Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Phương Vy
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 07/05/2022

Peel da có tốt không? Những lưu ý trước khi thực hiện peel da!

Peel da có tốt không? Những lưu ý trước khi thực hiện peel da!
Nếu bạn đang quan tâm “Peel da có tốt không?” thì câu trả lời là có. Phương pháp này giúp trẻ hóa làn da và điều trị mụn rất hiệu quả.

Peel da có tốt không?” là câu hỏi được nhiều người yêu thích làm đẹp quan tâm bởi đây đang là xu hướng làm đẹp khá phổ biến, được nhiều beauty blogger thực hiện và dần trở thành trào lưu làm đẹp mà ai cũng muốn thử qua.

Xét về công dụng thì việc peel da bằng các hoạt chất hòa học phù hợp với mỗi làn da được nhận xét là rất tốt, tuy nhiên không phải ai cũng có thể tự mình thực hiện đúng liệu pháp làm đẹp này!

Peel da là gì? Peel da mặt có tốt không?

Peel da là gì? Đây là phương pháp làm đẹp có sự can thiệp của một số hoạt chất hóa học trên bề mặt da, ở nước ngoài còn được gọi là Chemical Peel.

Cơ chế hoạt động của peel da là sử dụng hợp chất tự nhiên tác động mạnh lên bề mặt da, giúp loại bỏ tế bào da chết và vi khuẩn, bụi bẩn nằm sâu dưới lỗ chân lông.

Phương pháp làm đẹp này đem lại tác dụng chính là kích thích tế bào da cũ bong tróc, tái tạo làn da mới sáng hơn và giảm bớt nếp nhăn.

Xét về nhiều phương diện, “Peel da là gì có tốt không?” là câu hỏi khá khó trả lời bởi mỗi một đặc tính làn da và cách chăm sóc của người chữa trị khác nhau sẽ đem lại hiệu quả làm đẹp khác nhau.

Chính vì thế, để xem xét về tính an toàn đối với bản thân bạn, trước hết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc giới chuyên môn về chăm sóc da để có cái nhìn tổng quan nhất về chúng.

>> Bạn có thể tham khảo: Lập kế hoạch “giải cứu” làn da mụn

chăm sóc da sau peel
Peel da có tốt không? Peel da đem lại công dụng gì?

Peel da có tốt không? Cấp độ nào phù hợp với bạn

Thay da mới bằng hóa chất là một quy trình tái tạo bề mặt da cần có nhiều bước thực hiện. Tùy thuộc vào từng vấn đề mà làn da của bạn đang mắc phải, peel da có ba cấp độ chính như sau:

1. Peel da là gì có tốt không? Peel da nông

Đây là cấp độ nhẹ nhất, chỉ thực hiện trên bề mặt của da. Peel da nông có tác dụng chính là tẩy tế bào chết, loại bỏ đi lớp da cũ khó có thể lấy sạch bằng loại tẩy da chất thông thường.

Peel da nông được nhận xét là không hề gây đau đớn cho người sử dụng, nếu bạn chỉ muốn làm sạch da thì có thể chọn phương pháp này.

Ngoài ra, phương pháp này giúp cồi mụn trên da mặt trồi lên và dễ dàng bị lấy đi sau khi rửa mặt nhẹ nhàng. Peel da nông hiện nay được nhiều chị em yêu thích như một phương pháp tẩy da chết thay cho việc sử dụng các phương pháp tẩy da chết khác.

2. Peel da trung bình: Cấp độ được nâng lên mạnh hơn

Phương pháp này sẽ giúp các hoạt chất đi vào sâu trong lớp biểu bì, chỉ sau vài ngày các tế bào chết sẽ được lấy đi và hình thành một lớp da mới.

Nếu các bạn nữ quan tâm “Peel da tại nhà có tốt không và có cải thiện được độ sáng của da không thì câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng peel da trung bình vì đây là cấp độ giúp làm trắng da nhanh chóng và hiệu quả.

peel da có tốt không
Peel da có nhiều hình thức và bạn cũng nên lưu ý

3. Peel da sâu: Lưu ý cẩn thận khi quyết định thực hiện

Nhiều người thắc mắc peel da nhiều có tốt không vì dù sao phương pháp này cũng có tác dụng phụ nếu thực hiện quá đà.

