Ung thư tử cung có chữa được không? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào? MarryBaby sẽ mách bạn.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ung thư tử cung có chữa được không? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào? MarryBaby sẽ mách bạn.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm luôn rình rập chị em phụ nữ. Hầu hết các trường hợp ung thư đều là do virus HPV gây ra. Sự lây nhiễm virus này có thể được ngăn ngừa nhờ tiêm vaccine HPV trước tuổi 26.
Cổ tử cung là phần nối giữa tử cung và âm đạo. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào trong cổ tử cung biến đổi bất thường. Ung thư có thể tác động đến các mô sâu hơn trong cổ tử cung, hoặc di căn sang các phần khác của cơ thể, thường là phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng.
Ung thư cổ tử cung phát triển chậm, do đó bệnh nhân thường có đủ thời gian để phát hiện bệnh và chữa trị trước khi nó gây ra biến chứng nghiêm trọng. Ngày nay, căn bệnh này đã bớt hoành hành so với trước đây, nhờ sự phát triển của công nghệ xét nghiệm Pap.
Phụ nữ từ 35-44 tuổi dễ trở thành nạn nhân của ung thư cổ tử cung. Hơn 15% các ca nhiễm mới rơi vào phụ nữ trên 65 tuổi, đặc biệt ở những người chưa từng làm xét nghiệm Pap.
Có nhiều hơn 1 loại ung thư cổ tử cung, bao gồm:
Ung thư cổ tử cung bắt đầu với những biến đổi bất thường trong các mô, hầu hết có liên quan tới virus HPV. Các loại HPV khác nhau không chỉ gây mụn cơm âm đạo, mà còn gây ung thư ở âm đạo, âm môn, hậu môn, lưỡi và amidan.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần khiến bạn trở thành nạn nhân của ung thư cổ tử cung bao gồm:
Bạn có thể không chú ý đến các đặc điểm của ung thư, cho đến khi bệnh diễn biến nặng. Các triệu chứng bao gồm:
Sau khi di căn, các triệu chứng ung thư cổ tử cung bao gồm:
Thủ thuật quan trọng nhất là xét nghiệp Pap. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào trên bề mặt cổ tử cung để quan sát dưới kính hiển vi. Nếu xuất hiện bất thường, bạn sẽ tiếp tục được làm sinh thiết bằng cách trích một mẫu mô cổ tử cung.
Một số thủ thuật khác bao gồm:
Mục đích của các thủ thuật này là có cái nhìn rõ hơn về loại tế bào bất thường và sự di căn của chúng.
Những biến đổi bất thường của tế bào trên bề mặt tử cung gọi là ”tổn thương nội biểu mô vảy”. Đây là những tế bào tiền ung thư, chúng có thể không trở thành ung thư hoặc xâm lấn vào các lớp mô sâu hơn trong suốt nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Nếu kết quả sinh thiết cho thấy ung thư đã di căn xa, bác sĩ sẽ tiếp tục làm các xét nghiệp khác như:
Bác sĩ căn cứ vào các kết quả kiểm tra này để xác định ung thư đang tiến triển đến giai đoạn nào, tổn thương rộng và sâu đến đâu.
Giống như các loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung cũng gồm 4 giai đoạn chính và một giai đoạn tiền ung thư.
Nếu bạn đi khám bệnh sớm khi ung thư chưa thành hình mà mới ở giai đoạn nghi ngờ, thì bác sĩ có thể dùng các phương pháp thấu nhiệt, laser hay phẫu thuật lạnh… để tiêu diệt các tế bào tiền ung thư mà không gây hại đến các mô khỏe mạnh.
Sau đó bạn phải định kỳ đi kiểm tra và làm xét nghiệm Pap để chắc rằng các tế bào tiền ung thư đều đã chết.
Nếu không còn nhu cầu sinh con nữa, bạn cũng thể lựa chọn cắt bỏ tử cung để triệt để ngăn chặn ung thư tử cung và cổ tử cung.
Phẫu thuật và xạ trị là hai phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư cổ tử cung xâm lấn. Các phương pháp khác bao gồm hóa trị và liệu pháp sinh học.
Nếu không dùng máy xạ trị, bác sĩ có thể đặt viên thuốc xạ vào cổ tử cung gần khối u để các tia phóng xạ tiêu diệt khối u trong khi những mô khỏe mạnh vẫn được bảo tồn.
Hóa trị là thuốc uống, áp dụng với ung thư di căn hoặc ung thư xấm lấn nặng. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc tại nhà trong thời gian tĩnh dưỡng.
Liệu pháp sinh học hay còn gọi là liệu pháp miễn dịch tập trung vào kiểm soát các tế bào miễn dịch theo công thức bật – tắt chủ động để hệ miễn dịch tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư. Một loại thuốc gọi là pembrolizumab (Keytruda) sẽ chặn protein đến tế bào khiến khối u bị teo nhỏ lại hoặc chậm phát triển.
Bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp sinh học nếu thuốc hóa trị không có tác dụng hoặc ung thư đã di căn xa. Bạn sẽ được tiêm thuốc này vào tĩnh mạch cứ mỗi 3 tuần 1 lần.
Các bé gái từ 9 tuổi và phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm vaccine HPV ngừa ung thư cổ cung, bất kể bạn đã có quan hệ tình dục hay chưa.
Việc tiêm vaccine cho nam giới và các bé trai cũng được khuyến khích, nhằm góp phần ngăn ngừa lây nhiễm các căn bệnh liên quan đến virus HPV cho nữ giới.
Ngoài việc tiêm vaccine, bạn cũng nên tầm soát bệnh bằng cách:
Ung thư cổ tử cung có thể tái phát do đó việc chăm sóc tại nhà là vô cùng quan trọng. Đừng quên bổ sung dưỡng chất cân bằng cho cơ thể, tránh căng thẳng mệt mỏi, không nạp quá nhiều calo một lúc, ăn thành nhiều bữa.
Đừng quên tập thể dục nhẹ mỗi ngày và đi ngủ mỗi khi buồn ngủ, tránh thức khuya, tranh thủ ngủ trưa. Định kỳ kiểm tra xương chậu và làm xét nghiệm Pap cũng như các loại xét nghiệm do bác sĩ khuyến khích.
Xuân Thảo
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.