Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Thông tin kiểm chứng bởi Đỗ Khánh Linh
Cập nhật 30/03/2023

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không? Nên uống gì?

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không? Nên uống gì?
Ngộ độc thực phẩm có thể được trị khỏi ngay tại nhà nếu ta biết cách đào thải chất độc và chăm sóc đúng cách. Một trong những cách đào thải độc tố hiệu quả do ngộ độc thực phẩm gây ra đó chính là uống nước.

Vậy ngộ độc thực phẩm nên uống nước gì để giải độc. Có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

1. Các triệu chứng nhận biết ngộ độc thực phẩm

Trước khi tìm hiểu ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường hay bất cứ loại nước nào khác không; hãy cùng điểm qua một số triệu chứng mà ngộ độc thực phẩm có thể hoành hành, khiến người bệnh khó chịu như thế nào nhé!

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể giống như các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột (Gastroenteritis). Các triệu chứng có thể từ rất nhẹ đến rất nghiêm trọng:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Chuột rút ở bụng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Đầy bụng và đầy hơi.
  • Tiêu chảy ra nước hoặc có máu.

Thời gian khởi phát các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường bắt đầu trong khoảng 1-3 ngày. Nhưng các triệu chứng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào từ 30 phút đến 3 tuần sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Các triệu chứng kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh

  • Campylobacter: Các triệu chứng bệnh về dạ dày xuất hiện sau 2 đến 5 ngày và kéo dài từ 2 đến 10 ngày.
  • E. coli: Các triệu chứng liên quan đến dạ dày thường xuất hiện trong 3 đến 4 ngày; và kéo dài khoảng 1 tuần.
  • Listeria: Các triệu chứng giống như bệnh cúm hoặc dạ dày; thường xuất hiện trong vòng 3 tuần; nhưng có thể kéo dài đến 70 ngày.
  • Salmonella: Các triệu chứng giống như bệnh cúm và bệnh về dạ dày có thể xuất hiện từ 8 đến 72 giờ (thường là 12 đến 36 giờ) sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm; và kéo dài trong 2 đến 5 ngày.
  • Norovirus hoặc rotavirus: Các triệu chứng nghiêm trọng giống như bệnh cúm hoặc bệnh về dạ dày thường bắt đầu từ 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc virus gây bệnh; và kéo dài 1 hoặc 2 ngày (norovirus) hoặc đến 6 ngày (rotavirus).

Vậy có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm để mau khỏi hay không?

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì cho sức khỏe?

2. Có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm không?

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường không?
Có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm không? Câu trả lời là KHÔNG NÊN uống nước tự pha với đường.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh nên uống càng nhiều nước càng tốt nhưng phải là các loại nước lọc; nước khoáng thông thường. Tuyệt đối không được uống nước ngọt có gas, bia rượu và các thành phần hóa chất khác. Vậy thì có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm không?

Vì sao bị ngộ độc thực phẩm không có nên uống nước đường?

Hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng xác nhận có nên uống nước đường khi bị ngộ độc thực phẩm hay không. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân không nên ăn cũng như uống thực phẩm có chứa nhiều đường. Trong đó có nước ngọt, nước ép đóng chai. Người bị ngộ độc phẩm chỉ nên ăn và uống thức ăn nhạt và dễ tiêu.

Thế nhưng, dung dịch Oserol (chất bù nước có chứa nước, muối và đường) lại được khuyên dùng cho bênh nhân ngộ độc thực phẩm uống. Vì những lý do như sau:

Thứ nhất, người bị ngộ độc thực phẩm hay bị tiêu chảy và buồn nôn; triệu chứng khiến bệnh nhân mất nhiều nước. Việc uống nước có thể giúp bệnh nhân bổ sung lượng nước đã mất. Giúp giảm tỷ lệ sốt, đi tiểu ít, khô da, khô miệng, nhức đầu,…

Thứ hai, người nôn và tiêu chảy nhiều có thể dẫn đến lừ đừ; thiếu năng lượng và tụt đường huyết. Nguồn năng lượng từ đường sẽ giúp người bị ngộ độc thực phẩm có thêm năng lượng; giảm tình trạng hạ đường huyết.

* Lưu ý: Oresol là dạng nước có quy trình sản xuất riêng; không tự pha tại nhà được.

3. Bài thuốc dân gian trị ngộ độc thực phẩm

Bài thuốc dân gian trị ngộ độc thực phẩm
Bên cạnh uống nước đường, có nên uống nước gì khác khi bị ngộ độc thực phẩm không?

Bên cạnh nên uống nước Oresol có chứa thành phần là đường; bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian sau để chữa ngộ độc thực phẩm:

  • Bài thuốc từ gừng: Sử dụng gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín, sau đó sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc dân gian trị ngộ độc thực phẩm từ riềng: Riềng ấm, củ gấu, gừng khô lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc dân gian chữa ngộ độc thực phẩm từ chuối: Củ chuối cắt miếng cho vào đầy nồi, sau đó đổ ngập nước nấu với 40g muối. Sau đó lấy nửa lít nước sắc, uống để gây nôn.
  • Bài thuốc dân gian chữa ngộ độc thực phẩm từ chanh: Dùng khoảng 2 muỗng cà phê nước cốt chanh có pha thêm tí đường với liều lượng 2 lần/ngày để giảm nhanh các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

>> Bạn có thể tham khảo: Cách sơ cứu và chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà hiệu quả

Hy vọng với bài viết này, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường hay không. Ngoài ra bạn cũng biết thêm được ngộ độc thực phẩm nên uống gì, đâu là bài thuốc dân gian chữa trị ngộ độc thực phẩm. Chúc các bạn có một sức khỏe đường ruột thật tốt.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Food poisoning
https://www.healthdirect.gov.au/food-poisoning
Ngày truy cập: 23/10/2022

2. Food poisoning (foodborne illness)
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/food-poisoning
Ngày truy cập: 23/10/2022

3. Food Poisoning Symptoms
https://www.cdc.gov/foodsafety/symptoms.html
Ngày truy cập: 23/10/2022

4. Food poisoning
https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/infections-and-poisoning/food-poisoning
Ngày truy cập: 23/10/2022

5. Food poisoning
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/symptoms-causes/syc-20356230
Ngày truy cập: 23/10/2022

6. Eating, Diet, & Nutrition for Food Poisoning
https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/food-poisoning/eating-diet-nutrition
Ngày truy cập: 23/10/2022

7. Food Poisoning
https://www.drugs.com/cg/food-poisoning.html
Ngày truy cập: 23/10/2022

x