Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 01/01/2024

Có nên làm đẹp bằng mặt nạ tinh trùng không?

Có nên làm đẹp bằng mặt nạ tinh trùng không?
Trong tinh dịch của người đàn ông khi xuất tinh có chứa tinh trùng và nhiều dưỡng chất như protein, kẽm, magie, canxi, kali và fructose. Do đó, có nhiều chị em truyền tai nhau về việc dùng tinh trùng để làm mặt nạ chăm sóc da.

Chúng ta có thể đắp mặt nạ tinh trùng để làm đẹp cho làn da như lời đồn không? Đây có lẽ là một chủ đề được nhiều chị em quan tâm đúng không? Nếu bạn cũng đang “bận tâm” đến vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Bôi tinh trùng tươi lên mặt có tác dụng gì?

Để hiểu rõ hơn về công dụng của mặt nạ tinh trùng; trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tác dụng của tinh trùng đối với phụ nữ muốn làm đẹp trong phần dưới đây nhé.

1. Bôi tinh trùng tươi lên mặt có hết mụn không?

Các chị em đang gặp phải vấn đề mọc mụn trứng cá trên mặt thường sẽ nghe “đồn thổi” về công dụng trị mụn của mặt nạ tinh trùng phải không? Vậy khi chúng ta bôi tinh trùng lên mặt có hết mụn không?

Thực tế, MarryBaby chưa tìm thấy bất cứ tài liệu nghiên cứu khoa học chứng minh được tác dụng của tinh trùng đối với phụ nữ muốn trị mụn trứng cá. Do đó, công dụng trị mụn trứng cá của mặt nạ tinh trùng chỉ là một lời đồn thổi vô căn cứ. Những tin đồn này xuất phát từ các diễn đàn và blog làm đẹp; vì tinh trùng có chất oxy hóa và chống viêm.

Tuy nhiên, đó là một điều không chính xác vì chưa được kiểm chứng khoa học. Tốt nhất, bạn nên điều trị mụn bằng cách bôi sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide có tác dụng trị mụn cùng với các phương pháp điều trị đã được kiểm chứng khoa học nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Nuốt tinh trùng có sao không khi bạn tình xuất tinh vào miệng?

2. Mặt nạ tinh trùng có giúp chống lão hóa không?

Mặt nạ tinh trùng có giúp chống lão hóa không?

Ngoài việc trị mụn, nhiều người còn cho rằng mặt nạ tinh trùng cũng có khả năng chống lại sự lão hóa của làn da. Điều này có thể xuất phát từ một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Cell Biology, nếu chúng ta tiêm tinh trùng trực tiếp vào tế bào da có thể làm chậm quá trình lão hóa (1).

Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc đắp mặt nạ hoặc thoa tinh trùng tươi lên da có thể giúp chống lại quá trình lão hóa da. Do đó, đây cũng có thể được cho một tin đồn vô căn cứ mà chúng ta không nên quá tin tưởng.

Để có thể giúp chống lại quá trình lão hóa của làn da, bạn có thể sử dụng các loại serum vitamin C hoặc retinoid trong các bước chăm sóc da mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời gay gắt nhé.

3. Bôi tinh trùng tươi lên da có giúp tăng sinh collagen không?

Thông thường, trong tinh dịch có chứa 3% lượng kẽm nhưng hàm lượng này có thể khác nhau tùy người. Kẽm là một chất có rất nhiều lợi ích trong việc chăm sóc da như chống viêm và tăng sinh collagen (2).

Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói ở trên việc mặt nạ tinh trùng có công dụng chống lão hoá hay tăng sinh collagen chưa được kiểm chứng khoa học. Do đó, nếu bạn muốn tăng sinh collagen thì nên dùng các mỹ phẩm có chứa kẽm cùng với tiêu thụ các thực phẩm giàu kẽm như sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…

>> Bạn có thể xem thêm: Tinh trùng có vị gì? Mặn, đắng, chua hay tanh?

4. Mặt nạ tinh trùng có giúp làm săn chắc da không?

Mặt nạ tinh trùng có giúp làm săn chắc da không?

Trong tinh dịch có chứa 200 loại protein khác nhau, chiếm trung bình khoảng 5.040mg/100 ml tinh dịch. Protein được biết đến trong các sản phẩm chăm sóc da thường ở dạng peptide là những axit amin giúp da săn chắc và mờ nếp nhăn (3).

