Triệu chứng bệnh lao lực rất đa dạng, ví dụ như mệt mỏi, cáu gắt, chán ăn, mất ngủ… Nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe. Người bệnh nên điều chỉnh lại mức độ làm việc để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Ban chắc chắn muốn đăng xuất?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Triệu chứng bệnh lao lực rất đa dạng, ví dụ như mệt mỏi, cáu gắt, chán ăn, mất ngủ… Nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe. Người bệnh nên điều chỉnh lại mức độ làm việc để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Triệu chứng bệnh lao lực gồm có chán ăn, mất ngủ, hay cáu gắt… Nếu gặp các dấu hiệu này, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và làm việc để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Tâm lý Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Quốc gia tại Đại học Chicago, có đến 48% dân số nước Mỹ ngày càng cảm thấy stress trong 5 năm qua.
31% người trưởng thành đang gặp khó khăn trong việc quản lý công việc và trách nhiệm gia đình, 53% cảm thấy mệt mỏi và bị quá tải trong công việc.
Tình trạng lao lực xảy ra do bệnh nhân lao động và làm việc quá sức mà không chú ý chăm sóc bản thân mình. Bệnh thường gặp ở những người từ 20 – 55 tuổi và không phân biệt người lao động tay chân hay trí óc. Ngoài ra, bệnh còn xảy ra với những đối tượng như:
Dưới đây là những tác hại của bệnh lao lực:
Làm việc quá nhiều nhưng lại không ăn uống điều độ, ăn không đúng bữa, thiếu ngủ, ngủ muộn dẫn đến tình trạng mất cân bằng nhịp độ sinh học của cơ thể và làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn bình thường.
Những người ngồi trước màn hình máy tính quá nhiều hoặc thường xuyên sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử cầm tay khác nhưng lại ngủ không đủ giấc sẽ khiến mắt chịu một áp lực rất lớn, lâu dần có thể gây “đột quỵ mắt”.
Bệnh có dấu hiệu ban đầu là chói, mỏi mắt hoặc xuất hiện các cục máu đông nhỏ, sau đó là gây mất thị lực đột ngột và tắc nghẽn mạch máu võng mạc. Nếu không được điều trị, tỷ lệ mù lòa xảy ra là rất cao.
Một người lao lực trong thời gian dài sẽ khiến nhịp tim và huyết áp của họ tăng lên. Ở mức độ cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim và suy tim, nhất là với những người đã có sẵn vấn đề như bệnh tim.
Theo thống kê, có hơn 900.000 ca suy tim mới tăng lên mỗi năm. Triệu chứng gồm có hụt hơi, ho kéo dài, buồn nôn, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng… Suy tim phát triển theo thời gian và nếu không được can thiệp điều trị, bệnh có thể gây tử vong.
Để có thể ngăn chặn hoặc điều trị bệnh càng sớm càng tốt, người bệnh cần nhận ra những triệu chứng bệnh lao lực và kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt và làm việc của mình. Dưới đây là những triệu chứng bệnh lao lực mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải:
Sụt cân là tình trạng phổ biến khi bị bệnh lao lực, nguyên nhân là do người bệnh thường xuyên bỏ bữa vì cảm thấy chán ăn, đầy hơi, buồn nôn… Điều này kéo dài khiến cơ thể dễ bị thiếu chất dẫn tới suy nhược, kiệt sức và ngất xỉu.
Một trong những triệu chứng bệnh lao lực phổ biến ở nhiều người trẻ hiện nay đó là tình trạng mất ngủ vào buổi tối nhưng lại buồn ngủ vào ban ngày. Điều này làm đảo lộn đồng hồ sinh học, khiến khả năng tập trung, ghi nhớ và tư duy trở nên khó khăn hơn.
Lao lực khiến bạn cảm thấy mình luôn trong tình trạng căng thẳng và cáu gắt với người khác. Nếu không thể tự mình kiểm soát cơn stress, những mối quan hệ cá nhân và công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng không ít.
Ngoài việc cáu gắt với người khác, người bệnh lao lực còn trở nên tiêu cực với bản thân và bi quan trước mọi vấn đề, dù đó chỉ là vấn đề rất nhỏ.
Mức độ hài lòng của người bị bệnh lao lực cũng giảm đi đáng kể. Điều này khiến họ có cố gắng bao nhiêu trong công việc cũng cảm thấy mình không đạt được gì.
Nếu bạn liên tục cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, suy giảm khả năng tình dục, hay đổ mồ hôi, da xanh xao, viêm họng, đau nhức người, nổi hạch mềm… thì đó chính là một trong những triệu chứng bệnh lao lực mà bạn nên lưu tâm.
Dưới đây là những lưu ý khi điều trị và phồi hồi sức khỏe khi bị lao lực:
Vừa rồi là những triệu chứng bệnh lao lực cũng như tác hại nghiêm trọng khi bạn lao lực trong thời gian dài. Để bảo vệ sức khỏe cũng như để công việc được hiệu quả hơn, hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mình nhiều hơn bạn nhé.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
(ngày)
Số ngày hành kinh
(ngày)
Minh Vy
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.