Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 18/05/2022

Thành phần của vắc xin có những gì?

Thành phần của vắc xin có những gì?
Vắc xin đã trở thành một công cụ bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Trước Covid, vắc xin đã cứu sống hơn 2 đến 3 triệu người mỗi năm. Và đây cũng là cách để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Thành phần của vắc xin đóng vai trò quan trọng giúp vắc xin hoạt động hiệu quả. Nhìn chung, vắc xin sử dụng một thành phần hoạt tính (acitive ingredient) để bắt chước tác nhân gây bệnh một cách an toàn nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Tuy nhiên, để các thành phần hoạt tính này phát huy hiệu quả; cần có các thành phần khác của vắc xin.

Các thành phần của vắc xin

Một cách tổng quan nhất, các thành phần của vắc xin bao gồm:

  • Thành phần hoạt tính: Các kháng nguyên

    • Virus sống, giảm động lực.
    • Virus bất hoạt (đã chết).
    • Virus tách chiết.
    • Vaccines tái tổ hợp.

  • Thành phần phụ:

    • Chất bổ trợ.
    • Các hợp chất ion và dung dịch đệm.
    • Chất bảo quản.
    • Chất ổn định.
    • Chất hoạt động bề mặt/chất nhũ hóa.
    • Dung dịch pha loãng.
    • Dung môi.

  • Hiểu về các thành phần của vắc xin và vai trò của chúng sẽ giúp bạn biết rõ cách vắc xin giúp xây dựng khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật.

    thành phần của vắc xin

    Thành phần kháng nguyên của vắc xin

    Toàn bộ vắc xin đều chứa kháng nguyên từ virus, vi khuẩn đã chết hoặc bị làm cho yếu đi. Các kháng nguyên khiến cho vắc xin hoạt động hiệu quả bằng cách thúc đẩy cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch cần thiết để tự bảo vệ khỏi bệnh lý. Dưới đây là một số dạng kháng nguyên, bao gồm:

    • Virus sống, giảm độc lực. Chúng quá yếu để có thể gây bệnh nhưng vẫn đủ để khiến cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch. Những loại này thường dùng trong vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella, virus rota, thủy đậu và một loại vắc xin cúm.
    • Virus bất hoạt (đã chết). Vaccin bất hoạt là vaccin sử dụng virus có vật chất di truyền đã bị phá hủy nên chúng không thể nhiễm vào tế bào và tái tạo; nhưng vẫn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch. Các vắc xin thường có loại kháng nguyên này bao gồm vắc xin ngừa bại liệt, viêm gan A, cúm và bệnh dại.
    • Virus tách chiết. Loại này được lấy từ những bộ phận đặc thù của virus đã chết. Vắc xin điển hình là viêm gan B và HPV.
    • Vi khuẩn tách chiết. Tương tự loại trên, kháng nguyên này lấy từ bộ phận đặc thù của vi khuẩn đã chết. Vắc xin được điều chế theo phương thức này thường là Haemophilus Influenzae type b (Hib) gây bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ, phế cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, bạch hầu, uốn ván và ho gà.

    Ngoài ra, trong vắc xin còn chứa các thành phần nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Các chất này gồm chất bảo quản, tá dược, chất phụ gia và một số thành phần khác không đáng kể, chẳng hạn như môi trường tăng sinh, kháng sinh.

    >> Bạn có thể xem thêm Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh 24 giờ sau khi chào đời?

    Thành phần phụ của vắc xin

    Chất bổ trợ

    Chất bổ trợ tăng cường hiệu quả đáp ứng miễn dịch của những người được tiêm chủng.

    Một số thành phần của vắc xin là một lượng nhỏ muối nhôm. Chẳng hạn như nhôm hydroxit, nhôm photphat, và kali nhôm sunphat (phèn) như một chất bổ trợ. Chưa có bằng chứng nào cho thấy muối nhôm trong vắc xin gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc lâu dài.

    Các hợp chất ion và dung dịch đệm

    Dung dịch đệm dùng để chống lại những thay đổi về độ pH, chẳng hạn như monopotassium phosphate và natri borat.

    Các hợp chất ion giúp điều chỉnh trương lực và duy trì độ thẩm thấu. Natri clorua (muối ăn) là dung dịch đệm phổ biến nhất được sử dụng.

    Chất bảo quản

    Công dụng của chất bảo quản là giúp vắc xin không bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh; hay nói cách khác là đảm bảo độ tinh sạch của thuốc chủng. Các hợp chất thường được sử dụng để làm chất bảo quản bao gồm:

    • 2-phenoxyetanol: được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm như sản phẩm chăm sóc em bé; thuốc nhỏ mắt và tai; cũng như vắc xin.
    • Phenol: là một loại rượu thơm thường được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc xin.
    • Thimerosal: là một hợp chất có nguồn gốc từ thủy ngân được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc xin; và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác trên thế giới trong nhiều năm. Không có bằng chứng cho thấy thiomersal gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc lâu dài nào.

    chất bảo quản

    Chất ổn định

    Chất ổn định được sử dụng để giúp vắc xin duy trì hiệu quả trong quá trình bảo quản. Đây là thành phần cần thiết của vắc xin; đặc biệt khi bảo quản lạnh không đáng tin cậy.