Tuy nhiên, lượng axit amin này không thể đạt được hiệu quả kể trên nếu không kết hợp với các thành phần hoá học khác. Vì vậy, dù mặt nạ tinh trùng có chứa hàm lượng protein cao nhưng cũng không thể giúp làn da của bạn săn chắc và xóa mờ nếp nhăn được đâu nhé.

5. Mặt tinh trùng có giúp tẩy tế bào chết không?

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Andrology, tinh dịch chứa 45 miligam urê trên 100 ml (4). Đây là một chất có khả năng cấp nước, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng giúp hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da khác.

Tuy nhiên, các thương hiệu hoá mỹ phẩm thường sử dụng chất urê tổng hợp đã qua tinh chế chứ không phải urê nguyên chất. Do đó, mặt nạ tinh trùng nguyên chất không có tác dụng tẩy da chết như lời đồn bạn nhé.

Bên cạnh tìm hiểu về công dụng của mặt nạ tinh trùng; nếu bạn muốn tẩy da chết môi thì hãy tìm thêm 8 cách tẩy da chết với các nguyên liệu tự nhiên.

Tác hại cho chị em khi đắp tinh trùng tươi lên da

Tác hại cho chị em khi đắp tinh trùng tươi lên da

Sau khi chúng ta tìm hiểu thực hư về những lời đồn về công dụng làm đẹp của mặt nạ tinh trùng, MarryBaby cũng sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về những tác hại khi dùng tinh trùng tươi không rõ nguồn gốc để thoa lên da ở phần dưới đây:

1. Viêm da dị ứng

Nếu bạn có cơ địa quá mẫn cảm với protein huyết tương của tinh dịch người thì có thể bị dị ứng khi đắp mặt nạ tinh trùng; thậm chí trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Với những trường hợp dị ứng nhẹ hơn cũng có thể xảy ra với các dấu hiệu viêm như đỏ da, khô hoặc sưng tấy và có thể cảm ngứa ngáy dữ dội.

2. Bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI )

Tinh dịch có thể truyền bệnh nhiễm trùng cho người khác bằng cách đi qua màng nhầy ở môi, lỗ mũi và mắt. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, chlamydia và lậu có thể lây truyền theo cách này.

Bên cạnh đó, đôi mắt của bạn rất dễ bị tổn thương nên cũng có thể bị mụn rộp ở mắt dẫn đến viêm và thậm chí mất thị lực. Hoặc bạn cũng có thể bị viêm kết mạc do lây chlamydia với các triệu chứng như cảm giác nóng rát, tấy đỏ và tiết dịch ở mắt.

Có nên đắp mặt nạ tinh trùng để làm đẹp không?

Như MarryBaby đã đề cập ở trên, việc đắp mặt nạ tinh trùng chưa có bất kì tài liệu nghiên cứu khoa học nào chứng minh là có công dụng làm đẹp. Bên cạnh đó, nếu bạn đắp tinh trùng tươi lên mặt còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nữa. Do đó, những lời đồn thổi về tác dụng của tinh trùng đối với phụ nữ là vô căn cứ.

Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong về công dụng và tác hại khi bạn đắp mặt nạ tinh trùng tươi lên da. Đây là một phương pháp làm đẹp chưa được kiểm chứng khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn không nên thực hiện cách làm đẹp này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Induction of autophagy by spermidine promotes longevity
https://www.nature.com/articles/ncb1975
Truy cập ngày 29/12/2023

2. Zinc
https://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-Consumer/
Truy cập ngày 29/12/2023

3. The power of peptides
https://www.aocs.org/stay-informed/inform-magazine/featured-articles/the-power-of-peptides-november/december-2015
Truy cập ngày 29/12/2023

4. A Review of the Physical and Chemical Properties of Human Semen and the Formulation of a Semen Simulant
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.2164/jandrol.04104
Truy cập ngày 29/12/2023

5. Spermidine: a physiological autophagy inducer acting as an anti-aging vitamin in humans?
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/15548627.2018.1530929
Truy cập ngày 29/12/2023

6. Seminal Plasma Allergy : A Literature Review
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.14442/jgfm.16.4_265
Truy cập ngày 29/12/2023

7. Spermine
https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/spermine
Truy cập ngày 29/12/2023

x