Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huyền Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 12/05/2022

Tiền ung thư cổ tử cung: Phát hiện bệnh càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị

Tiền ung thư cổ tử cung: Phát hiện bệnh càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn có thể gây tử vong. Do đó, chị em phụ nữ cần chú ý để sớm phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung để sớm đi thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả tối ưu.

Cùng tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu hiện nay về căn bệnh tiền và ung thư cổ tử cung.

Tiền ung thư cổ tử cung là gì?

Phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50 dễ mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung. Sự hình thành của bệnh là ở cơ quan nối giữa tử cung và âm đạo. Ung thư cổ tử cung có nhiều loại khác nhau và phổ biến phải kể đến là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC).

Đây là loại bệnh ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 80 – 85% trong tổng số các trường hợp ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân chính gây nên là do nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV).

Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung có một số loại khác như ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư biểu mô tuyến vảy, ung thư mô liên kết tuyến, ung thư hắc tố và u lympho.

Còn ở giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung, tế bào biểu mô bất thường bắt đầu xuất hiện trong lớp lót cổ tử cung. Chúng chưa tác động lấn sâu xuống mô chính và chưa lan sang bộ phận khác.

Thời gian để các tế bào tiền ung thư cổ tử cung phát triển thành ung thư cổ tử cung thường kéo dài khoảng 10 năm hoặc hơn. Một số chị em phụ nữ có thể thời gian này sẽ ngắn hơn.

Tiền ung thư cổ tử cung
Tiền ung thư cổ tử cung là các tế bào biểu mô mới bắt đầu xuất hiện trong lớp lót cổ tử cung

Nguyên nhân nào gây ung thư cổ tử cung?

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do chị em phụ nữ bị nhiễm ít nhất 1 tuýp của virus lây qua đường tình dục HPV (Human Papilloma Virus) như 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82. Trong đó, theo thống kê thực tế có khoảng 2/3 số ung thư cổ tử cung là do tuýp HPV 16 và 18. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên ung thư cổ tử cung như:

  • Làm chuyện ấy sớm.
  • Quan hệ tình dục không an toàn và có nhiều bạn tình.
  • Chị em phụ nữ đã sinh con nhiều lần.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách.
  • Chị em chủ quan và không điều trị dứt điểm một số bệnh lý của tử cung và bộ phận sinh dục.
  • Tiền sử gia đình đã có người bị ung thư cổ tử cung.
  • Chị em mắc các bệnh lý về suy giảm miễn dịch, đái tháo đường…

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung nhận biết càng sớm càng tốt

Khi trong giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung thì cơ thể không có triệu chứng rõ rệt và khó phát hiện. Do đó, chị em nên đi kiểm tra định kỳ để kiểm tra các tế bào ung thư tiềm ẩn. Còn nếu chị em phụ nữ thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu bất thường dưới đây thì nên đi khám khám ngay:

  • Âm đạo chảy máu hay tiết dịch bất thường.
  • Chị em phụ nữ cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau lưng dưới hoặc vùng chậu.
  • Đi tiểu đau hoặc tiểu khó, nước tiểu đục.
  • Nước tiểu hay phân có máu.

Ngoài những dấu hiệu trên mà chị em phụ còn thấy những biểu hiện dưới đây thì rất có thể là bệnh ung thư cổ tử cung:

  • Âm đạo ra khí hư màu vàng, mùi khó chịu hay khí hư có nhầy máu.
  • Vùng bụng dưới đau tức, khó chịu mỗi khi đi tiểu và tiểu nhiều lần.
  • Ngày đèn đỏ kéo dài và không đều.
  • Nguyên nhân sụt cân, mệt mỏi không xác định.
Dấu hiệu nhận biết ung thư tử cung là đau vùng bụng dưới, đi tiểu khó chịu

Chẩn đoán tiền ung thư cổ tử cung chính xác

Ung thư cổ tử cung không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm với phương pháp chẩn đoán chính xác để có phương án điều trị phù hợp. Các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm dưới đây để phát hiện một số dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung như:

  • Xét nghiệm Pap.
  • Xét nghiệm HPV COBAS.
  • Quan sát cổ tử cung bằng cách soi cổ tử cung.
  • Lấy mẫu mô ở cổ tử cung bằng cách sinh thiết, khoét chóp rồi quan sát dưới kính hiển vi.
  • Kiểm tra tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang.
  • Tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra xương, máu và thận
  • Xác định khối u và mức độ lan rộng của các tế bào ung thư bằng cách CT scan.