Theo các chuyên gia, peel da sâu giúp bạn điều trị nhiều vấn đề của da như nếp nhăn, lỗ chân lông to, vết thâm nám, làm trắng da… Tuy nhiên nếu muốn peel da sâu thì cần thăm khám và được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu không muốn bị kích ứng ảnh hưởng đến da mặt.

Ở mức độ này, các hoạt chất hóa học sẽ tác dụng vào tầng hạ bì của da mặt. Đây là tầng chịu trách nhiệm hình thành nếp nhăn cũng như độ căng của làn da.

Những rủi ro có thể gặp phải khi bạn peel da không đúng cách

Nếu bạn lo lắng không biết peel da có tốt không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, làm đẹp bằng phương pháp này vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro khi bạn không biết cách chăm sóc da đúng cách hoặc peel da sai thời điểm. Dưới đây là những rủi ro bạn có thể gặp phải khi peel da không đúng cách:

1. Đỏ, đóng vảy và sưng tấy

Quá trình lành lại của da sau peel sẽ cần thời gian khá dài bởi sự xâm lấn của chất hóa học đối với sức khỏe của bề mặt da.

Thế nên việc da xuất hiện các nốt đỏ kéo dài từ 1 đến 2 tháng là điều bình thường, bạn không cần quá lo lắng mà thoa đủ loại dưỡng chất lên da, khiến da ngày càng suy yếu.

2. Xuất hiện sẹo sau khi peel

Rất hiếm các trường hợp sau khi lột da bằng hóa chất gây ra sẹo! Việc dễ khiến da của bạn gặp phải vấn đề sẹo đó là thực hiện phương pháp peel da với thời gian quá gần nhau và thường xuyên có thói quen bóc da khô trong quá trình bong da.

Chính vì thế, “Peel da nhiều có tốt không? thì câu trả lời rõ ràng là không! Điều mà bạn cần làm đó là tham khảo ý kiến của giới chuyên môn da liễu để lựa chọn được thời gian thích hợp trong việc tái peel da để điều trị khuyết điểm.

>> Bạn có thể tham khảo: 6 cách dưỡng ẩm cho da khô tại nhà hiệu quả

peel da có tốt không
Peel da nên có thời gian định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu

3. Thay đổi màu da sau khi peel

Peel da tại nhà có tốt không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nghĩ bản thân có đủ khả năng tự peel da da tại nhà mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Tuy nhiên, việc không trang bị cho bản thân đủ kiến thức và cẩn thận trong quá trình peel da tại nhà sẽ dễ dẫn đến việc da không được thoa thuốc đều, từ đó có chỗ được lột trắng và chỗ thì không.

4. Tổn thương tim, thận hoặc gan

Do chứa các chất hóa chất axit carbolic (phenol) nên nhóm mỹ phẩm có công dụng peel da có thể làm tổn thương gián tiếp đến cơ tim và khiến tim đập bất thường.

Phenol cũng là chất có thể gây hại cho thận và gan. Để hạn chế tiếp xúc với phenol, lột da bằng hóa chất tại nhà nên được thực hiện từng phần một, trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 phút.

Tóm lại: Peel da có tốt không?

“Peel da có tốt không?” thật sự là câu hỏi có nhiều cách trả lời khác nhau. Tuy nhiên, khi bạn biết rõ về chúng và hiểu được cách chăm sóc da sau khi peel, phương pháp này sẽ giúp làn da của bạn có nhiều cải thiện tích cực.

Ngoài bài viết này ra, hiện tại MarryBaby còn chia sẻ khá nhiều bài viết về việc tẩy da chết an toàn cho da mặt hoặc chăm sóc da lão hóa an toàn, bạn có thể tham khảo thêm nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Chemical peels
https://www.nhs.uk/conditions/cosmetic-procedures/chemical-peels

Truy cập ngày 7/5/2022

Chemical peel
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/chemical-peel/about/pac-20393473

Truy cập ngày 7/5/2022

What You Should Know About Chemical Peels
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6122508/

Truy cập ngày 7/5/2022

Chemical Peels
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/11010-chemical-peels

Truy cập ngày 7/5/2022

Chemical Peels
https://www.asds.net/skin-experts/skin-treatments/chemical-peels

Truy cập ngày 7/5/2022

x