    >> Bạn có thể xem thêm 12 loại vắc xin cho trẻ

    Chất hoạt động bề mặt/chất nhũ hóa

    Chất hoạt động bề mặt là một loại chất nhũ hóa. Chúng giúp các hạt vẫn lơ lửng trong chất lỏng; ngăn ngừa sự lắng đọng và vón cục bằng cách giảm sức căng bề mặt của chất lỏng.

    Dung dịch pha loãng

    Dung dịch pha loãng là chất lỏng được sử dụng để pha loãng vắc xin đến nồng độ thích hợp ngay trước khi sử dụng. Thành phần này của vắc xin thường là nước vô trùng.

    Dung môi

    Dung môi là chất hòa tan chất khác; giúp tạo ra dung dịch. Dung môi phổ biến nhất được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và sản xuất vắc xin là nước.

    >> Bạn có thể xem thêm Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?

    Chất phụ gia

    Chúng giúp lưu trữ vắc xin hiệu quả. Chất phụ gia bao gồm gelatin, albumin, đường sucrose, đường lactose, MSG và glycine. Gelatin trong một số vắc xin giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của quá trình đông khô hoặc nhiệt. Đồng thời nó cũng đóng vai trò là chất cân bằng trong vắc xin.

    Thành phần khác

    Trong vài trường hợp, các nhà sản xuất thêm vào một số hợp chất trong quá trình điều chế vắc xin vì nhu cầu cần thiết; nhưng họ sẽ loại bỏ các thành phần của vắc xin này trước khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Trên lý thuyết là vậy, nhưng một số lượng nhỏ các chất này vẫn còn tồn tại trong thành phẩm.

    Tùy thuộc vào quy trình điều chế vắc xin, các nhà sản xuất có thể sẽ không loại bỏ hoàn toàn thuốc kháng sinh (neomycin), protein trứng hay protein men. Một ví dụ điển hình là formaldehyde, thường được sử dụng nhằm giải độc độc tố bạch hầu và uốn ván hoặc để vô hiệu hóa virus. Các chuyên gia đã chứng minh rằng một lượng nhỏ formaldehyde còn sót lại trong vắc xin hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe người tiêm chủng.

    >> Bạn xem thêm Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp tạm hoãn vắc-xin

    Trong thành phần của vắc xin có chứa thủy ngân không?

    trong thành phần của vắc xin có chứa thủy ngân không

    Ngày nay, hầu như các loại vắc xin dành cho trẻ em KHÔNG CÓ chứa thủy ngân. Tuy nhiên, một số vắc-xin cúm cần tiêm phòng nhiều mũi có chứa thimerosal. Đây là chất bảo quản có gốc thủy ngân. Một lượng nhỏ thimerosal được sử dụng để bảo quản vắc xin là an toàn.

    Chưa từng có bằng chứng nào cho thấy thành phần thimerosal của vắc xin gây hại hoặc là nguyên nhân gây chứng tự kỷ; nhưng để trấn an cộng đồng; một số nước đã loại bỏ hợp chất này khỏi vắc xin để trấn an công chúng..

    Có nên giảm số lượng hóa chất trong thành phần của vắc xin?

    Bên cạnh kháng nguyên, chỉ có một lượng rất ít chất phụ gia và các thành phần khác có trong vắc xin. Hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất này với nồng độ thậm chí còn cao hơn so với số lượng có trong vắc xin.

    Vì các thành phần của vắc xin là vô hại, đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên việc loại bỏ các hóa chất đó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh dịch.

    Các thành phần của vắc xin có gây phản ứng dị ứng không?

    Một số thành phần được sử dụng trong vắc xin như gelatin, protein và kháng sinh đôi khi kích hoạt phản ứng dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với gelatin, protein hoặc bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trong vắc xin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc y tá để được tư vấn tốt nhất.

    Nhìn chung, mỗi thành phần của vắc xin đều đóng vai trò nhất định giúp vắc xin hoạt động hiệu quả. Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân; mà còn giúp bảo vệ những người không có khả năng tiêm chủng trong cộng đồng. Nếu bạn có thể, hãy tiêm phòng đầy đủ và đúng thời hạn.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Vaccine components
    https://www.immune.org.nz/vaccines/vaccine-development/vaccine-components
    Ngày truy cập: 19.04.2022

    2. Vaccine components
    https://www.ncirs.org.au/sites/default/files/2018-12/vaccine-components-fact-sheet.pdf
    Ngày truy cập: 19.04.2022

    3. How do vaccines work?
    https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/how-do-vaccines-work?
    Ngày truy cập: 19.04.2022

    4. What’s in Vaccines?
    https://www.cdc.gov/vaccines/vac-gen/additives.htm
    Ngày truy cập: 19.04.2022

    5. What ingredients go into a vaccine?
    https://www.gavi.org/vaccineswork/what-ingredients-go-vaccine
    Ngày truy cập: 19.04.2022

    x