Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Oanh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 03/01/2024

Dùng sắt thế nào để hạn chế táo bón?

TÀI TRỢ BỞI:

Dùng sắt thế nào để hạn chế táo bón?
Uống sắt bị táo bón là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người e ngại và dừng uống thuốc. Để tránh tình trạng này, bạn sẽ cần chú ý bổ sung sắt đúng cách cũng như lựa chọn viên uống bổ sung sắt phù hợp. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết hơn về cách dùng sắt sao cho hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ, đặc biệt là giúp giảm táo bón.

Vai trò của sắt là gì? Những ai cần bổ sung sắt?

Sắt là khoáng chất không thể thiếu với cơ thể vì có nhiều vai trò quan trọng như tổng hợp hemoglobin, một chất giúp vận chuyển oxy đến tế bào và myoglobin, là sắc tố mang oxy chính của các mô cơ. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào thành phần của một số enzyme và hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch [1].

Nếu lượng sắt trong cơ thể quá thấp, bạn có thể gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung và ghi nhớ, khó chống nhiễm trùng [1]. Vậy nên, việc đảm bảo cơ thể đủ sắt là rất quan trọng, đặc biệt với một số đối tượng sau [2]:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ sinh non hoặc nhẹ cân)
  • Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên
  • Phụ nữ có kinh nguyệt nhiều (rong kinh, rong huyết hay cường kinh)
  • Người hiến máu thường xuyên
  • Người bị ung thư, rối loạn tiêu hóa hoặc suy tim.

Sắt có thể được bổ sung qua 2 cách là thực phẩm và thuốc bổ sung sắt. Tuy nhiên, thực phẩm có thể không đáp ứng được nhu cầu sắt mà cơ thể cần và việc chế biến thông thường cũng làm mất đi một lượng sắt đáng kể [3]. Do đó, viên uống bổ sung sắt thường được lựa chọn vì tính thuận tiện và giá thành hợp lý khi so sánh với các dạng bào chế sắt khác.

Tuy nhiên, việc dùng viên uống bổ sung sắt lại khiến nhiều người lo ngại về các tác dụng phụ, đặc biệt là táo bón, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [4]. Vậy làm thế nào để hạn chế việc uống sắt bị táo bón?

Táo bón – “Nỗi ám ảnh” thường gặp khi dùng viên uống bổ sung sắt

bị táo bón khi uống sắt

Viên uống bổ sung sắt thông thường với cơ chế phóng thích sắt ồ ạt trong dạ dày có thể gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy [7]. Trong đó táo bón là tác dụng phụ thường gặp nhất [6]. Theo một nghiên cứu, có khoảng 66,6% bệnh nhân ngưng dùng thuốc là do tác dụng phụ tiêu hóa [7], đặc biệt là táo bón.

Tuy nhiên, nếu ngưng bổ sung sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là có thể gây rủi ro với phụ nữ mang thai. Nếu nghiêm trọng, thiếu sắt có thể tăng nguy cơ sinh non và bé nhẹ cân, thậm chí là tăng tỷ lệ tử vong ở mẹ bầu và trẻ sơ sinh [2].

Dùng sắt như thế nào để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa?

Để hạn chế táo bón khi dùng sắt, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để có giải pháp thay thế phù hợp. Sau đây là các giải pháp cụ thể, bạn có thể tham khảo để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả:

Lựa chọn viên uống bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài

So với viên bổ sung sắt thông thường, viên bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài sẽ giảm tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, giúp hạn chế táo bón nên được xem là giải pháp thay thế phù hợp. Bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài được khuyên dùng vì có các ưu điểm như:

  • Sắt được phóng thích từ từ, dọc theo đường tiêu hóa trong khu vực hấp thu tối đa từ tá tràng đến hỗng tràng giúp kiểm soát độ hấp thu
  • Sắt được phóng thích có kiểm soát nên hạn chế kích ứng niêm mạc dạ dày- ruột, ngăn các tác dụng phụ lên đường tiêu hóa.
  • Bạn chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày giúp tăng tính tuân thủ điều trị.

Bổ sung sắt với hàm lượng phù hợp

bổ sung sắt hợp lý

Ngoài ra, để hạn chế tác dụng phụ của viên bổ sung sắt là chỉ bổ sung theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi và giới tính [2]:

  • Trẻ 7 – 12 tháng: 11 mg/ngày
  • Trẻ 1 – 13 tuổi: 7 đến 10 mg/ngày
  • Nam 14 – 18 tuổi: 11 mg/ngày
  • Nữ 14 – 18 tuổi: 15 mg/ngày
  • Nam 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
  • Nữ từ 19 đến 50 tuổi: 18 mg/ngày
  • Nữ từ 51 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai: 27 mg/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú: 9 – 10 mg/ngày

Uống sắt đúng cách để hạn chế táo bón

Bên cạnh việc bổ sung hàm lượng sắt phù hợp, bạn cũng cần chú ý đến những lời khuyên về dùng viên bổ sung sắt đúng cách để hạn chế táo bón. Trong đó:

Bạn nên:

  • Uống sắt ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc 2 giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc khác. Bạn có thể dùng thuốc và ăn một chút thức ăn nếu không chịu được các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa [8]
  • Uống viên bổ sung sắt trước bữa ăn với một ly nước đầy [4]
  • Tăng cường bổ sung vitamin C trong khẩu phần ăn như nước cam, nước chanh [4]
  • Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày [6]
  • Thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn [6]
  • Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày [6]
  • Tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày, có thể sau ăn sáng vì lúc này nhu động ruột là tốt nhất [6].

Bạn không nên [8], [9]:

  • Uống viên bổ sung sắt cùng trà hay cà phê
  • Dùng viên bổ sung sắt cùng sữa, canxi và thuốc kháng axit
  • Uống sắt khi viên uống bổ sung sắt đã hết hạn

Dùng viên bổ sung sắt bị táo bón thường ít khi nghiêm trọng và bạn có thể kiểm soát, hạn chế bằng các giải pháp được khuyến nghị. Tuy nhiên, nếu táo bón nặng hơn, không thể cải thiện tại nhà và bạn có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, có máu trong phân… thì nên sớm đi khám để được điều trị hiệu quả.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Iron and iron deficiency https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/iron Ngày truy cập: 21/10/2023

2. Iron https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/ Ngày truy cập: 21/10/2023

3. Bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/bo-sung-sat-cho-me-bau-dung-cach/ Ngày truy cập: 21/10/2023

4. Taking iron supplements https://medlineplus.gov/ency/article/007478.htm Ngày truy cập: 21/10/2023

5. Iron deficiency anemia https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/iron-deficiency-anemia/symptoms-causes/syc-20355034 Ngày truy cập: 21/10/2023

6. Prevent constipation and care for yourself while taking oral iron? https://mydoctor.kaiserpermanente.org/ncal/Images/SCH%20Constipation%20Handout_tcm75-1330490.pdf Ngày truy cập 24/11/2023

7. Medication adherence to oral iron therapy in patients with iron deficiency anemia

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4928407/ Ngày truy cập 24/11/2023

8. Iron Supplementation

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK557376/#:~:text=The%20most%20common%20side%20effects,the%20teeth%2C%20or%20epigastric%20distress. Ngày truy cập 24/11/2023

9. Iron Supplement (Oral Route, Parenteral Route)

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/iron-supplement-oral-route-parenteral-route/description/drg-20070148 Ngày truy cập 24/11/2023

x