Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Tham vấn y khoa: BS CKI. Lai Ngọc Hiền
Cập nhật 29/09/2023

5 tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ và những giải đáp liên quan đến đậu nành

5 tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ và những giải đáp liên quan đến đậu nành
Hẳn bạn đã nghe rất nhiều người nói uống sữa đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú, gây cản trở chức năng tuyến giáp, làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt… Vậy điều này có đúng không, bác sĩ Lai Ngọc Hiền sẽ có lời giải đáp đúng cho bạn.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ. Thức uống bổ dưỡng này thậm chí còn bị mang tiếng xấu là gây vô sinh, làm trầm trọng bệnh ung thư…

Hiểu đúng về tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ, những câu hỏi xoanh quanh về đậu nành đối với sức khỏe của con người sẽ giúp bạn sử dụng thức uống này cách khoa học.

Tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ

Phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không? Đậu nành cũng như các sản phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ và tàu hũ ky cung cấp nhiều protein thực vật và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chính vì vậy, chúng được xem là những thực phẩm quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Dưới đây là 5 tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ, bạn tham khảo nhé.

1. Ức chế các tế bào phát triển giới hạn có liên quan đến ung thư

Genistein có trong đậu nành là một dạng flavonoid có cấu tạo phân tử gần giống với estrogen của cơ thể, đồng thời chúng cũng có khả năng kết hợp với các estrogen nội sinh.

Genistein có khả năng hạn chế quá trình hình thành mạch máu mới (antiangiogenic), ức chế các tế bào phát triển vô giới hạn có liên quan đến ung thư và có khả năng ức chế hoạt tính của một số thành phần tham gia điều khiển quá trình phân chia và sống sót của tế bào.

Đến nay qua những bằng chứng cùng những lợi ích to lớn mà Genistein mang lại cho phụ nữ, rất nhiều chuyên gia hàng đầu về sản phụ khoa và sức khỏe nữ giới khuyên phụ nữ nên bổ sung estrogen tự nhiên như Genistein khi bước qua tuổi 30. Bên cạnh đó phụ nữ khi bước sang tuổi 35 ngoài việc bổ sung estrogen tự nhiên cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và giữ cho đời sống tinh thần thoải mái, lạc quan.

2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ không chỉ dừng lại ở đó. Việc tiêu thụ đậu nành còn được cho là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim mạch bằng cách giảm cholesterol và cải thiện huyết áp, ngăn ngừa ung thư hoặc tiểu đường.

3. Kiểm soát các triệu chứng tiền và hậu mãn kinh

tác dụng của sữa đậu nành giúp kiểm soát các triệu chứng tiền và hậu mãn kinh
Phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không? Tốt vì hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh

Khoa Y học Lâm sàng và Thực nghiệm, Đại học Messina, Ý công bố năm khẳng định “Trong những thập kỷ qua, genistein đã được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế cho các triệu chứng mãn kinh. Theo các tác động được báo cáo về lão hóa da, đậu nành có thể được coi là một phương pháp điều trị thay thế hiệu quả cho thời kỳ mãn kinh.

4. Tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ: Giúp chống oxy hóa

Nhiều thành phần của nó còn cho thấy hoạt động chống oxy hóa. Người ta ghi nhận khoảng 4 khẩu phần thực phẩm đậu nành hàng ngày kết hợp với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm cholesterol LDL (có hại) khoảng 3 đến 4%.

5. Sữa đậu nành giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp

Cũng trong năm 2017 Khoa Y học Lâm sàng và Thực nghiệm, Đại học Messina, 98100 Messina, Ý khẳng định sử dụng Genistein kết hợp với bổ sung canxi và vitamin D3 đã chứng minh hiệu quả làm tăng mật độ loãng xương ở xương đùi so với giả dược trong 2 năm ở nhóm bệnh nhân bị loãng xương.

Như vậy, tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ đã phần nào được giải đáp. Thực tế sẽ có nhiều câu hỏi xoay quanh về loại thực phẩm này, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!

Dùng đậu nành nhiều có bị ung thư vú không?

