy, bạn cần:

  • Trước tiên cần lấy que gạt sâu róm ra và rửa sạch da bằng xà phòng
  • Lấy đá lạnh chườm lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng ngứa và giảm đau.
  • Tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da.

2.4 Cách xử lý vết kiến ba khoang cắn

Dưới đây là cách xử trí khi da bị bỏng độc của kiến ba khoang:

  • Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước để loại bỏ chất độc nào còn sót lại trên da.
  • Chườm đá lên vết cắn để giảm đau và sưng.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau và sưng.
  • Có thể dùng thuốc kháng sinh histamine không kê đơn để giảm ngứa.
  • Nếu vết cắn gây sưng tấy nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc bôi steroid không kê đơn.

Quả hồng kết hợp với một số thực phẩm cũng gây dị ứng. Bạn cũng cần biết Quả hồng kỵ với gì? Những đại kỵ khi ăn quả hồng.

3. Khi nào cần đến bệnh viện khi bị côn trùng cắn

Đa số vết côn trùng cắn không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện dưới đây, bạn cần đến bệnh viện ngay:

  • Có triệu chứng khó thở; buồn nôn; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng hoặc mất ý thức.
  • Vết côn trùng cắn gây sưng đỏ tấy, ngứa ngáy, đau hoặc khó chịu nghiêm trọng.
  • Vết cắn nằm ở ở những khu vực nhạy cảm, nguy hiểm như ở mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục.
  • Vết cắn do côn trùng có nọc độc mạnh như rắn độc, bọ cạp, kiến ba khoang và ong bắp cày gây hại cho sức khỏe. Nếu bạn bị cắn bởi một trong những loại côn trùng này, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.

>> Xem thêm: 17 loại nước ép tốt cho da, giúp da mau hồi phục sau khi bị côn trùng cắn

Hy vọng qua bài viết này, khi thấy vết côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể biết được là do con vật gì cắn và có cách xử trí hợp lý. Nếu cảm thấy có các triệu chứng bất thường, bạn cần đến nhà thuốc hoặc bệnh viện để chữa trị kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Insect Bite
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/insect-bite/
Ngày truy cập: 07/11/2023

2. How to Treat an Insect Bite – Pediatrics West
https://www.pediatricswest.org/parent-resources/blog/how-to-treat-an-insect-bite/
Ngày truy cập: 07/11/2023

3. Bites and Stings: Insects | Johns Hopkins Medicine
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/bites-and-stings-insects
Ngày truy cập: 07/11/2023

4. Presentation and management of insect bites in out-of-hours primary care: a descriptive study – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10503338/
Ngày truy cập: 07/11/2023

5. Insect bites and stings: First aid – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-insect-bites/basics/art-20056593
Ngày truy cập: 07/11/2023

x