Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/01/2021

Truyền nước biển để hồi phục sức khỏe, tránh lạm dụng!

Truyền nước biển để hồi phục sức khỏe, tránh lạm dụng!
Truyền nước biển là gì? Truyền như thế nào là đúng và đủ? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi muốn thực hiện việc làm này tại nhà mỗi khi cơ thể suy nhược.

Chắc hẳn bạn đã từng thấy vài người xung quanh mình thường sử dụng biện pháp truyền nước biển mỗi khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Vậy chắc hẳn bạn cũng sẽ thắc mắc truyền nước biển là gì? Liệu truyền nước biển có giúp cơ thể hồi phục? Điểm qua những thông tin dưới đây để hiểu rõ về cách thức này nhé!

truyền muối có tác dụng gì
Không nên lạm dụng phương pháp này nếu chưa được tư vấn của bác sĩ
  • Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: Dung dịch này thường dùng trong các trường hợp cơ thể suy kiệt, ăn uống kém như đường (glucoza, dextrose); các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin như alversin 40, amigolg 8,5%, amino – plasmal 5%, nutrisol 5%, vitaplex, lipofundin, clinoleic… chỉ nên truyền sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn.
  • Nhóm cung cấp nước và chất điện giải (còn gọi là nước biển) dùng trong trường hợp mất nước, mất máu như tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc thực phẩm… Thường là các dung dịch như lactate ringer, natri clorua 0.9%, bicarbonate natri 1,4%…
  • Nhóm đặc biệt: dùng để truyền bù nhanh các chất albumin hay các dịch chất tuần hoàn trong cơ thể. Thường là dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử…

Khi cơ thể mệt mỏi thì truyền nước, đúng hay sai?

Thực tế, rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn, thiếu ngủ, khó ở trong người… là nghĩ ngay đến việc truyền dịch nhằm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít… này thường có rất nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, cần phải hiểu thêm việc làm này có tác dụng gì, có an toàn và đơn giản như bạn vẫn nghĩ?

Về cơ bản, mỗi cá thể khác nhau sẽ có các chỉ số trung bình về máu, đạm, đường, muối, các chất điện giải… khác nhau. Trong trường hợp một trong các chỉ số này thấp hơn mức trung bình thì mới nên thực hiện việc bổ sung thêm các chất bù đắp nhưng vẫn cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ dựa trên các kết quả xét nghiệm.

Việc tự ý truyền nước biển tại nhà không có đủ phương tiện xét nghiệm để biết cơ thể thừa hay thiếu chất gì trong máu, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được.

Những nguy hiểm có thể gặp trong khi truyền nước

truyền nước muối có tác dụng gì
Kỹ thuật truyền nước biển là gì? Bởi nếu thực hiện không đúng cách có thể dẫn đến tử vong
  • Tại vị trí truyền dịch: Vị trí mũi tiêm cắm vào ra có thể bị phù, xuất hiện hiện tượng đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương, bệnh nhân bị hoại tử một phần cơ do sự cố chệch ven.
  • Phản ứng toàn thân: Đó có thể là cảm giác lạnh, rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực… các trường hợp này phải báo ngay nhân viên y tế, để kịp thời xử trí, tránh những diễn tiến nguy hiểm xảy ra.
  • Một số trường hợp xảy ra những biến chứng nguy hiểm như tai biến, dị ứng, sốc phản vệ gây tử vong, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải… rất nguy hiểm.

Mặc dù những trường hợp rủi ro xảy ra không nhiều, không xảy ra ở tất cả các đối tượng nhưng bạn cũng không thể nói trước được những nguy cơ nếu không may xảy đến. Nếu không thực sự cần thiết hay chưa hiểu rõ truyền nước biển là gì, bạn tuyệt đối không nên truyền nước khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách chăm sóc sức khỏe và luyện tập của cả gia đình.

Thu Nguyễn

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x