Nhiều người bỏ qua tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ khi có lời đồn cho rằng dùng đậu nành nhiều sẽ bị ung thư vú.

Nghiên cứu quần thể cho thấy nhóm những người ăn nhiều đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tử cung (ở nữ giới), ung thư tiền liệt tuyến (nam giới), ung thư trực tràng thấp hơn so với nhóm không ăn hoặc ăn ít đậu nành.

Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy genistein và một số isoflavone có khả năng hạn chế sự phát triển của các loại ung thư nói trên khi cơ thể được tiếp xúc sớm với những chất này.

Tuy nhiên, những chất này có khả năng làm tăng nguy cơ bị bệnh khi phải thu nhận chúng trong giai đoạn bào thai (qua hệ tuần hoàn của mẹ) hoặc ở những cá thể trưởng thành nhưng có nồng độ estrogen trong máu thấp.

Về nguyên nhân gây ung thư vú, thực phẩm đậu nành không được kết luận là có tác động đáng kể (về mặt thống kê), nhưng nghiên cứu cho thấy một số mối tương quan giữa hoạt động chụp nhũ ảnh và việc tiêu thụ đậu nành. Dù vậy, vẫn chưa đủ dữ liệu để khẳng định những kết luận trên là điều chính xác.

Dùng đậu nành nhiều có bị ung thư vú không?

Đậu nành có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ không?

Theo một số nghiên cứu, khả năng sinh sản của phụ nữ thực sự có thể được hưởng lợi từ việc tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành. Đây cũng chính là một tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ.

Hiện nay, có rất nhiều nỗi sợ hãi đang xoay quanh đậu nành trong chế độ ăn uống, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh và những người sống sót sau ung thư. Từ góc độ rộng hơn, nỗi sợ hãi về thực phẩm không bao giờ là điều mà các chuyên gia dinh dưỡng muốn đề cập. Tất cả các loại thực phẩm đều nên có mặt với một lượng vừa phải trong chế độ ăn uống bình thường của mỗi chúng ta.

>> Xem thêm: Sữa đậu nành có gây vô sinh không

Uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Isoflavone có trong đậu nành lại có sức thu hút, là các hợp chất không steroid có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen nội sinh, được gọi là phytoestrogen. Isoflavone thể hiện một số đặc tính sinh học, hoạt động như chất điều hòa hoạt động estrogen ở mô chọn lọc. Hơn nữa, isoflavone đóng vai trò là chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (SERM) và cả hoạt động chống oxy hóa, một đặc tính chung giữa các polyphenol, có khả năng giảm thiểu sự dư thừa estrogen nội sinh, thông qua sự cạnh tranh với các thụ thể estrogen hoặc bằng cách kích hoạt các thụ thể khi có nồng độ estrogen nội sinh thấp.

Uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Câu trả lời là đậu nành và các thành phần của nó dường như không ảnh hưởng lâm sàng đến chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Uống nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệt: Nên hay không?

Phụ nữ bị tuyến giáp có nên uống sữa đậu nành?

Mặc dù đã có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc tiêu thụ nhiều đậu nành sẽ có nhiều rủi ro đối với nam giới và những người mắc bệnh tuyến giáp, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy điều này không đúng. Vì vậy, hãy xem thực phẩm đậu nành như một phần của chế độ ăn uống bình thường sẽ có lợi hơn là có hại.

Sữa đậu nành có gây hại cho đàn ông và trẻ nhỏ?

Bên cạnh tìm hiểu tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ, có lẽ bạn cũng muốn biết liệu thức uống này có gây hại cho chồng hay con của mình không nếu đã lập gia đình.

1. Sữa đậu nành giúp làm giảm nguy cơ bệnh tiền liệt tuyến

Đậu nành có thể mang lại lợi ích chống viêm tích cực chủ yếu nhờ axit béo Omega 3 và Omega 6. Sữa đậu nành là một nguồn giàu phytoestrogen, một hormone thực vật ức chế sự sản xuất testosterone ở nam giới.