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Cách sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất là tầm soát. Nhưng để đảm bảo kết quả chính xác nhất cần ghi nhớ một số lưu ý:

  • Trước 2 ngày tiến hành xét nghiệm tầm soát thì chị em nên kiêng quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo và vệ sinh âm đạo.
  • Sau chu kỳ kinh nguyệt khoảng 3-5 ngày mới nên xét nghiệm.
  • Nếu bị viêm nhiễm ẩm đạo thì nên điều trị dứt điểm mới tiến hành làm xét nghiệm.
Tầm soát là cách tốt nhất để xác định bệnh ung thư cổ tử cung chính xác

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả

Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà tiền ung thư cổ tử cung có thể biến mất và không cần điều trị. Nếu chị em nào có phát hiện bị tiền ung thư cổ tử cung thì bác sĩ sẽ theo dõi định kỳ mà chưa can thiệp ngay. Bởi ở mỗi giai bệnh của bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị khác nhau:

  • Tiền ung thư: Có thể điều trị tại chỗ như khoét chóp theo hình nón, phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, laser, đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng. Nếu theo phương pháp điều trị này sẽ ít làm ảnh hưởng đến chức năng của tử cung và buồng trứng.
  • Ung thư giai đoạn I: Tử cung sẽ bị cắt 1 phần hay toàn bộ và tiến hành xạ trị. Phương pháp này có thể để lại mô sẹo sau phẫu thuật, làm hẹp cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
  • Ung thư giai đoạn II – III: Cắt bỏ cổ tử cung và buồng trứng nếu bác sĩ chỉ định. Chị em tiếp tục điều trị theo phương pháp xạ trị phối hợp hóa trị. Nhưng phương pháp này khó có thể giữ được chức năng sinh sản của phụ nữ.
  • Giai đoạn IV: Điều trị khó khăn và chỉ làm giảm các triệu chứng và kéo dài thời gian sống.

Ung thư cổ tử cung phát hiện càng sớm càng có khả năng chữa khỏi cao, bệnh nhân có thể sống được hơn 5 năm. Dựa vào các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung sẽ quyết định tỷ lệ chữa khỏi:

  • Ung thư ở thể nhẹ, ung thư tại chỗ: Tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 96%
  • Giai đoạn I: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 80 – 90%
  • Giai đoạn II: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 50 – 60%
  • Giai đoạn III: Tỷ lệ sống trên 5 năm là 25 – 35%
  • Giai đoạn IV: Tỷ lệ sống trên 5 năm là dưới 15%

Bật mí cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung

Chị em phụ nữ hãy phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và bảo vệ sức khỏe sinh sản cho chính mình với một số lưu ý dưới đây:

  • Tiêm ngừa vắc xin HPV từ 9 – 26 tuổi.
  • Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 3 năm/lần bắt đầu từ 21 tuổi.
  • Luôn luôn vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách.
  • Áp dụng pháp quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn như sử dụng bao cao su.
  • Quan hệ 1 vợ 1 chồng để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với những virus lây qua đường tình dục.
  • Xây dựng lối sống khoa học, tăng cường sức đề kháng, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia và có chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
  • Vận động cơ thể, tập thể dục thường xuyên.

Ung thư cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Do đó, nếu chị em không may chẩn đoán bị tiền ung thư cổ tử cung thì tuân theo chỉ định của bác sĩ. Chị em cũng đừng quá lo lắng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Chúc chị em luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

What Is Cervical Cancer?

https://www.cancer.org/cancer/cervical-cancer/about/what-is-cervical-cancer.html

Ngày truy cập 12/5/2022

Precancerous Cervical Changes: They’re Common and Treatable

https://www.foxchase.org/blog/precancerous-cervical-changes-they%E2%80%99re-common-and-treatable

Ngày truy cập 12/5/2022

Treatment if you have abnormal cervical cells

https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/cervical-cancer/treatment-for-abnormal-cervical-cells/treatment

Ngày truy cập 12/5/2022

Screening and treatment of cervical pre-cancer

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK269601/

Ngày truy cập 12/5/2022

Treatment for Precancerous Conditions of the Cervix

https://nyulangone.org/conditions/cervical-cancer/treatments/treatment-for-precancerous-conditions-of-the-cervix 

Ngày truy cập 12/5/2022

x