Nồng độ testosterone thấp có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đàn ông thường xuyên ăn đậu nành ít có khả năng phát triển phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

2. Lưu ý khi dùng với trẻ nhỏ

Các nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng sữa đậu nành cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh, đủ tháng dường như không có hại. Thông tin từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã công bố: trong công thức của các thực phẩm bổ sung dành cho trẻ sơ sinh đều chứa protein đậu nành và an toàn cho trẻ sinh đủ tháng tuổi. Tuy nhiên, sữa đậu nành dành cho trẻ sơ sinh có thể gây hại cho trẻ sinh non và tốt nhất nên tránh dùng.

Dị ứng đậu nành có thể xảy ra ở một số trẻ do phản ứng với protein đậu nành khiến hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường. Dị ứng đậu nành là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: ngứa, cảm giác ngứa ran ở miệng và môi, da ửng đỏ, buồn nôn, bệnh tiêu chảy, thở khò khè và khó thở, phát ban…

Không phải tất cả các sản phẩm đậu nành đều gây ra phản ứng. Trên thực tế, nhiều người bị dị ứng với đậu nành có thể ăn lecithin đậu nành, dầu đậu nành và một số thực phẩm đậu nành lên men một cách an toàn vì chúng ít gây dị ứng hơn so với những thực phẩm chứa đậu nành sống.

Sử dụng đậu nành đúng cách và an toàn cho sức khỏe

Để nhận được những tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ, bạn nên biết cách dùng thức uống này sao cho an toàn.

1. Cách sử dụng đậu nành an toàn

Phụ nữ uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Sẽ tốt nếu dùng ở liều lượng vừa phải
Phụ nữ uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Sẽ tốt nếu dùng ở liều lượng vừa phải

Phụ nữ uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Tuy rằng đậu nành không là nguyên nhân gây vô sinh nhưng bạn không nên dùng hơn 50g protein đậu nành mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân.

Bạn có thể sử dụng đậu nành ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng không nên dùng quá 50g protein đậu nành tương ứng khoảng 150-160g đậu trong ngày. Riêng với sữa đậu nành thì lời khuyên là nên dùng vào buổi sáng để có thể tiêu hóa tốt hơn.

2. Một số lưu ý khi dùng sữa đậu nành

  • Hạn chế đun nấu lâu đậu nành trong nồi nhôm với nhiệt độ cao: Hâm, nấu đậu nành trong nồi nhôm với nhiệt độ cao sẽ khiến phân tử nhôm đi vào trong sữa có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Không nên mua đậu nành ở cơ sở không uy tín: các sản phẩm Đ đậu nành được bán trên thị trường thường có thể chứa chất carageenan – một chất gây rối loạn tiêu hóa và làm tăng phản ứng viêm cũng như tăng khả năng gây ung thư.
  • Không dùng đậu nành quá hạn sử dụng do tăng khả năng nhiễm sâu mọt và côn trùng gây hại.

>> Xem thêm: Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không hay chỉ là lời đồn đoán?

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ. Thay vì nói không với thức uống bổ dưỡng này, bạn hãy sử dụng chúng một cách khoa học để nhận được những lợi ích sức khỏe.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Genistein với sức khỏe nữ giới

https://bvnguyentriphuong.com.vn/san-phu-khoa/genistein-voi-suc-khoe-nu-gioi
Ngày truy cập: 28.9.2023
2. 6 lợi ích của sữa đậu nành
https://vfa.gov.vn/dinh-duong-hop-ly/6-loi-ich-cua-sua-dau-nanh.html
Ngày truy cập: 28.9.2023
3. The role of soy and soy isoflavones on women’s fertility and related outcomes: an updatehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8922143/

Truy cập ngày 28/08/2023

4. Soy-rich diet may offset BPA’s effects on fertility

https://www.hsph.harvard.edu/news/hsph-in-the-news/soy-rich-diet-may-offset-bpas-effects-on-fertility/

Truy cập ngày 28/08/2023

5. Soy Intake and Hormonal Health Complications

https://www.montana.edu/hhd/graduate/dietetics/blog_posts/Soy_hormonal_health.html

Truy cập ngày 28/08/2023

6. Soybeans and soy foods

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/soybeans

Truy cập ngày 28/08/2023

x